Câu có ý nghĩa tương đương với theo điều học mà làm là

  • VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐlỂM
  • LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐlỂM

Câu 1. Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?

A. Bài cáo của vua Quang Trung. 

B. Bài tấu của Nguyễn Thiếp.

C. Bài hịch của Nguyễn Thiếp.

D. Bài tấu của Nguyễn Trãi.

Câu 2. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào ?

A. 1789

B. 1790

C. 1791

D. 1792

Câu 3. Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì ?

A. Hải Thượng Lãn Ông

B. Không Lộ Thiền Sư

C. Tam nguyên Yên Đổ

D. La Sơn Phu Tử

Câu 4. Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?

A. Học để làm người có đạo đức.

B. Học để trở thành người có tri thức.

C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.

D. Gồm cả A, B và C.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?

A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.

B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.

C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7. Tác hại lớn nhất của những lối học mà tắc gia phê phán ?

A. Làm cho “ nước mất nhà tan”.

B. Làm cho đạo lí suy vong.

C. Làm cho “nền chính học bị thất truyền”.

D. Làm cho nhân tài bị thui chột.

Câu 8. Nghĩa của từ “thịnh trị” là gì ?

A. Ở trạng thái đang ngày càng được nhiều người biết đến.

B. Ở trạng thái đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

C. Ở trạng thái đang phát đạt, giàu có lên.

D. Ở trạng thái thịnh vượng và yên ổn, vững vàng.

Câu 9. Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương câu “theo điều học mà làm” trong bàn luận về phép học ?

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Ăn vóc học hay.

C. Học đi đôi với hành.

D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Câu 10. Hoàn thành sơ đồ thể hiện lập luận của đoạn trích Bàn về phép học.

Câu 11. Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?

A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.

B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.

C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.

D. Gồm ý A, B, C.

Câu 12. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?

A. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

B. Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

D. Gồm câu A và B.

Câu 13. Nối đoạn văn ở cột A với luận điểm mà đoạn văn ấy thể hiện ở cột B.

A B
  1. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. […] Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.
  2. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. […] Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.
a. Bàn luận về các “phép học”.

b. Mục đích chân chính của việc học.

Câu 14. Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì?

A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.

B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm.

C. Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18.

Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm ; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.

[Hoài Thanh]

Câu 15. Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?

A. Cả một xã hội chạy theo tiền.

B. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí.

C. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông.

D. Khuyên Ưng vì tiền mà lao vào tội ác.

Câu 16. Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

Câu 17. Đoạn văn trên trình bày luận điểm gì ?

A. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vô nhân đạo.

B. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội bất công.

C. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội chạy theo đồng tiền.

D. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vùi dập nhân tài.

Câu 18. Cách hiểu dưới đây về câu chủ đề là đúng hay sai ?

1. Câu chủ đề của đoạn văn là lời nhận xét, đánh giá của tác giả về các hiện tượng được nêu lên ở các luận cứ.

A. Đúng

B. Sai

2. Câu chủ đề của đoạn văn có quan hệ nhân quả với các hiện tượng được nêu lên ở các luận cứ, trong đó, các hiện tượng được nêu ở các luận cứ là nguyên nhân, còn câu chủ đề là kết quả.

A. Đúng

B. Sai

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 19 đến câu 22.

Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Linh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

[Theo Nguyễn Quang Ninh]

Câu 19. Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên ?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia.

C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.

D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

Câu 20. Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào ?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Tổng – phân – hợp

Câu 21. Đoạn văn trên gồm có mấy luận cứ ?

A. 3 luận cứ.

B. 4 luận cứ.

C. 5 luận cứ.

D. 6 luận cứ.

Câu 22. Các luận cứ trong đoạn văn trên có được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để làm sáng rõ luận điểm hay không ?

A. Có

B. Không

Câu 23. Các luận cứ trên được sắp xếp theo một trình tự như thế nào ?

A. Theo trình tự diễn biến trước sau của sự việc.

B. Theo vai trò chính phụ của sự việc.

C. Theo sự phân bố của các địa điểm diễn ra sự việc.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 24. Điền từ thích hợp vào chỗ trống [có đánh số] trong đoạn văn sau:

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã [1] rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở [2], sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ [3] đưa lại, thoang thoảng những [4] ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu lâu, thật là sáng trăng hẳn : Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, [5] nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, [6] trên con đường trắng xoá.

Bức tranh tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, [7] như thuỷ tinh. Một [8] cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

[Thạch Lam, Nắng trong vườn]

[1] A. bừng B. lên C. tắt D. mới
[2] A. chân trời B. mặt đất C. trái đất D. vũ trụ
[3] A. hây hẩy B. rào rào C. hiu hiu D. rì rào
[4] A. mùi vị B. nhạc điệu C. màu sắc D. hương thơm
[5] A. mặt trời B. mặt trăng C. không gian D. bầu trời
[6] A. ngập ngụa B. lênh láng C. tràn ngập D. sinh động
[7] A. rạng rỡ B. lập loè C. lấp lánh D. lóng lánh
[8] A. cành cây B. bông hoa C. chú chim D. bức tranh

Tags: bàn luận về phép họclớp 8trắc nghiệm lớp 8

Video liên quan

Chủ Đề