Câu hỏi trắc nghiệm hóa đại học copy năm 2024

  • 1. hình thức nào để đánh giá kết quả học tập của HS? Chúng khác nhau như thế nào? Trả lời: Đánh giá thành phần 1. Tìm hiều nhu cầu học sinh 2. Khuyến khích tự định hướng và hợp tác 3. Theo dõi tiến bộ 4. Kiểm tra tiếp thu và thúc đẩy siêu nhận thức Đánh giá tổng thể 5. Thể hiện sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng Ngoài ra, còn có thể phân loại theo những đánh giá khác nhau: Căn cứ vào mục tiêu: - Đánh giá chương trình dạy học: hướng vào việc xác định mực độ thành công hay giá trị của chương trình dạy học, những yếu tố khả thi của chương trình. - Đánh giá học viên: hướng đến xác định các yếu tố thuộc người học: + Đánh giá đối chiếu: giúp GV xácđịnh và giải thích việc học tập của học viên này so với học viên khác. + Đánh giá theo tiêu chí: giúp GV xác định việc học tập của học viên so với mục tiêu xác định từ trước. Căn cứ vào nguồn thông tin: - Đánh giá khách quan: dựa trên cơ sở các khách quan, theo những quy tắc nhất định, được lượng hóa thành điểm số hoặc tham số thống kê. - Đánh giá chủ quan: dựa vào ý kiến cảm nhận của người đánh giá. Hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá cuối khóa. Về cơ bản 2 hình thức đánh giá cơ bản trên khác nhau cho lắm. Chúng chỉ khác về quy mô tổ chức. Nếu như đánh giá thành phần là đánh giá về nhu cầu học, khuyến khích định hướng, theo dõi tiến bộ, kiểm tra và đi đến phát triển khả năng nhận thức về kiến thức mới của HS, thì đánh giá tổng thể là đánh giá theo quy mô rộng hơn, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng của HS. 2. Mục đích của việc đánh giá: Trả lời: Đánh Giá Thành phần Đánh giá thành phần có hiệu quả cao nhất khi: • Học sinh được cung cấp một bức tranh rõ ràng về những gì các em cần học • Học sinh nhận được phản hồi liên tục về tiến độ của các em liên quan đến
  • 2. học tập • Học sinh tự đánh giá tiến độ của chính mình • Giáo viên cung cấp hướng dẫn qua những bước cụ thể mà học sinh phải làm để thành công. (Black & William, 1998) Tác động của đánh giá thành phần đối với việc học tập của học sinh hoàn toàn không phải là vấn đề bị cường điệu hóa. Vào năm 1998, Black và William đã xem xét 21 nghiên cứu và gần 580 bài báo hoặc chương mục nói về ảnh hưởng của đánh giá thành phần đối với thành tích học tập của học sinh. Họ thấy rằng “những đổi mới bao gồm việc tăng cường đánh giá thành phần tạo ra những kết quả học tập đáng kể và có chiều sâu” (p.9). Dù phương thức đánh giá này cải thiện việc học của tất cả các học sinh từ bậc mẫu giáo đến đại học (Black và những người khác., 2003) nhưng nghiên cứu cho thấy những người học chậm cần giúp đỡ đặc biệt lại chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất (Black & William, 1998). Trong những lớp học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đánh giá học sinh và học sinh đánh giá nhau, nhưng cơ bản nhất, học sinh vẫn phải tự đánh giá chính bản thân các em. Khi học sinh tự đánh giá quá trình tư duy và sản phẩm mình tạo ra, những gì các em thực hiện vượt xa ý nghĩa của việc chỉ đi tìm lỗi. Đó là, như Wiggins (1990) giải thích, các em đã “nhuần nhuyễn hóa các chuẩn kiến thức mà những sản phẩm và công việc của các em sẽ được đánh giá dựa trên đó”. Khả năng này cho phép các em suy nghĩ về chất lượng công việc và tiến trình làm việc của mình theo những cách cụ thể và cho phép các em điều chỉnh kỹ thuật học của mình sao cho hiệu quả hơn. Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:  Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.  Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
  • 3. viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm:  Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.  Tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên. Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ. Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá. 3. Phác thảo sơ bộ lịch trình đánh giá và dựa vào file KHBD Trả lời: Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh làm việc với dự án và hoàn tất các bài tập Sau khi hoàn tất dự án  Thảo luận  Bản ghi chép  Phiếu tự đánh giá tự định hướng.  Đánh giá ấn phẩm  Thảo luận  Wiki  Bản ghi chép  Phiếu tự đánh giá tự định hướng.  Phiếu đánh giá wiki  Bàn luận và ôn tập. 4. Tạo bảng đánh giá tìm hiểu nhu cầu HS Trả lời: Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? “Sự phát triển phần cứng máy tính độc lập với phát triển phần mềm máy tính” Câu 2: Dựa vào sơ đồ cấu trúc máy tính, hãy cho biết quá trình xử lý thông tin thực hiện theo quy trình nào trong những quy trình dưới đây: A. Nhập dữ liệu  Xuất thông tin  Xuất; Lưu trữ dữ liệu; B. Xuất thông tin  Xử lý dữ liệu  Nhận; Lưu trữ dữ liệu; C. Nhập dữ liệu  Xử lý dữ liệu  Xuất; Lưu trữ dữ liệu; D. Tất cả đều sai Câu 3: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của máy tính điện tử? A. Nhận thông tin B. Xử lý thông tin C. Lưu trữ thông tin vào các bộ nhớ ngoài D. Đưa thông tin ra màn hình, máy in và các thiết bị ngoại vi khác
  • 4. được mọi thông tin Câu 4: Hãy ghép mỗi thiết bị ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải trong bảng dưới đây: THIẾT BỊ CHỨC NĂNG 1. Thiết bị vào a. Thực hiện các phép toán số học và logic 2. Bộ nhớ ngoài b. Để đưa thông tin 3. Bộ nhớ trong c. Điều khiển hoạt động đồng bộ của các bộ phận trong máy tính và các thiết bị ngoại vi liên quan 4. Bộ điều khiển d. Lưu trữ thông tin cần thiết để máy tính hoạt động và dữ liệu trong quá trình xử lý 5. Bộ số học/logic e. Dùng để nhập thông tin vào 6. Thiết bị ra f. Lưu trữ thông tin lâu dài Câu 5: Hãy đánh dấu vào cột tương ứng để phân loại thiết bị trong bảng sau: THIẾT BỊ THIẾT BỊ VÀO TIẾT BỊ RA Chuột   Màn hình   Máy quét   Máy in   Môdem   Máy chiếu   Loa   Câu 6: Hãy ghép tên công cụ hoặc thiết bị với mỗi hình ảnh tương ứng trong hình a. Máy quét – Scanner b. Máy ảnh số c. Đầu đọc video d. Máy quay phim e. Máy chiếu f. Máy tính xách tay – Laptop g. Máy tính để bàn h. Thiết bị nhớ flash i. Thiết bị chụp và gửi ảnh qua VideoEmail
  • 6. kiến sau đúng hay sai? Vì sao? “Một số thiết bị ngoại vi có thể không có dây nối với máy tính, thiết bị chuột có thể không có bi lăn” Câu 8: Em có nhận xét gì về ý kiến nói rằng “Máy tính có thể không có bàn phím nhập dữ liệu”