Cây hồng sâm như thế nào

Thuyết 7 công dụng của sâm là 1 trong các thuyết Đông y được đúc kết từ các công dụng lâm sàng của sâm trong đông y. Trong các sách đông y giải thích rất đơn giản nhưng rõ ràng về công dụng lâm sàng của nhân sâm, vì vậy khi giải thích về công dụng của nhân sâm, nhiều người thường áp dụng thuyết 7 công dụng của sâm. Công dụng thứ 1, 2 và 3 giải thích cho mối liên hệ giữa khí với cơ thể và tâm thần của con người; công dụng thứ 4~6 giải thích cho mối quan hệ của hai bộ phận nội tạng điều hòa chức năng trao đổi chất  là phổi và lá lách. Về công dụng thứ 7, sâm được coi là có thể loại bỏ độc tố của mọi loại bệnh tật, có thể chữa lành vùng bị thương của người bệnh.

II. Quá trình nuôi trồng sâm:

1. Thu hoạch hạt

Thu hoạch hạt giống sâm thường được thực hiện từ năm trồng sâm thứ 4, hạt được thu hoạch vào trung tuần tháng 7, khi quả đã chín đỏ. Trong quá trình sinh trưởng, nếu thu hoạch quả từ 2 lần trở lên sẽ gây thất thoát lớn về số lượng và chất lượng, nên thường chỉ thu hoạch 1 lần. Qủa sau khi thu hoạch được đựng trong túi vải gai hoặc túi lưới vải nilon, rửa sạch bằng nước, sau dẫm bằng châm hoặc chà xát bằng tay để loại bỏ thịt quả. Sau khi loại bỏ thịt quả, rửa sạch hạt và để khô ở nơi râm mát. Hàng ngày cần kiểm tra và phân loại hạt.

2. Ủ hạt

Ủ hạt là quá trình loại bỏ phần thịt hạt để thúc đẩy rễ phát triển, rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt. Quá trình ủ hạt bắt đầu từ khoảng hạ tuần tháng 7 đến đầu tháng 8, ủ trong bình ủ trong khoảng 100 ngày đến thượng tuần tháng 11. Bình ủ nên để ở nơi khô ráo, dế thoát nước cũng như dễ cung cấp nước. Trước khi gieo hạt 2~3 ngày, lấy hạt ra khỏi bình ủ, sàng kỹ và phân riêng cát và hạt, sau đó bảo quản hạt ở nơi khô ráo có bóng râm.

3. Gieo hạt

Hạt được gieo vào khoảng hạ tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11. Từ thời xưa, người ta thường dùng một loại dụng cụ đặc biệt để tạo lỗ trên mặt đất, sau đó người gieo hạt đặt hạt vào lỗ nhưng ngày nay, nhờ có sự phát triển của công nghệ mà người HQ đã gieo hạt bằng máy. Sauk hi gieo hạt, cắt ngắn rơm và đậy lên trên.

4. Chuyển đất trồng

Mùa xuân, chuyển đất trồng vào hạ tuần tháng 3~ thượng tuần tháng 4, mùa đông chuyển đất trồng vào trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11. Khi chuyển đất trồng phải chú ý đến góc độ và độ sâu. Phải trồng sâm nghiêng 1 góc 45 độ thì sâm mới mọc ra hình dáng giống con người. Từ xa xưa, để làm ra sâm có hình dạng giống con người, người Hàn Quốc đã áp dụng cách chuyển đất trồng như vậy.

5. Quá trình phát triển

Từ khi còn là hạt, phát triển thành những nhánh rễ nhỏ, trong quá trình đó đã hình thành phần thân củ sâm, sau đó thân lớn dẫn và bắt đầu tích trữ chất dinh dưỡng. Trong 3 năm đầu, rễ chủ yếu phát triển chiều dài, từ năm sinh trưởng thứ 4 trở đi, phần thân bắt đầu phình to dần, đường kính của rễ cũng to dần. Đến năm sinh trưởng thứ 6, thì sâm bắt đầu có hình dáng của một con người với đầu – thân – chân. Từ năm thứ 7 trở đi, phần thân rễ dần ngừng phát triển, dần mất hình dáng của con người, phần biểu bì bắt đầu hóa gỗ, cùng với đó bên trong củ sâm bắt đầu xuất hiện các khoảng trống + các khoảng trắng xốp nên chất lượng cũng bắt đầu đi xuống.

6. Thu hoạch

Nhân sâm thường được thu hoạch vào tầm tháng 9 đến tháng 10. Đầu tiên, phải thu hoạch khi không có ánh nắng mặt trời, loại bỏ phần thân cây, sau đó sử dụng máy kéo hoặc cuốc thu hoạch để k làm tổn hại đến phần rễ. Sâm tươi sau khi thu hoạch, rũ bỏ hết đất và bảo quản ở nơi có bóng râm

III. Điều kiện môi trường tự nhiên để trồng sâm

Sâm là loại cây ưa khí hậu khô ráo, kị ánh sáng mặt trời trực tiếp, nên nơi thích hợp để trồng sâm là nơi có nhiệt độ trung bình năm từ 0,9~ 13,8 độ C, nhiệt độ trung bình mùa hè là 20~25 độ C, lượng mưa trung bình năm là khoảng 1200 mm. Đất trồng sâm phải có sự phân chia rõ ràng giữa lớp đất mặt và tầng đất sâu. Với những đặc điểm như vậy thì Hàn Quốc chính là nơi có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nhất để sản xuất nhân sâm trên toàn thế giới.

1. Lựa chọn và quản lý đất khu vực trồng sâm

Sâm nên được trồng ở một vùng đất mở, đối mặt với hường Bắc hoặc Đông Bắc mà không có bất kì sự chắn gió nào, hệ thống thoát nước phải tốt, tránh để sâm ngập úng. Đất trồng sâm phải có sự phân chia rõ ràng giữa lớp đất mặt và tầng đất sâu, và phải là đất giàu mùn. Trước khi trồng sâm, đất ở khu vực trồng sâm phải được canh tác và bón các chất hữu cơ trước từ 1 đến 2 năm, mỗi năm xới đất khoảng 15 lần, chủ yếu xới đất vào những ngày nhiều nắng để ngăn ngừa thiệt hại do sâu bệnh nhờ việc khử trùng bằng ánh sáng mặt trời.

2. Thu hoạch hạt và ủ hạt

Vào tháng 7 của năm sinh trưởng thứ 4, quả sâm có màu đỏ đậm, đó là lúc thích hợp nhất để thu hoạch quả sâm. Sauk hi thu hoạch, người ta loại bỏ thịt quả, sau đó ủ hạt rồi gieo. Quá trình ủ hạt như sau: sau khi thu hoạch, loại bỏ hết thịt quả, tầm giữa tháng 7 thì cho hạt sâm vào ủ trong vòng 100 ngày. Theo đó phôi trong hạt phát triển và vỏ hạt sẽ tách ra.

3. Gieo hạt

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 thì tiến hành gieo hạt. Đến tầm tháng 4 năm sau cây bắt đầu nảy mầm, đến tháng 10 cây mọc rễ và bắt đầu có thể chuyển chỗ trồng. Thời xưa người ta sử dụng 1 loại dụng cụ để tạo lỗ trên ruộng, sau đó người trồng sẽ trực tiếp đặt hạt giống vào từng lỗ. Nhưng ngày nay đã có máy gieo hạt.

4. Chuyển đất trồng

Sau khi gieo hạt, đến năm thứ 2 bắt đầu chuyển đất trồng. CHuyển đất trồng vụ xuân diễn ra vào tầm cuối tháng 3 đầu tháng 4, chuyển đất trồng vụ đông diễn ra từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11. Khi chuyển đất trồng, để đảm bảo hình dạng cũng như nâng cao chất lượng sâm, phải trồng sâm nghiêng 1 góc 45 độ. Góc độ và độ sâu là hai yếu tố quan trọng nhất khi chuyển đất trồng sâm. Phải trồng sâm nghiêng góc 45 độ thì sâm mới phát triển đúng hình dáng giống con người.

5. Thu hoạch sâm

Nhân sâm được thu hoạch vào tầm tháng 9 đến tháng 10. Đầu tiên, phải thu hoạch khi không có ánh nắng mặt trời, loại bỏ phần thân cây, sau đó sử dụng máy kéo hoặc cuốc thu hoạch để k làm tổn hại đến phần rễ. Sâm tươi sau khi thu hoạch, rũ bỏ hết đất và bảo quản ở nơi có bóng râm.

IV. Lịch sử của hồng sâm

- Tư liệu về sâm được chế biến: năm 1123, một người Tống đã đến Goryo, và sau khi trở về đã đề cập đến nhân sâm trong cuốn sách của mình như sau “Có thể ăn sâm tươi hoặc nấu chín rồi ăn”. Các nấu chín sâm bằng nước đó được coi là sự khởi đầu của hồng sâm ngày nay.

- Sự xuất hiện của hồng sâm: Kỹ thuật nấu chín sâm rồi chế biến bắt đầu từ thời Joseon và ngày càng phát triển. Sau đó, kỹ thuật này được cải tiến, thêm 1 bước làm bay hơi hơi nước trong sâm đã hấp chín, từ đó hồng sâm ra đời. Từ ‘hồng sâm’ lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn bút kí của vua JongJo , là để phân biệt loại sâm đã được chế biến với sâm bình thường.

- Sự phát triển và độc quyền hồng sâm: Vào cuối thời Joseon, thời đại sản xuất hồng sâm số lượng lớn bắt đầu với sự xuất hiện của nhà máy sản xuất hồng sâm Jung –po-so bên bờ sông Hàn.

V. Lý do khiến sâm Hàn Quốc là loại sâm tốt nhất:

Có một câu thành ngữ 4 chữ có nghĩa là Quýt được trồng nhiều lần sẽ biến thành cam ba lá. Có nghĩa là dù có cùng là một loại quả mà trồng ở nơi có khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau thì chất lượng cũng sẽ thay đổi. Thực tế là có cùng là 1 hạt giống thì ở các môi trường khác nhau cũng sẽ phát triển khác nhau. Ở bán đảo Hàn nơi cũng có nhiều vùng đặc sản, VD như tỏi ở Seosan, cam ở Sangju, dưa hấu ở Gochang,… và tùy vào thổ nhưỡng, nhiệt độ mà chất lượng sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Và tất nhiên với những loại cây nhạy cảm như nhân sâm cũng vậy. Từ xa xưa, nhân sâm của Hàn Quốc đã nổi tiếng về chất lượng tốt. Điều này là do thổ những, khí hậu và cách nuôi trồng sâm. Dù Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều sản xuất sâm nhưng vẫn có sự khác biệt với sâm Hàn Quốc về hình dáng, hàm lượng chất dinh dưỡng.... Có 5 điều làm nên chất lượng hàng đầu của nhâm sân Hàn Quốc. Thứ nhất, bán đảo Hàn nằm ở khu vực vĩ tuyến 33 đến 43 độ Bắc. Đây là vị trí thuận lợi nhất cho sâm phát triển. Mỹ và Trung Quốc cũng đã tìm khu vực khô ráo phù hợp để trồng sâm nhưng hầu hết chỉ có thể trồng ở vĩ tuyến 42 độ Bắc. Điều này có nghĩa là thời gian sinh trưởng thực tế của sâm sẽ ngắn đi dù là trong cùng 1 năm canh tác. Thứ hai, Hàn Quốc là một bán đảo dài và hẹp, và gió biển thổi từ cả hai phía của đất nước. Đó là khí hậu tốt nhất để trồng nhân sâm. Thứ 3 là về thổ nhưỡng. ở Hàn Quốc, đất để trồng sâmđược chọn trước, và được canh tác chuẩn bị trong vòng hơn 1 năm trước khi trồng để tạo ra đất trồng mà sâm có thể phát triển tốt nhất; còn ở các quốc gia khác áp dụng cách nuôi trồng khác nên khó có thể thực hiện được điều này. Thứ 4, các chọn hạt giống và trồng của HQ khác với các nước khác. Khi gieo hạt, người Hàn Quốc tự chọn bằng tay những hạt giống tốt, chỉ trồng các hạt to, chắc khỏe. Thứ 5, sâm Hàn Quốc sau khi trồng được 1 năm sẽ được chuyển đất trồng còn với loại sâm có thời gian sinh trưởng ngắn như ở TQ thì k thể thực hiện việc chuyển đất trồng được. Các loại sâm ngoại quốc không chỉ khác biệt về giống và môi trường nuôi trồng mà còn có sự khác biệt khá lớn về cách mà người trồng trân trọng sâm, vì thế nên sâm của Hàn Quốc luôn cho chất lượng nổi trội nhất.

VI. Khởi nguồn của hồng sâm

Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà sâm được chia làm nhiều loại, vd như bạch sâm, hồng sâm,… Hồng sâm được coi là loại nhân sâm có màu nâu hồng đã được hấp bằng hơi nước, sau đó sấy khô với mục đích để bảo quản lâu. Thông qua quá trình sấy khô, lượng hơi nước trong nhân sâm giảm xuống dưới 14%, quá trình đó thúc đẩy phản ứng nâu hóa, khi sâm chuyển sang màu nâu đậm thì có thể bảo quản lên đến 20 năm. Người Trung Quốc tin rằng hồng sâm để càng lâu thì chất lượng càng tốt, vì thế hồng sâm càu lâu năm thì giá càng đắt. Thực tế thì, hồng sâm để càng lâu thì càng dậy mùi.Trong lịch sử, không rõ người xưa đã chế biến nhân sâm như thế nào nhưng người ta đoán rằng trước thời nhà Đường Trung Quốc, chủ yếu là dùng sâm tươi và bạch sâm – loại sâm được rửa bằng nước rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Năm 1123, có 1 vị khách từ nhà Tống san thăm Goryo và sau khi trở về đã đề cập đến cách chế biến hồng sâm trong cuốn sách của mình. “Sâm tươi có màu trắng và khi cho vào thuốc thì có vị nguyên bản của sâm nhưng khi qua mùa hè để bảo quản được lâu thì nên hấp chín nó lên”. Trong cuốn sách này có nhắc đến việc hấp nhân sâm, loại này có thể khác với hồng sâm ngày nay nhưng có thể cho rằng đó là khởi nguồn cho cách chế tạo hồng sâm ngày nay. Có thể thấy rằng, việc trồng sâm bắt đầu phát triển vào thế kỷ 18, khi đó sâm được nuôi trồng nhiều hơn và phương pháp sản xuất hồng sâm được hoàn thiện. Điều đáng ngạc nhiên là, hồng sâm vốn dĩ là loại sâm được làm ra với mục đích để bảo quản, tuy nhiên nó lại tốt hơn các loại sâm khác. Lượng saponin trong sâm tập trung chủ yếu ở phần biểu bì, ít có ở phần thân. Vì vậy nên hàm lượng saponin ở bạch sâm khá thấp (bạch sâm là loại sâm đã được cạo bỏ một lớp vỏ mỏng). So với bạch sâm, hồng sâm là loại sâm được hấp cả vỏ nên chứa lượng saponin cao và có thể bảo quản lâu sau khi được sấy khô bằng nhiệt.