Cây thuốc trị viêm phổi mãn tính

Cây đu đủ có tên khoa học Carica papaya, thuộc họ đu đủ: Cariacease.

Đặc điểm: Thân cây cao, có nhiều tàu lá, có hoa và kết quả, có hai loại là đu đủ đực và đu đủ cái. Khác biệt cơ bản là khi ra hoa và kết quả đu đủ cái nhiều quả hơn, mỗi hoa một quả. Đu đủ đực mỗi chùm hoa có một quả cuối cùng.

Người dân thường dùng làm thức ăn, hoa quả. Quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng cao. Các bộ phận của cây có tác dụng chữa bệnh tương tự nhau.

Hoa đu đủ cái có tác dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đặc điểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] là một bệnh mạn tính, hay tái diễn, và dễ trở nên nguy hiểm nếu không đáp ứng điều trị hoặc cấp cứu không kịp thời.

          Khác với bệnh hen phế quản chỉ là sự co thắt cơ trơn khí phế quản, bệnh COPD là sự tổn thương khó phục hồi và sự méo mó không theo quy luật của khí và phế quản [chủ yếu ở phế quản].

Bệnh thường hay tái diễn, đặc biệt sau khi lao động nặng hay tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất có khả năng gây kích ứng mạnh.

          Phần lớn bệnh nhân COPD đều có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hút thuốc thụ động [hít phải khói thuốc do người khác hút].

          Triệu chứng thường gặp phải là: Ho, khạc đờm, đờm dính khó khạc, khó thở từ nhẹ đến nặng tùy thuộc giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo hoặc do biến chứng tâm phế mạn.

Các tổn thương ở khí phế quản trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cây đu đủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Điều trị: Theo nguyên lý y học cổ truyền “cấp trị tiêu mạn trị bản”.

Bộ phận của cây đu đủ dùng chữa bệnh: Hoa, lá, tàu lá, quả, lõi cây, rễ.

Trong bệnh COPD thầy thuốc chú trọng vào hoa [lấy loại đu đủ đực], lá và tàu lá, và lõi trong thân cây.

Theo y học cổ truyền hoa đu đủ có tác dụng phong hóa đàm, chỉ khái tiêu viêm, giảm ho tiêu đàm nhầy trong phế quản.

Khi dùng thuốc đông y người bệnh cần kiêng ăn thịt gà.

Bài thuốc chữa COPD có hoa đu dủ:

Bài 1: Thuốc nam hoa đu đủ đực 30g, hạt tía tô 20g, vỏ quả chanh 1 cái, bông mã đề 20g. Đun nước uống trong ngày.

Bài 2: Tô tử giáng khí thang gia giảm.

Tô tử 8g, trần bì 6g, trầm hương 4g, đương quy 8g, tiền hồ 12g, bán hạ chế 6g, hậu phác 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3g, hoa đu đủ 8g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Song song với việc dùng thuốc người bệnh cần có chế độ ăn kiêng các thức ăn sinh đàm, giảm béo ngọt, kiêng thịt gà, tôm.

 Xem thêm: Đu đủ, cây cho nhiều vị thuốc

Lý do để bạn nên ăn đu đủ mỗi ngày


Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc Tây, người bệnh có thể điều trị bằng cách dùng những bài thuốc nam, ăn một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh,…

Viêm phế quản là đường ống kết nối giữa khí quản đến phổi. Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của đường ống thở bị tổn thương, viêm nhiễm.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thường là:

  • Ho thường xuyên;
  • Có đờm màu vàng, xanh lục, trắng,… thậm chí có lẫn máu;
  • Thở khò khè;
  • Khó thở;
  • Tức ngực;
  • Sốt nhẹ;
  • Ớn lạnh;
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi.

Có thể chia viêm phế quản thành hai dạng sau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng nhiễm trùng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng vài tuần, sau đó biến mất. Bệnh có thể dứt điểm nhanh khi được điều trị hoặc không cần điều trị cũng có thể tự khỏi;
  • Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng nhiễm trùng kéo dài vô thời hạn, có thể từ vài tháng đến vài năm. Việc điều trị bệnh sẽ rất khó khăn trong trường hợp viêm phế quản mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản thường là do virus tấn công và đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Cụ thể như sau:

  • Hút thuốc lá: Điều này khiến cho viêm mạc đường hô hấp bị tổn thương tự sinh viêm, gây bệnh. Hoặc virus tấn công vào cơ thể trong thời gian niêm mạc đang bị tổn thương.
  • Thời tiết lạnh, cảm lạnh: Khi thời tiết lạnh, sức đề kháng kém, người bệnh dễ bị cảm. Khi ấy, virus gây bệnh viêm phế quản có thể tấn công cơ thể bạn. Khả năng miễn dịch đang suy giảm khiến cho virus gây bệnh dễ dàng hơn.
  • Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Axit khi trào ngược dạ dày thực quản sẽ kích thích cổ họng sẽ gây ra bệnh viêm phế quản.
  • Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi,… dễ dẫn đến nhiễm trùng phế quản, dễ gây viêm nhiễm.
Khi niêm mạc phế quản bị tổn tương, hình thành viêm nhiễm và mủ, bệnh viêm phế quản cũng bắt đầu hình thành.

Bệnh viêm phế quản cấp tính nếu để tái phát quá nhiều lần có thể sẽ dẫn đến mức độ mãn tính. Khi ấy, bệnh viêm phế quản mãn tính có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh viêm phế quản đã có nhiều phương cách để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bệnh nhân cần khám và chữa bệnh sớm, ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để bệnh không biến chứng thành nguy hiểm.

Bên cạnh dùng những loại thuốc Tây chữa viêm phế quản, người bệnh còn có thể áp dụng những bài thuốc nam để điều trị bệnh. Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc nam hữu hiệu được ông bà ta xưa nay sử dụng và được lưu truyền đến ngày nay.

Chuẩn bị:

  • 10g vỏ rễ dâu;
  • 10g bách bộ;
  • 10g rau má;
  • 10g mạch môn;
  • 6g bán hạ chế;
  • 6g trần bì.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, để cho ráo nước.
  • Bước 2: Sắc các dược liệu trên.
  • Bước 3: Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, uống liên tục 7 ngày.

Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính.

Chuẩn bị:

  • 8g gừng tươi;
  • 12g lá tía tô;
  • 12g kinh giới;
  • 12g lá hẹ;
  • 12g lá xương sông.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước sạch.
  • Bước 2: Sắc các vị thuốc với 500ml nước. Sắc thuốc đến khi còn 200ml thì ngưng.
  • Bước 3: Uống thuốc sau bữa ăn. Mỗi ngày dùng một thang thuốc kể trên. Người lớn chia ra làm hai lần uống, trẻ em uống từ ba đến bốn lần trong ngày.

Chuẩn bị:

  • 20 hoa đu đủ đực;
  • 50g đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hoa đu đủ đực, mang đi phơi khô.
  • Bước 2: Dùng 20g hoa đu đủ đực đã phơi khô, hấp [chưng cách thủy] với đường phèn.
  • Bước 3: Ăn món ăn này khi còn ấm nóng.
Ăn hoa đu đủ đực hấp với đường phèn là một trong những cách giúp cải thiện viêm phế quản.

4 Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị:

  • 12g lá dâu tằm;
  • 10g bạc hà;
  • 8g lá canh;
  • 10g lá hẹ;
  • 12g rau má;
  • 10g hoa cúc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sau đó để cho chúng ráo nước.
  • Bước 2: Nấu các dược liệu trên với 500ml nước, đến khi sắc lại chỉ còn 200ml thì ngưng.
  • Bước 3: Mỗi ngày uống một thang thuốc với các nguyên liệu trên. Nên uống thuốc sau bữa ăn. Người lớn chia ra thành hai lần dùng thuốc. Trẻ em uống thuốc từ ba đến bốn lần sau bữa ăn.

Chuẩn bị:

  • 100 – 200g rau cải xoong;
  • 2 – 3 lát gừng;
  • 50g lá tía tô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nhặt và rửa lá tía tô, cải xoong sạch, sau đó để cho ráo nước.
  • Bước 2: Nấu các nguyên liệu với khoảng 3 bát nước. Nấu đến khi sắc lại còn 1 chén thì ngưng.
  • Bước 3: Chắt nước thuốc ra để uống.

Mỗi ngày dùng một thang thuốc, chia ra làm 3 lần uống. Mỗi lần uống, hãy uống nóng và cách nhau ít nhất là 3 giờ đồng hồ.

Bài thuốc nam từ rau cải xoong có khả năng loại trừ các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược để sắc uống, người bệnh viêm phế quản còn có thể chữa bệnh qua các phương pháp như ăn một số thực phẩm giúp cải thiện bệnh, sử dụng một số loại, nước ép hoa quả và trà giúp đẩy lùi bệnh.

Người bệnh có thể ăn món tôm xào lá hẹ, cháo hành với gừng, canh cải cúc, thịt heo xào với rau cần và giá đậu xanh,…

Về trà thảo dược, người bệnh có thể dùng trà quất, trà mơ, trà la hán quả, trà mật ong với trứng gà, trà phật thủ,… để giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản.

Những bài thuốc trên đã được ông bà ta dùng để trị bệnh viêm phế quản từ xưa. Tuy nhiên, hiệu quả của bác bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc nam chữa viêm phế quản.

Nếu là người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có thể trạng yếu,… cần thận trọng và cân nhắc trước khi dùng các bài thuốc nam chữa viêm phế quản.

Để không bị mắc bệnh viêm phế quản, để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao và ngăn chặn bệnh tái phát, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C,… để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
  • Hạn chế những loại thực phẩm cay nóng.
  • Hạn chế tiêu thụ thuốc lá, cà phê, rượu bia, nước đá lạnh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa lạnh;
  • Mang khẩu trang khi làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa,…
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, chăn màn, loại bỏ bụi bẩn.
  • Chọn nơi ở thông thoáng, không có phấn hoa, ô nhiễm không khí,…
  • Nếu thấy những triệu chứng của bệnh viêm phế quản, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị càng sớm càng tốt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản thay cho bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Video liên quan

Chủ Đề