Cây trâm bao lâu có trái

[AGO] - Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu lâm râm, dọc theo  trục lộ Tri Tôn không khó để bắt gặp hình ảnh những cây trâm đang mùa chín rộ, cho trái căng mọng…

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Là món quà do thiên nhiên ban tặng, cây trâm mọc nhiều ở vùng đất núi. Cây có thân hình cao to và nhiều cành, sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng vài năm thì cho trái. Thông thường mỗi năm cây trâm ra bông vào đầu mùa hè, rồi đậu kết trái thành từng chùm, khi chín trái có màu tím, to gần bằng đầu ngón tay.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Không cần tốn công chăm sóc, vào mùa chín rộ, nhà nào có cây trâm chỉ cần leo lên cây hái từng chùm hoặc căn lưới bên dưới gốc,  rồi dùng cây chọc chọc cho trái rơi xuống.Trái trâm mới vừa hái xuống ăn ngọt lịm pha lẫn vị chua chan chát có mùi thơm dịu. Trái trâm có thể ăn nguyên chất, nhưng nhiều người rất thích trộn trâm với muối ớt giã nhỏ, ăn rất hấp dẫn.

Chị Néang Say, nhà ở Núi Tô cho biết: Mùa trâm cho rộ trái bắt đầu khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Với 4 gốc trâm cổ thụ sau vườn nhà, lúc chín rộ, mỗi ngày chị thu hoạch 30-40 kg trái, bán cho du khách từ 25.000 - 40.000 đồng/kg…

Vào mùa trâm chín, du khách ở xa hay rủ về Bảy Núi mua hái trái mang về. Ngoài ra, cũng có không ít thương lái đến mua trâm giao cho các chợ trái cây để có thêm thu nhập.

Ảnh minh họa, Nguồn: Internet

Buổi trưa hè nhâm nhi trái trâm với muối ớt, nghe câu đồng giao“Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái, con gái có duyên…”, bất giác lòng tôi nhớ quê da diết...

Bài, ảnh: TRỌNG TÍN- ĐỨC TOÀN

Cây trâm tập trung nhiều nhất ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô của H.Tri Tôn [An Giang]. Đa số, trâm mọc hoang dưới chân núi Tô, rải rác trên những cánh đồng, mọc thành hàng ven tỉnh lộ... nên bà con tự quy ước “vườn ai nấy bán” hoặc thuê cây để hái bán.

Cây trâm không ai trồng, cũng không cần chăm sóc nhưng vẫn đều đặn cho trái mỗi năm nên người dân nơi đây gọi là “của trời cho”. Khoảng tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, trâm núi Tô vào mùa trái chín.

Cứ đến mùa trâm, nhiều người dân tập trung hái trái từ sáng đến chiều

ẢNH: DUY TÂN

Để hái trâm, phải chuẩn bị thang tre cao từ 15 - 20 m và hái bằng tay để đảm bảo độ ngon cho trái

ẢNH: DUY TÂN

Khi hái phải thật khéo léo để trâm không bị dập và rơi rớt xuống đất  

ẢNH: DUY TÂN

Về Tri Tôn những ngày này, xuôi theo tỉnh lộ 948, trên đoạn đường dài khoảng 2km sẽ nhìn thấy những cây trâm dày đặc chùm trái chín tím sẫm trên cành. Với người leo cây trâm giỏi, bình quân 1 ngày có thể hái được 20 - 30 kg trái. Ai sở hữu nhiều gốc trâm và được thương lái đến tận nơi thỏa thuận giá mua và đặt cọc trước thì mỗi mùa trâm có thể kiếm được hàng chục triệu đồng.

Năm nay, trâm cho năng suất kém hơn và giá bán cũng thấp hơn những năm trước. Dù vậy, nhiều hộ gia đình vẫn có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn. 

Khi hái đầy sọt sẽ được chuyển xuống để đổ vào rổ

ẢNH: DUY TÂN

Thông thường, khi hái trâm sẽ có 2 người, một người leo hái, một người đứng phía dưới phụ hái và lượm trái

ẢNH: DUY TÂN

Người dân thường dùng nón lá hứng những trái rơi rớt từ trên cây xuống

ẢNH: DUY TÂN

Dọc những tuyến đường thuộc xã Núi Tô có rất nhiều người ngồi bán trái trâm cho du khách

ẢNH: DUY TÂN

Tin liên quan


Cây Trâm, hay Trâm mốc, trâm vối hay vối rừng, danh pháp khoa học hai phần: Syzygium cumini, tên tiếng Anh là Jamblon hay Jamelonier, là cây thường xanh nhiệt đới thuộc chi Trâm [ Syzygium ], họ Đào Kim Nương [ Myrtaceae ], bản địa của Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Indonesia. Cây cũng có mặt ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cây Trâm có tốc độ tăng trưởng nhanh, là cây gỗ nhỡ, có thể cao đến 30 m, đường kính thân cây 50cm và có thể sống hơn 100 năm. Tán lá rậm cho bóng mát và được trồng chủ yếu có giá trị làm cảnh.

Hoa trâmGỗ cứng, không mục. Đây là lý do người ta dùng gỗ cây trâm làm đường ray sắt và cày đặt trong những giếng nước. Đôi khi người ta dùng để chế tạo đồ dùng trong nhà với giá thành rẻ.

Cây Trâm bắt đầu trổ hoa vào tháng 3 đến tháng 4. Những hoa Trâm có mùi thơm và nhỏ, khoảng 5 mm đường kính. Quả phát triển vào tháng 5 hay tháng 6 và hình dáng là hình bầu dục, quả nạc, màu xanh lúc quả non, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi trưởng thành chín mùi. Một biến thể của cây cho ra quả màu trắng.

Quả trâm chín

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc : Thực vật kích thước trung bình nguồn gốc Bangladesh, Ấn Độ, Népal, Pakistan và Nam Dương.

Cây trâm


Cây trâm

Mô tả thực vật :

Cây thân mộc, cao 6 – 20 m. Cành cây màu xám trắng khi khô, hình trụ.Lá, mọc đối, trên nhánh dài, phiến lá nguyên, rộng, hình elip, hẹp ở đầu lá, 6 – 12 x 3,5 – 7 cm, dai cứng láng, màu hơi nhạt khi khô, trục màu nâu đen hơi bóng khi khô, 2 mặt với những tuyến nhỏ, gân phụ nhiều, phát hoa chùm có hoa hình chùy, hoa mọc trên cành không lá đôi khi mọc trên cuối nhánh, có đĩa mật thơm và quyến rũ ong mật, dạng pyriforme giống hình trái lê 4 mm – 8 mm. Đài hoa có thùy 0,3 đến 0,7 mm, cánh hoa 4, màu tím hay trắng sáng, dính nhau, hình bầu dục và hơi tròn khoảng 2,5 mm. Tiểu nhụy 3 – 4 mm. Vòi nhụy dài giống tiểu nhụy.

Quả trâm chínQuả màu đỏ đen, dạng elip giống như cái bình, kích cỡ khoảng 1 – 2 cm, chứa 1 hạt, ống đài còn lại 1- 1,5 mm, không trưởng thành cùng một lúc trên cành.Quả là những quả nạc nhỏ có dạng như trái olive, hình bầu dục tròn thon, xanh lúc ban đầu, chuyển sang màu hồng, và cuối cùng màu tím đen và bóng láng khi trưởng thành chín mùi.Một điều, là quả trâm phải tách rời khỏi cuống quả, nếu không quả sẽ có vị đắng và khó ăn, không tiêu thụ được.Nạc thịt của quả mát, để lại ở lưỡi và miệng một màu tím đen khi ăn, lý do trong quả có chứa nhiều chất anthocyanine, giàu chất vitamine A và vitamine C.Ở giữa quả duy nhất một hạt cứng, hình bầu dục, màu nâu nhạt, hạt có thể dùng để tạo giống, thành phần màu xanh lục.Hoa trổ vào tháng 2-3 hoặc 4 và 5, kết quả tháng 6 và tháng 7.

Cây Trâm mọc ở rừng thứ cấp, trên những vùng cao, vùng đất hoang dưới 100 đến 1200 m.

Ở Trung quốc, Quảng đông, Phúc kiến….. Ấn độ, Nam Dương, Lào, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, ....

Bộ phận sử dụng :

Gỗ dùng chế biến đồ dùng, quả để ăn….

Trâm trong đồng dao:

"Trời mưa lâm râm

Cây trâm có trái

Con gái có duyênĐồng tiền có lỗ…"

Cây Trâm trong y học :

Hạt trâm còn được dùng trong "y học thay thế" khác [ thuật ngữ y học thông thường được mô tả là một phương pháp chăm sóc thay thế còn được gọi là thuốc thay thế, thuốc bổ sung …. ] như y học ayurvédique để kiễm soát :- Bệnh tiểu đường .Y học Yunani hoặc Unani [ thuốc có nguồn gốc của nó trong giả kim thuật thời trung cổ và các phương pháp trị liệu phương Tây của Hy Lạp cổ đại. Yunani có nghĩa là "Hy Lạp" trong nhiều ngôn ngữ phương Đông [tiếng Ả Rập, Hindustani, Ba Tư, Tamil, vv]. Từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp "Ionia," tên của bờ biển Hy Lạp Tiểu Á hoặc y học Trung quốc cho :- Những bệnh của hệ tiêu hóa. Vỏ cây và hạt được sử dụng như là thuốc trị bệnh tiểu đường, dường như có tác dụng giảm nồng độ đường trong một thời gian ngắn.- Lá và vỏ cây được sử dụng để  kiểm soát huyết áp động mạch, và điều trị viêm lợi nướu răng.

Trong y học cổ truyền :

Nước trái cây được sử  dụng để loại bỏ những vấn đề về dạ dày. Người ta loại bỏ các chất chát bằng cách ngâm trong nước muối trước khi nấu.

Trong y học truyển thống ngày nay, được dùng :

+ Trái cây nguyên :- Chất làm giảm co thắt.- Thuốc để tiêu stomachique.- Thuốc tống hơi carminative.- Thuốc trị hoại huyết antiscorbutique.- Thuốc lợi tiểu.+ Trái cây nấu đậm đặc, được ăn làm dịu bệnh tiêu chảy cấp tính.+ Nước ép trái chín hoặc nước nấu sắc trái trâm jambolan có thể dùng chữa trị ở Ấn Độ trong những trường hợp :- Lá lách phù to hypertrophie de la rate.- Bệnh tiêu chảy mãn tính.- Duy trì nước tiểu rétention d’urine.+ Nước trái cây pha loãng với nước dùng :- Nước súc miệng cho bệnh viêm họng.- Nước kem cho bệnh ghẻ chóc da đầu.+ Hạt trâm dưới dạng lỏng hay bột được dùng uống, 2 hay 3 lần / ngày cho những người mắc :- Chứng bệnh tiểu đường diabète- Hay chứng đường trong nước tiểu glycosura.Trong nhiều trường hợp dùng, mức đường trong máu giảm rất nhanh và không có hiệu quả xấu.Lá trâm ngâm trong rượu, được quy định chữa bệnh tiểu đường.Nước ép của lá có hiệu quả trong chữa trị bệnh lỵ dysenterie.Dùng riêng hay phối hợp với những nước ép khác như soài ….Những lá jambolan có thể sử dụng dưới dạng thuốc dán cataplasme lên chỗ đau trên da.Lá, thân, nụ hoa, hoa nở và những vỏ có hoạt tính như chất kháng sinh.+ Nấu sắc vỏ cây được dùng trong cơ thể :- Chống bệnh kiết lỵ.- Chứng khó tiêu.- Chứng bệnh tiêu chảy.- Thuốc thục bơm rửa ruột.Vỏ rễ cây cũng được dùng trong cơ thể như trên.+ Nấu sắc vỏ được dùng trong trường hợp :- Suyễn.- Viêm phế quản.- Dùng để súc miệng gargariser.- Những chứng loét miệng.- Lợi răng xốp.- Viêm miệng.+ Tro của vỏ, pha trộn với nước được chữa trị :- Sự lan rộng trên những bộ phận viêm sưng.- Trộn với dầu đắp vào những chổ mụn nước.

Chủ trị :

- Lá chủ trị kháng khuẩn và được sử dụng để củng cố nướu răng.- Trái cây và hạt hương vị nhọt, chát, chua dùng làm thuốc bổ và tính hàn.Được sử dụng trong trường hợp bệnh tiểu đường, tiêu chảy và nấm ngoài da.+ Vỏ cây là chất :- Giảm sự co thắt, ngọt hơi chua.- Tác dụng lợi tiểu.- Giúp tiêu hóa.- Trục giun sán.+ Ngoài ra lá trâm còn dùng dưới dạng thuốc dán đắp trên những chứng bệnh ngoài da.+ Nước sắc của trái trâm dùng trong trường hợp : Trương nở lá lách.

Hiệu quả xấu và rủi ro :

- Trong phương pháp trị liệu hiện nay, chất tanin không còn được công nhận để điều trị da bị phỏng bởi vì tanin được hấp thụ và có thể nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

- Dùng uống quá nhiều, những sản phẩm thực vật có chứa nhiều chất tanin, cũng có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Tags: Cây trâm,trâm mốc,trâm vối,vối rừng,Syzygium cumini,Jamblon,Jamelonier,chi trâm,Syzygium,họ Đào Kim Nương,Myrtaceae,cây ăn quả,cây lấy gỗ,cây chữa bệnh

Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn

Xem thêm

Cây Vả

Cây Vả hay còn gọi là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng, tên khoa học Ficus auriculata, là một ...

Cây Quách

Cây quách là cây ăn quả, hiện có nhiều ở Trà Vinh, Việt Nam. Quả quách có thể làm nước giải khát và ...

Bình bát [nê,na xiêm]

Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu ...

Cây Lê

Lê là tên gọi chung của một nhóm thực vật, chứa các loài cây ăn quả thuộc chi có danh pháp khoa học ...

Cây trôm

Cây Trôm, danh pháp khoa học hai phần: Sterculia foetida, là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong ...

Cây me keo - me nước

Me keo, còn được gọi là me nước, găng tây hay keo tây; danh pháp khoa học hai phần: Pithecellobium ...

Cây dâu tằm

Dâu tằm, hay dâu, cũng gọi là dâu trắng, có tên khoa học là Morus alba, có nguồn gốc ở khu vực phía ...

Cây mâm xôi

Cây Mâm xôi còn gọi là đùm đũm, đũm hương, đùm đùm, ngấy, mắc hú, phúc bồn tử, tên khoa học là rubus ...

Chùm ruột - tầm ruột

Chùm ruột, còn gọi là tầm ruột, danh pháp khoa học hai phần: Phyllanthus acidus, danh pháp đồng ...

Cây Cóc

Cây Cóc có tên khoa học là Spondias dulcis hoặc Spondias Cythera, tên tiếng Anh là Malay apple hoặc ...

Video liên quan

Chủ Đề