Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Vào mỗi giai đoạn khác nhau cơ thể con người đều có những thay đổi nhất định về tâm – sinh lý đặc biệt là phụ nữ. Hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50 rất được chị em phụ nữ quan tâm, tìm hiểu. Vậy đâu là nguyên nhân và biểu hiện của những vấn đề sức khỏe của phụ nữ tuổi 50? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Phụ nữ tuổi 50 thường bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý

Những thay đổi ở Tâm – sinh lý phụ nữ tuổi trung niên

Nếu như các bé gái 12 -15 tuổi bước vào giai đoạn dậy thì với những tính cách ương bướng, muốn làm người lớn, thích tự lập… Thì phụ nữ trung niên lại bước qua giai đoạn khác, họ có những lo lắng, khủng hoảng riêng về sức khỏe tuổi 50 mà theo các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường gọi đó là “khủng hoảng tuổi trung niên”.

Sự sa sút về sức khỏe phụ nữ tuổi 50 thể hiện khá rõ qua nhiều biểu hiện cụ thể:

Vào thời điểm này nhiều chị em phụ nữ cảm thấy mình có sự xuống sức về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cảm giác buồn chán, lo lắng hay giận dữ một cách bất thường luôn đeo bám họ.

Phụ nữ tuổi 50 đa số đều bước vào giai đoạn mãn kinh. Khi kinh nguyệt không còn chị em dễ dàng mắc phải các bệnh tật về xương khớp hay tim mạch.

Một số chị em phụ nữ không ra ngoài làm việc mà ở nhà nội trợ dễ cảm thấy cô đơn, trống trải hơn với cuộc sống. Những thay đổi về nội tiết tố khi quá trình mãn kinh diễn ra khiến cho các chị em ở độ tuổi này trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Chỉ một sự việc nhỏ cũng dễ dàng khiến họ cảm thấy bị tổn thương, mất giá trị đối với gia đình và con cái.

 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên

Bên cạnh sự tác động của các nội tiết tố, phụ nữ tuổi trung niên chịu nhiều sức ép về công việc, chăm sóc con cái và mối lo lắng “giữ chồng” giữ tình yêu. Ở tuổi 50 nhiều chị em đã về hưu, lúc này họ cảm thấy mình là người không có việc làm, trở nên vô dụng. Con cái đã lớn đều đi học và đi làm nên ít có thời gian quan tâm hỏi han khiến họ càng cho rằng mình vô giá trị.

Cơ thể dễ tích tụ mỡ thừa, các nếp nhăn ngày càng nhiều càng khiến cho họ cảm thấy tự ti và lo lắng cho hạnh phúc gia đình của mình khiến cho tâm trạng luôn bất an, lo sợ.

Việc thay đổi thể chất và tăng cân cũng là một vấn đề cần quan tâm cho sức khỏe tuổi 50. Việc chị em tăng cân không kiểm soát làm tăng nguy cơ về các bệnh xương khớp, gout, tim mạch và tiểu đường… Cơ thể dưới sự tác động của tuổi tác cùng với các nội tiết làm giảm sức bền, kéo theo các triệu chứng kiệt sức. Chính những điều đó khiến cho chị em cảm thấy càng chán nản và tự ti hơn về bản thân của mình.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50

Để chăm sóc tốt cho sức khỏe tuổi 50 phụ nữ cần chú ý đến cả 2 yếu tố là dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chị em sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, hải sản để giúp xương khỏe mạnh. Các loại rau xanh giúp bổ sung chất xơ và vitamin, khoáng chất cho cơ thể vừa tốt cho cân nặng vừa tốt cho làn da và sức khỏe của chị em. Ngoài ra, các thực phẩm chứa chất béo có lợi như cá giúp cải thiện những cơn bốc hỏa và cân bằng hoocmon tốt cho sức khỏe tuổi 50.

Việc uống đủ nước cũng như hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, cà phê sẽ giúp cho chị em có được sức khỏe dẻo dai hơn đồng thời hạn chế tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh thì chị em cũng cần chú ý đến chế độ luyện tập để có sức khỏe tuyệt vời và cân đối hơn. Đi bộ hay bơi lội là những môn thể thao thích hợp để chăm sóc sức khỏe tuổi 50 tốt nhất được các chuyên gia thể hình khuyến khích thực hiện. Việc tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp sẽ giúp chị em cải thiện sức khỏe cũng như tâm trạng một cách đáng kể giúp đẩy lùi các triệu chứng khủng hoảng tuổi trung niên.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Phụ nữ trung niên càng chú trọng bổ sung sữa để phòng ngừa loãng xương

Trên đây là nguyên nhân và một số biểu hiện triệu chứng cho khủng hoảng tuổi trung niên ở chị em. Để cải thiện sức khỏe, phụ nữ tuổi trung niên cần tích cực bổ sung các loại sữa giàu vitamin, khoáng chất và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho người 50 tuổi trở lên như: chất béo thực vật – giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, canxi: vitamin D cân đối giúp tạo hệ xương chắc khỏe…Tin rằng với những chia sẻ trên chị em có thể biết cách để chăm sóc bản thân khỏe mạnh và xinh đẹp hơn. Chúc các chị luôn khỏe đẹp và luôn biết cách chăm sóc sức khỏe tuổi 50.

Bs. Nguyễn Thu Vân

Bác sỹ Chuyên khoa 1 Dinh Dưỡng

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên
TS Nguyễn Thiện Trưởng và BS Đỗ Nam Khánh tư vấn trực tuyến cho phụ nữ trung niên về các giải pháp nâng cao sức khỏe

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 95% người lớn tuổi có vấn đề về sức khỏe và chủ yếu mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (gồm xương khớp, tim mạch và huyết áp, tiền liệt tuyến, rối loạn tiểu tiện…), 22,9% người trung niên có sức khỏe kém, trung bình một người có tuổi mắc 2,69 bệnh. Trong đó, những người có sức khỏe tốt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ: 5,23%.

Thông tin tại một buổi tọa đàm về “Vai trò của phụ nữ trung và cao tuổi trong cuộc sống”, TS Nguyễn Thiện Trưởng - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch thường trực TƯ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: Tuổi ở phụ nữ hiện là 75 tuổi (cao hơn nam giới), nhưng tuổi khỏe mạnh mới dừng ở mức 65-66 tuổi. Như vậy có nghĩa chúng ta còn có khoảng 10 năm sống không khỏe mạnh. Phụ nữ trung tuổi muốn sống khỏe, sống đẹp cần phải biết chăm sóc chính mình.

Bởi vậy, TS Nguyễn Thiện Trưởng khuyên phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên nên chú ý tới vấn đề dinh dưỡng. Theo đó, chị em nên giảm lượng đường bột và tăng cường rau củ quả, bổ sung gia vị tỏi vào thực đơn hàng ngày… Đồng thời, người trung niên cũng nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng, nên ăn cá thay cho ăn thịt; ăn nhiều loại đậu, rau củ vì đây là nguồn đạm thực vật lành tính và tốt hơn cho cơ thể. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi này, chị em nên bổ sung các vi chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và vitamin giúp chắc xương, tăng cường sức đề kháng; bổ sung selen giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư.

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phụ nữ trung tuổi cũng cần tích cực tập thể dục thể thao, chẳng hạn: tập dưỡng sinh, thiền, đi bộ, vận động khác phù hợp sức khỏe… để giải tỏa cả về mặt thể trạng, thậm chí điều trị cả vấn đề tâm lý. Ngoài ra, phụ nữ trung tuổi cũng cần biết yêu thương bản thân, biết cách tự chăm sóc mình.

Đồng tình với quan điểm trên, BS Đỗ Nam Khánh - Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt nhấn mạnh thêm: Phụ nữ trung tuổi nói riêng và người dân nói chung cũng giống như một bác sĩ dinh dưỡng trong gia đình. Bởi phụ nữ chính là người chăm lo sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu người mẹ, người vợ hiểu rõ vấn đề dinh dưỡng của chồng mình, chẳng hạn: Tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… nên ăn những nhóm thực phẩm gì, chắc chắn sức khỏe người chồng sẽ được đảm bảo tốt nhất.

Hiện nay, công nghệ 4.0 phát triển, chị em phụ nữ có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về sức khỏe trên mạng xã hội. Tuy nhiên, BS Đỗ Nam Khánh khuyến cáo: Khi tìm hiểu trên mạng, phụ nữ trung tuổi nên biết chắt lọc thông tin theo những nguồn uy tín, vì đôi khi chúng ta đọc những bài không có hữu ích mà lại phản lại tác dụng. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, vận động cũng là điều phụ nữ trung tuổi cần quan tâm. Đặc biệt với phụ nữ mắc bệnh lý tiểu đường, điều cần quan tâm đầu tiên là vấn đề dinh dưỡng, thứ hai là vận động, thứ ba mới là dùng thuốc.

BS Đỗ Nam Khánh chia sẻ thêm: “Khi trực tiếp xuống gặp, hướng dẫn bài tập dưỡng sinh cho người trung và cao tuổi, tôi thường nghe mọi người biện luận rằng “Cô vận động suốt ngày, lúc nào cũng luôn chân, luôn tay trông cháu rồi quét nhà, nấu cơm… chứ có thiếu vận động đâu”. Tuy nhiên, vận động như vậy chưa đủ. Chúng ta phải hiểu vận động muốn hiệu quả phải có sự tập luyện đều đặn theo một quy trình và thời gian biểu cụ thể, khoa học. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, người trung tuổi nói chung, phụ nữ nói riêng nên dành 30 phút đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để vận động, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, phụ nữ tuổi trung niên cũng nên quan tâm yếu tố về tâm lý. Cách đây không lâu, tôi tư vấn sức khỏe cho một bác về việc làm sao khắc phục tình trạng mất ngủ, vì bác từng tới bệnh viện khám, được kê thuốc về uống nhưng không đỡ. Qua trò chuyện tôi biết rằng bác và chồng vốn không tìm được tiếng nói chung với nhau trong cuộc sống. Hai vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi cọ. Mỗi lần như vậy bác lại mất ngủ cả đêm, còn kéo theo đau đầu, đau dạ dày. Dần dần, chứng mất ngủ nghiêm trọng hơn, nhiều khi ngày bình thường cũng bị. Đây là một điển hình của vấn đề tâm lý. Người trung, cao tuổi thường rất nhạy cảm, dễ xúc động do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Nếu không suy nghĩ tích cực, lạc quan và tìm được cách giải tỏa tâm lý… rất khó để chị em phụ nữ sống vui, sống khỏe - BS Khánh khuyên.

LÝ THANH