Chiều của đường sức từ bên ngoài nam châm được xác định như thế nào

09:33:1710/03/2020

Bài học trước các em đã biết xung quanh nam châm hay xung quanh dòng điện sẽ có từ trường và chúng ta không thể nhìn thấy từ trường bằng mắt thường. Vậy làm sao để hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi?

Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì? làm cách nào để xác định chiều của đường sức từ? qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Từ phổ

- Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.

II. Đường sức từ

- Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường

- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ, cực Bắc của kim này nối với cực nam của kim kia.

- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

- Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

III. Bài tập về từ phổ và đường sức từ

* Câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

° Lời giải câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9:

- Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

* Câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9: Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ [hình 23.3 SGK]:

° Lời giải câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9:

- Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

* Câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9: Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

° Lời giải câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

* Câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.4 SGK [hình dưới] cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ ở khoảng cách giữa 2 từ cực.

° Lời giải câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U gần như song song với nhau.

* Câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9: Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.

° Lời giải câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của thanh nam châm vì đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của thanh nam châm.

* Câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

° Lời giải câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải như hình sau:

Như vậy qua bài viết về Từ phổ, Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ ở trên các em đã có thể hình dung ra được từ trường và nghiên cứu từ tính của nó được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Hy vọng với bài viết về Từ phổ là gì? Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

a] Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?

b] Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?

c] Nếu ngắt công tắc K, thanh nam châm sẽ ra sao? Giải thích?

Lời giải:

a] Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

Theo hình vẽ thì chiều dòng điện đi từ cực dương sang cực âm tức là đi từ P sang Q, theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được đầu Q của thanh nam châm là cực Bắc [N], nên ban đầu khi đóng khóa K thì thanh nam châm bị đẩy chứng tỏ đầu A của thanh nam châm là cực Bắc [N] còn đầu B của thanh nam châm là cực nam [S].

b] Thanh nam châm xoay đi và đầu B [cực Nam] của nó bị hút về phía đầu Q [cực Bắc] của cuộn dây.

c] Ngắt công tắc K: Ống dây không có dòng điện đi qua, khi đó ống dây không còn là một nam châm nữa. Thanh nam châm sẽ xoay trở lại, nằm dọc theo hướng Nam – Bắc như khi chưa có dòng điện. Bởi vì bình thường, thanh nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc

a] Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?

b] Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng của chúng có gì thay đổi?

Lời giải:

a] Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ, tức là hai dòng điện cùng chiều nhau. Theo quy tắc nắm bàn tay phải thì hai mặt đối diện của chúng là hai từ cực khác tên nhau nên hai cuộn dây hút nhau.

b] Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây thì hai dòng điện sẽ ngược chiều nhau. Theo quy tắc nắm bàn tay phải thì hai mặt đối diện của chúng là hai từ cực cùng tên nhau nên hai cuộn dây đẩy nhau.

a] Nếu dòng điện chạy qua cuộn dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị quay sang bên phải hay bên trái?

b] Hai chốt của điện kế này có cần đánh dấu dương, âm hay không?

Lời giải:

a] Dòng điện qua ống dây B có chiều như hình vẽ thì áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta được đường sức từ trong ống dây hướng thẳng đứng lên trên. Cức Bắc của nam châm luôn quay theo chiều đường sức của từ trường ngoài nên bị đẩy lên → Kim chỉ thị quay sang bên phải.

b] Hai chốt của diện kế này không cần đánh dấu âm, dương

b] Xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây ở hình 24.4 SBT.

Lời giải:

a] Cực Bắc của kim nam châm.

Vì trong trường hợp a thì theo quy tắc nắm tay phải ta xác định được đầu B của nam châm điện là cực Nam [S] nên kim nam châm có đầu hướng vào nam châm điện là cực Bắc [N]. [hình 24.4a’]

b] Dòng điện có chiều đi vào ở đầu dây C.

Vì trong trường hợp b thì qua hình vẽ ta xác định được đầu D của nam châm điện là cực Bắc [N] còn đầu C của nam châm điện là cực Nam [S]. Theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được chiều dòng điện đi từ C đến D. [hình 24.4b’]

Lời giải:

Đầu A của nguồn điện là cực dương.

Ta biết được tên các từ cực nên xác định được chiều của đường sức từ và vận dụng quy tắc nắm tay phải là biết ngay chiều của dòng điện từ đó xác định được đầu A là cực dương của nguồn điện.

A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục ống dây

B. Là những đường tròn cách đều nhau và có tâm nằm trên trục ống dây

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Lời giải:

Chọn D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

A. Chiều của dòng điện trong ống dây

B. Chiều của đường sức từ tác dụng lên nam châm thử

C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây

D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây

Lời giải:

Chọn D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt trong lòng ống dây

A. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim nam châm.

B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt

C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm

D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực từ giống như khi đặt trong lòng nam châm

Lời giải:

Chọn C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm

A. Quy tắc bàn tay phải

B. Quy tắc bàn tay trái

C. Quy tắc nắm tay phải

D. Quy tắc ngón tay phải

Lời giải:

Chọn C. Quy tắc nắm tay phải

Video liên quan

Chủ Đề