Cho vay tín dụng đen là gì

Tương tự: Vay nặng lãi,Tín dụng nặng lãi Tín dụng đen còn gọi là tín dụng nặng lãi, đây là loại hình tín dụng phi chính thức, với hoạt động cho vay mượn lẫn nhau giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tổ chức… không thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính được Nhà nước cấp phép. 
Đây là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi cá nhân/tổ chức ngoài vòng kiểm soát pháp luật. Mức lãi vay của hình thức này thường rất lớn, vượt quá quy định của pháp luật Việt Nam quy định [150%].

  • Hoạt động của tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Lãi suất huy động cao, thường trên 50%/năm, thậm chí đến 70%/năm. Lãi suất cho vay rất cao, thường trên 100%/năm, thậm chí lên đến 300%/năm.
  • Điều kiện cho vay đơn giản, không dự án đầu tư, không tài sản thế chấp, không hợp đồng vay vốn, thậm chí chỉ hợp đồng bằng miệng.
  • Việc chọn lựa đối tượng cho vay không căn cứ vào mục đích vay vốn, hiệu quả đầu tư… ít quan tâm về nhân thân của người vay vốn.
  • Thời gian giải ngân vốn nhanh, thậm chí chỉ 30 phút sau khi yêu cầu là người vay vốn nhận được tiền.
  • Thời hạn huy động và cho vay ngắn, phổ biến là hàng tháng, hàng năm. Việc thanh toán nợ thường theo phương thức trả góp nhiều lần, mỗi lần trả gồm cả gốc và lãi.
  • Hạn mức huy động vốn không giới hạn, hạn mức cho cá nhân vay phổ biến là nhỏ lẻ, từ 5 đến 10 triệu đồng/một lần vay, thậm chí chỉ vài ba triệu đồng/một lần vay. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vay hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
  • Việc thu hồi nợ khi người vay tiền chậm trả, hoặc mất khả năng thanh toán có thể bị trấn áp, uy hiếp, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.

Bên cung ứng vốn cho tín dụng đen: Là những cá nhân có tiền nhàn rỗi nhưng không đầu tư vào các lĩnh vực khác mà cho các tổ chức hoặc cá nhân chuyên cung cấp tín dụng đen vay, lấy lãi suất rất cao. Bên cung ứng vốn còn là những cá nhân sử dụng tiền nhàn rỗi của mình trực tiếp cho vay, hoặc vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để cho vay tín dụng đen.

Bên trung gian huy động và cho vay: Là những tổ chức, cá nhân huy động vốn từ những người gửi tiền để cho vay tín dụng đen, hoặc các tổ chức trung gian môi giới giữa bên cung ứng vốn và bên vay vốn để hưởng hoa hồng.

Bên đi vay tín dụng đen: Các doanh nghiệp, hộ gia đình làm ăn chính đáng, hợp pháp nhưng không có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, bên đi vay còn có các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp như: Kinh doanh hàng quốc cấm, buôn lậu, rửa tiền, cá cược, đánh bạc, chơi lô đề…

Phương thức hoạt động phổ biến của tín dụng đen: Để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, hoạt động tín dụng đen thường "núp bóng" dưới các hình thức kinh doanh sau: Công ty tài chính, tiệm cầm đồ, công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê; Các tổ chức tài chính hoạt động biến tướng dưới các hình thức khuyến mãi, đại lý hoa hồng, huy động vốn để đầu tư… với lãi suất cao; Các cá nhân, nhóm cá nhân chơi hụi, họ, phường huy động vốn với lãi suất cao bất thường; Các tổ chức cho vay trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội, ứng dụng di động với lãi suất rất cao, điển hình như tín dụng P2P Lending…

Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Tín dụng đen và vay tín chấp đều là hình thức cho vay nhanh, thủ tục nhanh gọn và đơn giản, đáp ứng nhu cầu dùng ngay của khách hàng. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt rất lớn cả về tính chất lẫn cách thức giải quyết hợp đồng.
Vay tín chấp:

  • Là sản phẩm hỗ trợ bơm tiền ra thị trường, kiểm soát dòng tài chính, điều tiết kinh tế.
  • Chủ thể cho vay: Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính uy tín được cấp phép của nhà nước.
  • Phương thức kí kết hợp đồng: Hợp đồng đi kèm các điều khoản rõ ràng.
  • Lãi suất trong hợp đồng: Dao động từ 20 - 35%/năm.
  • Hình thức xử lý vi phạm cam kết: Theo đúng trong hợp đồng và khuôn khổ pháp luật nhà nước Việt Nam.
Tín dụng đen:
  • Gây ra sự bất thường cho dòng lưu thông tiền tệ, tạo ra các con nợ, gián tiếp gây mất cân bằng xã hội.
  • Chủ thể cho vay: Cá nhân hay một nhóm người không được cấp phép.
  • Phương thức kí kết hợp đồng: Thường thỏa thuận bằng 1 bản hợp đồng, có khi thỏa thuận bằng miệng.
  • Lãi suất trong hợp đồng: Rất cao, khoảng 108 - 360%/năm.
  • Hình thức xử lý vi phạm cam kết: Xử theo luật giang hồ, có riêng đội chuyên đi đòi nợ thuê.

Cách nhận biết tín dụng đen

Hình thức quảng cáo

  • Các quảng cáo cho vay tín chấp tại các hiệu cầm đồ, dán tờ rơi tại các cột điện, ngã tư, trên tường nhà trong ngõ hẻm...hầu hết đều là cho vay tín dụng đen.
  • Còn các công ty tài chính thường sẽ quảng cáo dịch vụ của mình trên mạng, có trang web riêng hoặc liên kết với bên thứ hai uy tín khác như các cửa hàng điện máy, siêu thị để quảng cáo sản phẩm của mình.

Thủ tục vay

  • Thủ tục nộp hồ sơ tại các công ty tài chính thường yêu cầu chứng minh nhân dân photo, photo sổ hộ khẩu hoặc KT3, ảnh 3 x 4 và một số giấy tờ khác tùy loại vay khách hàng đăng ký.
  • Đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM… là đã có thể vay được.

Lãi suất cho vay

  • Điểm khác biệt tiếp theo là lãi suất, lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 - 360%/năm tương đương khoảng 3.000 - 10.000 đồng/1 triệu/ngày.
  • Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 - 35%/năm tức là khoảng 800 - 1.100 đồng/1 triệu/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay để đối phó với quy định pháp luật, nhiều cá nhân/tổ chức tín dụng đen thường thỏa thuận với người vay về việc hợp đồng chỉ ghi lãi suất theo quy định còn lãi thực tế thì khác. Do vậy, người cho vay cần chú ý ở điểm này.

Hợp đồng cho vay

Về hợp đồng, các công ty tài chính thường cung cấp hợp đồng đi kèm theo đó là các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau...

Tốt nhất bạn nên lên mạng tìm kiếm mẫu hợp đồng của các công ty tài chính, xem trong hợp đồng có những điều khoản nào. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra hợp đồng có phải của tín dụng đen hay không bởi trong hợp đồng của tín dụng đen sẽ không quy định nhiều điều khoản như vậy.

Tìm kiếm thông tin trên mạng

Các công ty tài chính thường sẽ có trang web riêng được cấp phép theo quy định pháp luật. Uy tín và thương hiệu của công ty tài chính cho vay tín chấp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử trên các trang mạng internet, kiểm tra thông tin và đánh giá của khách hàng.

Còn với tổ chức cho vay tín dụng đen thường tồn tại một địa điểm nhỏ, trang web cũng không có thông tin cấp phép hoạt động.

Thực trạng hoạt động tín dụng đen ở Việt Nam

Khảo sát thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, trong khi tín dụng chính thức lại chưa thể đáp được nhu cầu vay vốn của các đối tượng, do vậy, hoạt động tín dụng đen vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp.

Số liệu công bố năm 2013 của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, các khoản vay tín dụng đen chiếm khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp, tức là khoảng 50 tỷ USD. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Ngân hàng BIDV năm 2018 ghi nhận: Quy mô tín dụng phi chính thức tại Việt Nam hiện nay tương đương khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế; trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 450-550 nghìn tỷ đồng.

Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra nhận định, có khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng, số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức mới chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp, đây là khoảng trống để tín dụng đen tồn tại và phát triển. Đến nay, tín dụng đen đã bùng phát và hoạt động ngầm hoặc công khai trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Sở dĩ hoạt động tín dụng đen vẫn tồn tại và bùng phát mạnh mẽ trong thời gian gần đây là do những nguyên nhân sau:

Đối với người cho vay: Thông thường vì lãi suất cho các trung gian tín dụng đen vay rất cao [từ 100%/năm đến 300% năm], gấp nhiều lần so với gửi ngân hàng, khoảng 50% đến 70%/năm. Vì “hám lợi”, người cho vay sẵn sàng cung ứng vốn cho các trung gian vay, ít quan tâm đến tư cách pháp nhân của tổ chức, nhân thân của cá nhân vay vốn.

Người đăng: trang Time: 2020-08-01 18:11:23

Hiện nay, dù các hình thức tài chính tín dụng được phổ biến rộng rãi với hình thức đa dạng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân mà tình trạng tín dụng đen vẫn hoạt động gây nên những tác hại nghiêm trọng cho kinh tế, xã hội và an toàn con người.

Tính dụng đen là gì?

Tín dụng đen hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào cả. Đó là sự kết hợp giữa “tín dụng” và “đen” tức là những tín dụng không tốt, với mức cho vay lãi cao gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người vay và nền kinh tế.

Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi không hoạt động theo quy định pháp luật

Khác với “tín dụng trắng” là loại tính dụng theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người cho vay và người đi vay.

Tín dụng đen là loại tính dụng phi chính thức không thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính được công nhận và cấp phép hoạt động. Vì vậy, tín dụng đen không được kiểm soát, không có quy định cụ thể và không bảo vệ được người đi vay vốn.

Đặc điểm của tính dụng đen

Những trường hợp sập bẫy tín dụng đen qua các app hay các ứng dụng cho vay khiến bản thân và gia đình rơi vào cảnh nợ nần đang tồn tại nhan nhản trên khắp nơi. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là tính dụng đen? Và dựa vào đâu để tránh khỏi các loại hình tín dụng đen này.

Tín dụng đen hiện nay không có một hình thức cụ thể nào cũng như không thông qua sự kiểm soát của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật để phân biệt được loại tín dụng đen này.

Tín dụng đen mang những đặc điểm dễ nhận ra
  • Hoạt động tín dụng không được pháp luật thừa nhận, kiểm soát
  • Có lãi suất huy động và lãi suất cho vay cao, thậm chí lên đến 700%/năm.
  • Điều kiện cho vay đơn giản, không tài sản thế chấp, không có hợp đồng vay vốn hoặc hợp đồng đơn giản
  • Chủ cho vay là các cá nhân, tổ chức hoạt động không có sự cấp phép của chính quyền, pháp luật
  • Thời gian giải ngân vốn nhanh chóng
  • Thời gian cho vay ngắn [tính theo một vài tháng, một năm…]
  • Không có hạn mức huy động vốn cụ thể
  • Hình thức thu hồi nợ khi người vay chậm trả tiền có yếu tố uy hiếp, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp

Các tác hại của tín dụng đen

Tình trạng tín dụng đen gây ra rất nhiều hậu quả xấu cùng các hệ lụy không mong muốn cho cá nhân đi vay, gia đình người thân, bạn bè và cả xã hội.

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn ngày càng cao mà các hình thức tín dụng chính thức chưa đáp ứng đầy đủ được thì tín dụng đen đã lợi dụng các lỗ hổng này để hoạt động.

  • Tín dụng đen với lãi suất cao gây nên các khoản nợ xấu, nợ lớn gấp nhiều lần số tiền vay khiến người đi vay không thể hoàn trả đầy đủ. Dẫn đến các tình trạng mất khả năng chi trả, bị đánh đập, uy hiếp, siết nhà siết tài sản thậm chí nguy hại đến tính mạng.
  • Một bộ phận người cho vay sẵn sàng cung ứng tiền cho các cá nhân, tổ chức cho vay tín dụng đen mà không quan tâm đến pháp luật.
  • Các doanh nghiệp vay tín dụng đen dễ dàng dẫn đến lỗ vốn, phá sản vì không đáp ứng nổi lãi suất quá cao của tín dụng đen.
  • Gây nên các bất ổn cho nền kinh tế, an ninh trật tự an toàn xã hội

Giải pháp phòng tránh tín dụng đen

Khi có nhu cầu vay vốn vào các mục đích kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng… thì người đi vay vốn cần chú ý để phòng ngừa tính dụng đen.

Bên cạnh sự vào cuộc của pháp luật, ngân hàng và các tổ chức tài chính hoạt động hợp pháp thì bản thân người đi vay vốn cũng phải tự nâng cao ý thức, cảnh giác của bản thân để bảo vệ chính quyền lợi của mình.

Thực trạng tín dụng đen tại Việt Nam

Theo Ngân hàng thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận với các hình thức cho vay tín dụng của ngân hàng, chỉ 1/3 tổng số doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp. Điều này khiến tín dụng đen tồn tại và phát triển trong xã hội một cách phi pháp.

Tín dụng đen đang là thực trạng xấu đáng báo động tại Việt Nam

Quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế. Tín dụng đen tồn tại trên khắp các tỉnh thành phố của cả nước dưới nhiều hình thức cho vay khác nhau, cùng những chiêu trò mới lạ để đánh lừa người đi vay.

Một số biện pháp phòng tránh vay vốn hình thức tín dụng đen hiệu quả

  • Tránh xa các quảng cáo kêu gọi vay vốn nhanh, ưu đãi tại các biển thông báo, tờ rơi quảng cáo,… tại các điểm chờ xe buýt, chợ, cột điện, tường rào….
  • Tìm hiểu kĩ lưỡng về các thông tin vay vốn được nêu cụ thể, rõ ràng ở các ngân hàng và các tổ chức tài chính có uy tín
  • Nếu có nhu cầu vay vốn các cá nhân hay tổ chức khác, cần tìm hiểu kĩ các thông tin cần thiết từ các nguồn đáng tín cậy như bạn bè, đồng nghiệp, người thân
  • Cảnh giác trước các ứng dụng, các app vay tiền trên điện thoại, các website vay tiền không cần chứng minh tài sản, không có hợp đồng cụ thể

Và cách tốt nhất là hãy xem xét thật kĩ lại nhu cầu vay vốn của bản thân, nếu chưa thật sự cần thiết thì không nên vay vốn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các bẫy tín dụng đen chết người đang tràn lan ngoài xã hội.

Qua những thông tin bài viết đã đề cập, tin chắc rằng các bạn đã có được một cái nhìn cụ thể về tín dụng đen, những tác hại mà tín dụng đen gây ra.

Hi vọng các bạn sẽ áp dụng những giải pháp trên để có thể bảo vệ bản thân mình và gia đình trước bẫy tín dụng đen đang tràn lan hiện nay.

Trong những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy,  nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh, mua nhà, mua xe ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó, dịch

Vay tiêu dùng là một trong những gói sản phẩm vay được nhiều người tham gia nhất. Với vay tiêu dùng VPBank, thủ tục và quy trình đăng ký vay dễ dàng cũng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Hãy cùng

Vay tiêu dùng không cần chứng minh thu nhập là như thế nào? Có những công ty tài chính nào cho vay tiêu dùng trả góp? Quy trình vay như thế nào? Mức lãi suất ra sao? So sánh các

Hình thức vay tín chấp hiện giờ là hình thức cho vay không cần tới thế chấp, phù hợp và đáp ứng tốt yêu cầu của nhiều người tiêu dùng khác nhau. Trong số những công ty tài chính cho

Video liên quan

Chủ Đề