Ví dụ tính sáng tạo trong áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là gì? Đây được xem như là hoạt động thể hiện tính tổ chức và quyền lực của nhà nước. Để có thể hiểu rõ hơn về hình thức áp dụng pháp luật mời bạn đọc tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé!

Áp dụng pháp luật là gì? Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính chất tổ chức quyền lực nhà nước. Đây là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách hay tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền. Việc này sẽ nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Việc áp dụng pháp luật được tiến hành trong những trường hợp như sau:

- Khi xảy ra các tranh chấp giữa các bên tham gia về thực hiện quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Tự họ không thể giải quyết được mà phải nhờ đến cơ quan nhà nước hoặc cơ quan của tổ chức xã hội có thẩm quyền để giải quyết.

- Khi quyền và nghĩa vụ của chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu như thiếu đi sự can thiệp của Nhà nước.

- Khi cần phải áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

- Khi nhà nước thấy cần phải kiểm tra, giám sát các hoạt động của chủ thể quan hệ pháp luật. Để xác định sự tồn tại và không tồn tại của các sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lý như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay và chữ ký của người có thẩm quyền,…

Việc áp dụng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền

Hoạt động áp dụng sẽ chỉ do cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Mỗi chủ thể chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định đúng với quy định của pháp luật đưa ra.

Việc áp dụng pháp luật sẽ thể hiện được ý chí của nhà nước thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước. Nó được thể hiện trong các quy phạm pháp luật và trở thành hiện thực trong thực tế bằng các trường hợp cụ thể.

1.2.2. Hoạt động điều chỉnh các quy phạm pháp luật

Tùy vào những trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể thì việc áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt và cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Ví dụ như: Đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thông sẽ xử lý vi phạm của một người vi phạm pháp luật giao thông. Cụ thể đó là sự cá biệt hóa những quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đối với trường hợp cụ thể của người vi phạm.

Một số đặc điểm của áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là gì có thể hiện tính sáng tạo không? Các quy định pháp luật thường mang tính chất chung và khái quát nên các vụ việc xảy ra vô cùng đa dạng và phức tạp trong thực tế. Vì vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để có thể giải quyết vụ việc một cách hợp lý thì cần phải có sự sáng tạo của người áp dụng.

1.3. Nguyên tắc để áp dụng pháp luật là gì?

Nguyên tắc áp dụng pháp luật là nguyên tắc cơ bản do luật định. Dựa vào các nguyên tắc đó, cơ quan nhà nước, các tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền có thể vận dụng những văn bản pháp luật và tập quán pháp luật thích hợp. Nhằm giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.

- Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản vào thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

- Thứ hai, áp dụng văn bản hiệu lực pháp lý cao hơn.

- Thứ ba, áp dụng quy định văn bản được ban hành sau

- Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý. Hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.

- Thứ năm, áp dụng quy định điều ước quốc tế trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về một vấn đề, trừ Hiến pháp.

Những nguyên tắc dùng để áp dụng pháp luật

Từ đó có thể thấy, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp. Sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc chính xác và ngược lại. Nếu như áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì dẫn đến sai sót. Đồng thời gây ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại như văn bản có nội dung chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.

2. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật khác nhau như thế nào?

2.1. Áp dụng pháp luật

Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì?

- Khái niệm của áp dụng pháp luật: đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền để tổ chức việc các chủ thể thực hiện quy định của pháp luật. Hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ như: Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa Ông C và Bà D.

Phân biệt áp dụng và sử dụng pháp luật

- Chủ thể thực hiện: Cần phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền.

- Trường hợp phát sinh: 

+ Xảy ra những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật nhưng các bên không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh chấp quyền thừa kế, tranh chấp hợp đồng,…

+ Cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với chủ thể có hành vi vi phạm. Ví dụ: xử phạt vi phạm luật an toàn giao thông, người có hành vi làm hàng giả,…

+ Trong một số quan hệ về pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia với mục đích  kiểm tra, giám sát các hoạt động của các bên tham gia về quan hệ đó. Nhà nước xác nhận có tồn tại hoặc không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế như: công chứng hợp đồng mua bán nhà, tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố người đã chết,…

+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ như: đăng ký kết hôn

- Bản chất: có tính bắt buộc đối với các chủ thể bị áp dụng và có liên quan.

- Hình thức thể hiện: là văn bản áp dụng pháp luật.

Một số trường hợp phát sinh khi áp dụng pháp luật

Khái niệm của sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật là gì? 

- Đối với khái niệm: việc sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật. Trong đó chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý với những hành vi pháp luật cho phép.

Ví dụ như: Người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

- Chủ thể thực hiện: tất cả chủ thể được pháp luật cho phép

- Trường hợp phát sinh: quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Bản chất: không mang tính chất bắt buộc, chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện.

- Hình thức thể hiện: thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể.

Sử dụng pháp luật khác với áp dụng pháp luật

Trên đây là nội dung về áp dụng pháp luật là gì. Hy vọng bạn đọc sau khi đọc xong bài viết này có thể nắm được những thông tin quan trọng về việc thực hiện áp dụng pháp luật đối với những quy định của pháp luật.

Áp dụng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật. Cho ví dụ?

1 – Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

2 – Đặc điểm của áp dụng pháp luật

a – Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, bởi vì:

– Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ở nước ta chỉ có Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ ở địa phương khi họ yêu cầu, chỉ có Tòa án nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và định hình phạt cho người phạm tội…

– Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho một cặp nam nữ cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực trong thực tế.

– Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hoạt động xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất của Ủy ban nhân dân vừa là hình thức thực hiện pháp luật của Ủy ban nhân dân, vừa là hình thức Ủy ban nhân dân tổ chức cho người sử dụng đất thực hiện pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do Luật Đất đai quy định.

b – Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

Vì thế, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.

c – Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Bởi vì, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Video liên quan

Chủ Đề