Nhạc sĩ phong nhã quê ở đâu

Nhạc sĩ Phong Nhã – người sáng tác ca khúc “Cùng nhau ta đi lên” – bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã qua đời sáng 28.3 tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4.4.1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là một trong những người đầu tiên có những sáng tác ca khúc mới có giá trị cho trẻ em ca hát. Sáng tác ca khúc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã thuộc các thể loại như: Ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể, ca khúc trữ tình. Cả đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng, được coi là “nhạc sĩ của tuổi thơ” vì đã sáng tác 250 bài hát cho trẻ em từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám.

Đó là những ca khúc viết với giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu đều đặn tạo sự êm ái, thể hiện sắc thái mềm mại, thấm nhuần tình yêu nước, lòng nhớ ơn các anh hùng thiếu nhi dũng cảm và tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi được nhạc sĩ miêu tả lại bằng ngôn ngữ âm nhạc hết sức tài tình. Tiêu biểu là các ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng [1946], Cùng nhau ta đi lên [1950], Bác sống đời đời [1969], Cảm ơn bầu bạn bốn phương [1975], Vì đàn em thân yêu [1976], Thăm trường cũ [1978]…

Nhạc sĩ Phong Nhã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời [năm 1954] đến năm 1978.

MC Bạch Dương, cháu ruột của nhạc sĩ Phong Nhã cho biết, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên gia đình cũng đang bàn bạc tổ chức tang lễ cho nhạc sĩ Phong Nhã nên chưa có thông tin cụ thể.

Theo MAI AN [SGGP]

Nhảy đến nội dung

Phong Nhã - “Nhạc sĩ của tuổi thơ” qua đời ở tuổi 96

Thứ Bảy, 11:15, 28/03/2020

Trên trang cá nhân, MC Bạch Dương thông báo tin bác ruột là nhạc sĩ Phong Nhã đã qua đời vào 4h08' sáng nay [28/3], hưởng thọ 96 tuổi. Do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước nên gia đình vẫn chưa quyết định được việc tổ chức lễ cho nhạc sĩ Phong Nhã như thế nào.

MC Bạch Dương thông báo: "Nhạc sĩ Phong Nhã - anh trai cả của mẹ tôi đã ra đi hồi 4h08' sáng sớm nay. Gia đình còn chưa biết sẽ tổ chức tang lễ cho ông như thế nào?".

Nhạc sĩ Phong Nhã.

Nhạc sĩ Phong Nhã, tên khai sinh của là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4/4/1924, quê Duy Tiên, Hà Nam. Cả cuộc đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng. Ông được coi là một nhạc sĩ của tuổi thơ vì đã sáng tác những bài hát cho phong trào ca hát của trẻ em ngay từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Ông còn được gọi là Vua sáng tác thiếu nhi, Ông già thiếu nhi hóa...

Nhiều bài do ông sáng tác đã để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua. Một số bài đã trở thành những bài ca truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong như: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng", "Cùng nhau ta đi lên" [nay là Đội ca], "Kim Đồng", "Nhanh bước nhanh nhi đồng", "Đi ta đi lên"...

MV "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

Ông là người sáng lập và là Tổng Biên tập đầu tiên của báo “Thiếu niên tiền phong”, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa II và III. Năm 1979, tham dự cuộc họp mặt quốc tế những nhà hoạt động văn học nghệ thuật vì thiếu nhi trên thế giới với chủ đề “Trẻ em ngày mai của hành tinh chúng ta”.

Ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, cùng nhiều huy chương, huy hiệu và giải thưởng khác./.

VOV.VN - Sự ra đi của NSƯT Vũ Mạnh Dũng, Phó trưởng đoàn Hát, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam là sự mất mát lớn đối với ngành nghệ thuật của Việt Nam.

VOV.VN - Sự ra đi của NSƯT Vũ Mạnh Dũng, Phó trưởng đoàn Hát, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam là sự mất mát lớn đối với ngành nghệ thuật của Việt Nam.

VOV.VN - Nhạc sĩ của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Người Mèo ơn Đảng", "Bài ca xây dựng"... Nguyễn Thanh Phúc đã qua đời ở tuổi 88.

VOV.VN - Nhạc sĩ của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Người Mèo ơn Đảng", "Bài ca xây dựng"... Nguyễn Thanh Phúc đã qua đời ở tuổi 88.

VOV.VN - Theo thông tin từ ca sĩ Đức Tiến, danh ca Thái Thanh đã qua đời ngày 17/3 [giờ địa phương] tại Mỹ, hưởng thọ 86 tuổi.

VOV.VN - Theo thông tin từ ca sĩ Đức Tiến, danh ca Thái Thanh đã qua đời ngày 17/3 [giờ địa phương] tại Mỹ, hưởng thọ 86 tuổi.

Trong suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác hơn 250 bài hát dành cho thiếu niên, nhi đồng. Trong đó có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, gắn liền với thiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua như “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Đi ta đi lên”, “Kim Đồng”… Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã từng gọi ông bằng cái tên “Vua của những bài hát thiếu nhi”.

Sáng tác nhiều là thế, nhưng nhạc sĩ Phong Nhã chưa từng theo học một lớp đào tạo âm nhạc chính quy, bài bản nào mà chủ yếu là tự học. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, có bố và bác ruột rất thích chơi đàn tranh, cậu bé Nguyễn Văn Tường [tên thật Phong Nhã] sớm được làm quen với đàn tranh, cây sáo, cây nhị và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ này.

Nhạc sĩ Phong Nhã.

Khi còn đi học, Phong Nhã đã bộc lộ nhiều năng khiếu nghệ thuật và được đảm nhiệm chức “quản ca” của trường. Những năm ấy, Phong Nhã tham gia phong trào Hướng đạo ở Hà Nội và bắt đầu sáng tác những bài “đội ca” đặc trưng cho các đội Hướng đạo. Đó là cuộc tập dượt cho những ca khúc chính thức và nổi tiếng sau này.

Năm 1944, Phong Nhã về quê ở xã Hoàng Đông [Duy Tiên, Hà Nam] tham gia xây dựng phong trào thiếu nhi. Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Phong Nhã là “Nhanh bước nhanh nhi đồng” đã ra đời trong hoàn cảnh này trong nỗi băn khoăn của “anh phụ trách” là làm sao phải có một bài hát với khí thế tươi vui, giục giã thế hệ măng non tiến bước. Sáng tác này được các em nhỏ trong vùng yêu thích với những lời hát tươi sáng: “Nhanh bước nhanh nhi đồng, theo cờ đỏ sao vàng. Cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ sông núi...”.

Bài thứ hai cũng nổi tiếng ngay lập tức là “Kim Đồng”, được sáng tác trong những ngày Phong Nhã mang sáo, cùng cây violon Huy Du hoạt động trong Đội nhạc miền Bắc của Trường Mạc Đĩnh Chi trên Yên Phụ. Sau khi đã viết được một số bài, nhạc sĩ Phong Nhã có may mắn được nhạc sĩ Văn Ký, Vũ Tự Lân… truyền giảng cho một số kiến thức chuyên sâu về âm nhạc.

Đó là nền tảng để Phong Nhã sáng tác ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình – “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”. Thời điểm khi sáng tác ca khúc này, Phong Nhã có nhiệm vụ đưa Đội Thiếu niên Tiền phong Nguyễn Thái Học đi đón và tiễn Bác nhân dịp Bác đến Quảng trường Ba Đình đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của các em nhi đồng khi được gặp Bác, điều đó đã khơi gợi niềm cảm hứng sáng tác cho Phong Nhã. Sau này, nhạc sĩ Phong Nhã cho biết khoảnh khắc gặp Bác tuy ngắn ngủi nhưng là khoảnh khắc quý giá nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Ông từng chia sẻ: “Thấy đàn cháu đứng reo lên Hồ Chí Minh muôn năm, Bác nhoài người ra vẫy tay bằng cả hai tay, thân thiết như người ông thân yêu của đàn cháu. Giây phút ấy tôi cảm động lắm vì Bác là Chủ tịch nước, một Lãnh tụ cách mạng lớn mà đối với các cháu thân mật thương yêu đến như vậy, tôi không thể tưởng tượng được… Từ đó tôi thấy cần phải có một bài hát về Bác”.

Nhạc sĩ Phong Nhã chỉ mất một ngày để hoàn thiện bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”. Tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông khắc sâu vào trong giai điệu và lời ca chân thành, giản dị, tha thiết, với hình ảnh Hồ Chủ tịch bình dị và gần gũi. Giai điệu bài hát như theo mãi tuổi thơ mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong tài liệu cá nhân của nhạc sĩ Phong Nhã đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, có rất nhiều thư của các em thiếu niên Việt Nam ở khắp mọi miền tổ quốc gửi cho nhạc sĩ bày tỏ lòng biết ơn nhạc sĩ đã nói hộ các em những tình cảm sâu sắc dành cho Bác Hồ kính yêu qua bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.

Nhạc sĩ Phong Nhã và các em thiếu nhi.

Ngay đầu năm 1946, bài hát được giải Nhất trong cuộc thi do Ban Khuyến nhạc Hà Nội tổ chức. “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” nằm trong chùm tác phẩm được trao tặng “Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật” của nhạc sĩ Phong Nhã.

Ngoài những tác phẩm kể trên, nhạc sĩ Phong Nhã còn rất nhiều bài hay, đáng nhớ khác như “Lê Văn Tám”, “Anh còn sống mãi”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Em yêu Đội nhi đồng”, “Bác sống đời đời”, “Hành khúc Đội”, “Đi ta đi lên”, “Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh”…

Các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã hết sức gần gũi mà vẫn giàu hình tượng. Giai điệu không phức tạp, cầu kỳ; ca từ trong sáng, vui tươi, lại dễ hiểu, dễ nhớ và dễ hát. Bởi vậy, đa phần những sáng tác của Phong Nhã đều được các em thiếu nhi yêu mến cho đến ngày nay. Trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ măng non sẽ còn mãi vang lên những ca khúc của ông./.

Video liên quan

Chủ Đề