Chương trình phát triển của địa phương là gì năm 2024

Một là, khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn;

Hai là, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trong phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.

Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

Mục tiêu của Chương trình là:

Năm 2020, đạt 2.400 sản phẩm OCOP.

Năm 2030, đạt khoảng 4.800 sản phẩm 0COP.

Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn, bao gồm:

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, mỗi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.

- Phát huy nguồn lực cộng đồng như tri thức quản trị, các giá trị văn hóa truyền thống lối sống của cư dân nông thôn, công nghệ, nguyên liệu địa phương và sự tham gia giám sát của cộng đồng.

Nguyên tắc chung của chương trình phát triển đô thị được quy định tại hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành cụ thể như sau:

1. Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia, khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương. Chương trình phát triển đô thị được lập cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu [5 năm và hàng năm].

2. Căn cứ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh phù hợp với nội dung và khung thời gian quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh phải được phê duyệt không quá 12 tháng kể từ khi quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt.

3. Căn cứ Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập Chương trình phát triển từng đô thị thuộc tỉnh phù hợp với nội dung và khung thời gian của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Chương trình phát triển cho từng đô thị phải được phê duyệt không quá 12 tháng kể từ khi quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Đối với đô thị loại V, Chương trình phát triển đô thị được lồng ghép trong Hồ sơ khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

4. Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị. Chương trình phát triển từng đô thị được phê duyệt là cơ sở lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển đô thị.

5. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối quản lý, tổ chức việc lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Lập đề cương Chương trình phát triển đô thị và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
  1. Chủ trì tổ chức thẩm định Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
  1. Đề xuất việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

6. Cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị gồm Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị và các tổ chức tư vấn có đủ năng lực theo quy định của pháp luật, Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị. Trường hợp phải thuê tư vấn, Sở Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn lập Chương trình phát triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

7. Các Sở, Ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị trong quá trình lập, thẩm định Chương trình phát triển đô thị.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc chung của chương trình phát triển đô thị. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 12/2014/TT-BXD

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm [OCOP] là chương trình gì?[Nguyễn Thanh Hoàng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang]

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm [One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP] là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực [trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...] và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể [hợp tác xã, tổ hợp tác] và kinh tế tư nhân [doanh nghiệp, hộ sản xuất].

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

Phát triển địa phương là gì?

1. 1.1. Phát triển Kinh tế địa phương là gì? Phát triển Kinh tế Địa phương [LED] là một quá trình có sự tham gia mà ở đó người dân địa phương từ mọi ban ngành cùng nhau thúc đẩy hoạt động thương mại của địa phương nhằm hướng đến một nền kinh tế phục hồi nhanh và bền vững.

Chương trình phát triển đô thị là gì?

Chương trình phát triển đô thị là tài liệu cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nền kinh tế địa phương là gì?

Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới [WB, 2002] thì Phát triển kinh tế địa phương là quá trình trong đó các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi Chính phủ cùng nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội là gì?

Trong đó Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển KTXH và tổ chức không gian các hoạt động KTXH hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định.

Chủ Đề