Cú đêm là gì

Thức khuya đã trở thành thói quen của đại bộ phận giới trẻ. Mỗi người một lý do để thức khuya, người vì công việc, người vì bài vở ở trường lớp, người vì vui chơi, giải trí… và dù lý do là gì thì thực trạng này ngày càng đáng báo động. Theo các chuyên gia sức khoẻ, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể bị huỷ hoại nhanh chóng. Nếu là một cú đêm, bạn đã biết 10 tác hại sau của việc thức khuya chưa?

1. Mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì vậy sau một ngày dài học tập, làm việc, giấc ngủ sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông tin. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và dẫn đến não bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh đó nếu thức khuya thường xuyên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

2. Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu ngủ muộn thường xuyên hoặc thức khuya, đến tận sáng trong thời gian dài, não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

3. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

4. Dẫn đến các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn có một lịch trình ngủ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.

6. Gan bị suy kiệt

Theo đồng hồ sinh học, lúc chúng ta ngủ, từ khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là lúc gan thực hiện nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa ra ngoài cơ thể và sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào trong ngày để giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Nhiệm vụ này chỉ phát huy hiệu quả khi cơ thể trong tình trạng ngủ say. Vì vậy nếu thức khuya thường xuyên, gan không thể thải các chất độc và chúng vẫn lưu lại trong máu, lâu ngày sẽ khiến gan tổn thương và dễ mắc các bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan…

7. Gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến căng thẳng đầu óc do thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bên cạnh đó thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục. Vì vậy nếu thức khuya các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

8. Ảnh hưởng đến mắt

Thói quen thức khuya để học tập, làm việc hay giải trí không chỉ khiến mắt mệt mỏi, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mà còn làm mắt quá tải, dẫn đến ảnh hưởng thị lực, mắt mờ và có thể bị mắc tật khúc xạ như cận thị. Bên cạnh đó, việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ còn làm mắt không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt, co giật và tầm nhìn không tập trung. Ngoài ra trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính có thể làm hại đến tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, khiến mắt yếu và mờ đi.

9. Da xuống sắc, dễ bị mụn

Ban đêm là lúc da được tái tạo vì vậy việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết này bị ảnh hưởng. Thức khuya cũng gây ra tình trạng khô da nguyên nhân là do da bị mất cân bằng độ ẩm, lâu dần da sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó khi thức khuya nội tiết tố trong cơ thể phần nào cũng sẽ bị rối loạn và tiết ra nhiều cortisol hơn, khiến da bị nhờn bí, gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

10. Dễ bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cú đêm, người có xu hướng ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do việc thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Nhìn chung hầu như ai cũng biết thức khuya có hại nhưng với lối sống hiện đại như ngày nay, số lượng cú đêm vẫn gia tăng nhanh chóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhằm giảm thiểu tác hại của việc thức khuya hãy sắp xếp công việc, học tập để có thể ngủ sớm hơn, luyện tập thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế sử dụng các thiết bị di động, máy tính…

Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Mỹ đã phát hiện nhiều người thức khuya và dậy muộn không phải vì họ lười biếng, mà do đồng hồ sinh học của những người này được gien lập trình chạy chậm từ 2 đến 2 giờ rưỡi so với phần còn lại của dân số, vì đột biến gien có tên CRY1.

5 thứ phá hỏng giấc ngủ mà nhiều người không để ý

“Người mang đột biến gien này buộc phải trải qua những ngày dài hơn so với chu kỳ ngày và đêm thông thường, có nghĩa là họ luôn bị đẩy vào tình trạng phải bắt kịp thời gian của những con người bình thường trong xã hội, với chu kỳ ăn - ngủ tự nhiên”, theo trưởng nhóm Alina Patke của Đại học The Rockefeller [New York, Mỹ].

Một điều cần phải làm rõ là những người được đề cập trong báo cáo không phải là người “nghiện” smartphone, khiến họ khó ngủ vào ban đêm. “Cú đêm” đích thực là những người mà dù không có smartphone lẫn ánh đèn điện, đều thức khuya và dậy trễ. Ngược lại, đa số phần còn lại của dân số thế giới lại dựa vào chu kỳ mọc và lặn của mặt trời để điều tiết giấc ngủ.

Những người bị liệt vào nhóm “cú đêm” thường được chẩn đoán bị rối loại trễ pha giấc ngủ [DSPD], và các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 10% dân số trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Ngoài sự mệt mỏi triền miên, người mắc chứng DSPD còn phải trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe, do cơ thể của họ luôn nỗ lực bắt nhịp thời khóa biểu của xã hội. Họ liên tục bị trầm cảm, luôn chìm trong tâm trạng lo âu, dễ bị tim mạch và tiểu đường. Đó là chưa đề cập đến cảm giác mỗi buổi sáng lại bị đồng hồ báo thức “tra tấn”.

Bí quyết bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng 40 độ C

“Mọi chuyện diễn ra cứ như thể họ trải qua tình trạng bị jet-lag thường trực. Mỗi buổi sáng, họ chẳng hề sẵn sàng để đón ngày mới”, theo chuyên gia Michael Young của nhóm nghiên cứu. Thông thường, đồng hồ sinh học ở người chạy chu kỳ khoảng 24 giờ, có nghĩa là những hoạt động như tiêu hóa, ngủ nghỉ và khôi phục ở mức độ tế bào của cơ thể đều được phân bổ vừa khít với chu kỳ ngày - đêm của trái đất.

Tuy nhiên, vì một đột biến xuất hiện trên gien CRY1, số cá nhân cần nhiều thời gian hơn người khác để điều chỉnh. Giáo sư Patke và đồng sự lần đầu tiên phát hiện đột biến gien này cách đây cả thập niên, khi một phụ nữ 46 tuổi đến bệnh viện vì rối loạn giấc ngủ.

Dù được đưa vào môi trường lý tưởng, cụ thể là một căn hộ không có cửa sổ, ti vi hoặc internet trong suốt 2 tuần, bệnh nhân vẫn duy trì nhịp sinh học đến 25 giờ. Giấc ngủ của bà bị đứt quãng. Sau khi phân tích gien ở người này, đội ngũ chuyên gia tìm được đột biến trên gien CRY1.

Trong cuộc nghiên cứu tiếp theo, diễn ra sau gần 10 năm, nhóm nhà khoa học kiểm tra tình trạng của mọi người trong gia đình bà này, và phát hiện họ đều mang đột biến giống nhau, theo báo cáo trên chuyên san Cell. Khi tiếp tục thực hiện ở 6 gia đình Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia Mỹ xác định được đột biến gien đẩy lùi đồng hồ cơ thể ít nhất 2 giờ ở những người bị ảnh hưởng, khiến họ chật vật trong nỗ lực bắt nhịp với phần còn lại của dân số.

Tin liên quan

Bạn thích online khuya để chat với bạn bè, lướt web, xem phim… Bạn cũng tham công tiếc việc nên mãi hơn 12 giờ mới ngủ? Dường như bạn cảm thấy mình thoải mái và tập trung hơn hẳn khi màn đêm buông xuống? Vậy làm “cú đêm” có hại gì mà sao ai cũng khuyên ngủ sớm, dậy sớm?

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn duy trì những thói quen sống như chu kỳ thức – ngủ không phù hợp trong thời gian dài, sẽ có rất nhiều vấn đề sức khỏe bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số lý do vì sao “cú đêm” có thể làm hại sức khỏe của bạn.

1. “Cú đêm” làm huyết áp tăng cao hơn

Trong một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Chronobiology International, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người hoạt động về đêm có khả năng tăng huyết áp cao hơn 30% so với những người hoạt động vào buổi sáng, ngay cả sau khi họ đã được kiểm soát về thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

Huyết áp cao có thể gây đột quỵ và dẫn đến tử vong. Hơn nữa, thức khuya cũng là một trong những thói quen gây hại cho não. Vì vậy, nếu bạn là “cú đêm” thì hãy điều chỉnh lại giấc ngủ của mình, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh và đảm bảo sức khỏe.

2. Ít thời gian tập luyện khi làm “cú đêm”

Theo một bản tóm tắt nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Sleep, những người làm “cú đêm” thường ngồi nhiều hơn so với người hoạt động vào sáng sớm. Người hoạt động về khuya cũng cảm thấy họ gặp khó khăn trong việc sắp xếp lịch tập thể dục hay duy trì luyện tập thường xuyên.

Những người tham gia nghiên cứu không phải là những người lười biếng, họ là những người trưởng thành rất năng động với thời gian trung bình thực hiện các hoạt động mạnh là 83 phút/tuần. Tuy nhiên, thường xuyên ngủ dậy trễ hoặc phải thức khuya làm việc khiến cho chuyện tập luyện trở nên khó khăn hơn nhiều.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng mỗi người đều có một khoảng thời gian khác nhau được xem là thời điểm tốt nhất để tập thể dục, tùy thuộc vào sở thích và thời gian biểu của họ. Nhưng dậy sớm và tập luyện buổi sáng là một kế hoạch khá lý tưởng vì chúng có thể cung cấp cho bạn năng lượng hoạt động cho cả ngày dài và sau đó nếu có vấn đề gì xảy ra thì việc bạn luyện tập cũng không bị ảnh hưởng.

3. “Cú đêm” dễ rơi vào tình trạng tăng cân

Ban đêm là khoảng thời gian “nhịn ăn” tự nhiên của cơ thể. Nhưng việc thức khuya và ăn đêm sẽ làm gián đoạn khoảng thời gian này, ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể. Thức quá khuya cũng khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mỗi ngày so với những người dậy sớm.

Theo một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Obesity, có lẽ vì thức khuya, tinh thần và ý chí của bạn sẽ thấp hơn khi mệt mỏi nên bạn có xu hướng thèm ăn thức ăn không lành mạnh vào ban đêm, không chỉ tăng cân mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

4. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng “cú đêm” có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn so với người hoạt động sáng sớm. Điều này có thể liên quan đến việc tăng cân, thường xuyên sinh hoạt không lành mạnh và thiếu ngủ. Các chuyên gia cho rằng một phần nguyên nhân là do thức khuya làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể.

Những bạn nữ thức khuya sẽ có xu hướng tích nhiều mỡ bụng và có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với các bạn nữ cùng tuổi thường hoạt động buổi sáng. Thêm vào đó, những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc thức khuya như huyết áp, nồng độ đường huyết và cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Mà những bệnh nhân tiểu đường nếu thức khuya sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn dù cho đảm bảo được thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

5. “Cú đêm” khiến chu kỳ ngủ bị rối loạn

Những người thường thức khuya nhưng vẫn phải dậy sớm sẽ có xu hướng mệt mỏi, thiếu năng lượng và sẽ ngủ bù vào bất cứ lúc nào có thể. Vào thời điểm cuối tuần khi không phải đi học, đi làm thì họ sẽ lựa chọn dành khoảng thời gian đó cho việc ngủ lấy lại sức nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có đồng hồ sinh học riêng và không thể thích ứng kịp nếu bạn đột nhiên lại ngủ liên tục như vậy.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà việc ngủ bù cũng khiến bạn không còn nhiều thời gian dành cho gia đình và những mối quan hệ khác. Dĩ nhiên, độc thân cũng không có gì xấu nhưng khi nhắc đến lợi ích sức khỏe, những mối quan hệ sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Các cá nhân trong một mối quan hệ lâu dài có thể làm động lực cho nhau, khuyến khích nhau chăm lo sức khỏe và vui vẻ hơn, đem lại giá trị cho sức khỏe vật chất và tinh thần.

6. “Cú đêm” có thể gây tai nạn giao thông

Những người ngủ muộn có xu hướng mệt mỏi hơn và ít cảnh giác vào buổi sáng hơn. Khi bạn thức một đêm dài thì năng lượng của bạn đã tiêu hao đáng kể, trong khi đó, việc lái xe đòi hỏi sự tập trung cao độ và bạn có thể bị chính cơn buồn ngủ của mình làm bản thân mất kiểm soát. Lái xe khi không tỉnh táo sẽ làm giảm độ an toàn và dễ gây tai nạn giao thông.

7. Thành tích học của “cú đêm” dễ sa sút

Khi bạn còn trẻ, bạn thường thức khuya để học bài, đọc sách, chơi game, tám chuyện, hoặc có ti tỉ thứ khác níu giữ bạn thức đêm thay vì đi ngủ sớm. Ở tuổi vị thành niên thường khó đi vào giấc ngủ trước 11 giờ tối và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần đối với thanh thiếu niên.

Những thay đổi về nội tiết tố xung quanh tuổi dậy thì cũng có thể liên quan nhiều đến lịch trình ngủ của trẻ vị thành niên. Trẻ bị thiếu ngủ sẽ dễ mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Vì vậy, nếu bạn có con cái hoặc người thân thức quá khuya, hãy quan tâm và nhắc nhở trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ để những ảnh hưởng của “cú đêm” không nguy hại đến sức khỏe con em bạn.

Thức khuya không chỉ là một thói quen xấu mà còn tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm. Nếu nhận ra mình có những dấu hiệu của “cú đêm”, hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của mình mỗi ngày sớm hơn một chút để “đồng hồ sinh học” của bạn quen dần với việc ngủ sớm nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề