Thời hạn của cmnd là bao lâu

Được tạo vào: 4 tháng sau

Bạn đang sử dụng thẻ Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân. Vậy bạn đã biết thời hạn sử dụng thẻ CCCD và CMND là bao lâu chưa. Trong bài viết này Chiasevaytien.com sẽ cung cấp cho bạn viết về thời gian sử dụng thẻ CMND và CCCD

Phần 1

Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân [ CMND ]

Chứng minh nhân dân [viết tắt: CMND] hay còn được gọi là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp

Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là bao lâu

Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân là bao lâu đúng không nào? :

Theo  quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Như vậy thì thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm , kể từ ngày nhận CMND

Phần 2

Thời hạn sử dụng Căn cước công dân [ CMND ]

Thời hạn sử dụng thẻ Căn cước công dân là bao lâu

Với thẻ CCCD , thì thời hạn sử dụng sẽ in trực tiệp trên thẻ và thời hạn sử dụng được quy định theo quy tắc sau :

  • Với công dân đủ 25 tuổi , đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi phải đổi thẻ CCCD, Nghĩa là khi đến mốc độ tuổi trên thì thẻ CCCD của bạn sẽ hết hạn
  • Trong trường hợp thẻ CCCD của bạn được cấp lại trước quy định độ tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo

Phần 3

Đổi thẻ CMND sang CCCD như thế nào

Hiện nay CMND đang được dần chuyển sang sử dụng thẻ CCCD và bắt đầu từ ngày 01/01/2020, 63 tỉnh thành trên đất nước sẽ đồng loạt thực hiện việc đổi, cấp mới thẻ Căn cước công dân. Và để chuyển đổi CMND sang CCCD rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện các bước sau

Chuyển đổi thẻ CMND sang CCCD như thế nào

Bước 1 : Khai báo vào tờ khai căn cước công dân

Để thực hiện khai báo , công dân cần phải đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện [nếu đã triển khai] , để điền vào tờ khai Căn cước công dân hoặc khai báo trên tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến

Bước 2: Tiến hành thủ tục làm thẻ CCCD

Sau khi hoàn thành khai báo CCCD , cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghĩ cấp thẻ CCCD sẽ đối chiếu thông tin của Công dân trong tờ khai hoặc qua thiết bị đọc mã vạch khi công dân kê khai trực tuyến với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư . Các dữ liệu này đã được với cơ sở dữ liệu CCCD để xác minh chính xác người cần cấp thẻ và các thông tin về người cần cấp thẻ

Nếu, trường hợp CSDL quốc gia về dân cư chưa có thông tin của công dân thì công dân cần xuất trình sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu và tờ khai của công dân không trùng khớp . Công dân phải xuất tình các giấy tờ sau như Giấy khai sinh , CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp về các thông tin cần ghi trong tờ khai CCCD

Nếu công dân đã đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ tiến hành chụp ảnh, lấy vân tay, đặc ddiemr nhận dạng của công dân đến làm thẻ CCCD, để in vào thẻ CCCD

Trong trường hợp lấy vân tay của công dân và ngón tay bị cụt , khèo , dị tật , không lấy được vân tay thì sẽ được ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón tay đó

Bước 3: Gửi giấy hẹn trả thẻ CCCD

Sau khi đã hoàn thành xong bước 2, Cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ gửi giấy hẹn trả thẻ CCCD của người làm . Nếu hồ sơ của công dân chưa đầy đủ thì Cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ hướng dẫn để giúp công dân hoàn thiện hồ sơ

Nơi trả thẻ CCCD là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai CCCD. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ CCCD tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Phần 4

Hướng dẫn Gia hạn sử dụng căn cước công dân [CCCD]

Làm thế nào để gia hạn CCCD là câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc. Dưới đây là các bước giúp bạn dễ dàng gia hạn thời gian sử dụng CCCD nhé

Bước 1:  Khai báo tờ khai căn cước công dân

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện [nếu đã triển khai] hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Cũng giống như đổi CMND sang CCCD , thì đầu tiên bạn cần phải thực hiện khai báo vào tờ khai căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện [nếu đã triển khai] Hoặc thực hiện khai báo trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến

Bước 2: Làm thủ tục Gia hạn CCCD

Tiếp theo cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn và kiểm tra đổi chiếu thông tin về tờ khai của bạn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tiếp đến bạn cần nộp lại thẻ căn cước công dân bạn đang sử dụng

Trong trường hợp thông tin trên tờ khai không trùng khớp với trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bạn cần phải xuất trình được các giấy tờ hợp pháp như : Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh để xác minh những thông tin trên tờ khai 

Nếu những thông tin bạn cung cấp hoàn toàn khớp với trên CSDL quốc gia về dân cư thì các cán bộ quản lý CCCD sẽ hiện lấy vân tay , Nếu ngón tay của bạn bị cụt,khèo , dị tật , không lấy được vân tay thì sẽ ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón tay. Ngoài ra thì bạn cần cung cấp ảnh chân dung hoặc sẽ được các cán bộ quản lý CCCD chụp chân dung cho [Lưu ý sẽ không đảm bảo được tính thẩm mĩ]

Bước 3 : Gửi giấy hẹn trả thẻ CCCD

Sau khi đã hoàn thành thủ tục cấp lại CCCD thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD sẽ cấp giấy hẹn cho bạn. Và bạn có thể đến tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện

Lưu ý: Khi người dân đổi thẻ căn cước thuộc trường hợp đến tuổi phải đổi thì không phải nộp lệ phí.

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến thời hạn sử dụng thẻ CCCD và CMND ,Ngoài ra thì bạn có thể dùng Số CMND của mình để vay tiền Online trong những lúc khó khăn về tại chính

Xem thêm bài viết liên quan

Thứ Tư, 22/07/2020 | 14:58

Hỏi: Chứng minh nhân dân [CMND] của tôi được cấp năm 2005, mới đây tôi đi làm thủ tục chuyển nhượng đất thì bị yêu cầu phải đi làm lại giấy CMND. Xin hỏi, giấy CMND của tôi chưa bị hư hỏng, rách hay sờn cũ, vì sao phải đi làm lại? Thủ tục như thế nào?

H.M.Hải [TP. Bạc Liêu]

Trả lời: CMND, căn cước công dân [CCCD] hết hạn sẽ không có giá trị sử dụng trong mọi giao dịch mới phát sinh. Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I, Thông tư 04 hướng dẫn Nghị định 05 về CMND do Bộ Công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Đối với trường hợp CMND hết thời hạn, công dân tiến hành thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với các tỉnh, thành đã cấp CCCD hoặc thực hiện đổi CMND mới đối với những tỉnh, thành phố chưa cấp CCCD.

Thủ tục như sau:

Bước 1: Công dân làm Đơn đề nghị cấp CMND với lý do CMND hết giá trị sử dụng, xin xác nhận của Công an cấp xã [phường] nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai.

Bước 2: Thực hiện thủ tục tại Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

- Nộp Đơn đề nghị cấp CMND [mẫu CM3], Sổ hộ khẩu;

- Chụp ảnh [như trường hợp cấp mới];

- Kê khai tờ khai cấp CMND theo mẫu CM4;

- Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND.

Nếu có thay đổi thì bổ sung thêm hồ sơ thay đổi, ví dụ thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc thì kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, Giấy khai sinh đăng ký lại, các giấy tờ khác như học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ và đã được điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu để thống nhất với nội dung cần điều chỉnh.

Thân ái!

Luật gia KIM PHƯỢNG

Video liên quan

Chủ Đề