Dàn ý nghị luận học đi đôi với hành

Cunghocvui gửi bạn dàn ý nghị luận học đi đôi với hành lớp 11, trong dàn ý sẽ cho bạn biết thế nào là học đi đôi với hành, giải thích câu học đi đôi với hành để từ đó giúp bạn phát triển chắc các ý.

I. MỞ BÀI

Nêu vấn đề cần nghị luận "học đi đôi với hành"

II. THÂN BÀI

1] Luận điểm 1: giải thích câu học đi đôi với hành

a] Học là gì?

- Học được hiểu là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức khác nhau như từ thầy cô, trường lớp.

- Là tiếp nhận các điều hay, có hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

- Đồng thời học cũng là việc học các nghi lễ, các điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

- Không có kiến thức sẽ không thể tồn tại trong xã hội.

b] Hành là gì?

- Hành chính là những việc làm vận dụng vào thực tế từ những điều học được.

- Hành chính là mục đích của việc học, đáp ứng nhu cầu cuộc sống

- Hành giúp ta nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức học được.

=> Vậy tại sao học đi đôi với hành? Học đi đôi với hành bởi vì khi không có một trong hai sẽ không hiểu được vấn đề, gây ra lãng phí thời gian và đồng thời không có kiến thức nên để phát triển.

2] Luận điểm 2: lợi ích của việc học đi đôi với hành

- Giúp tăng hiệu quả trong học tập

- Nguồn nhân lực được đào tạo hiệu quả

- Việc học sẽ không bị nhàm chán nếu đi với hành

3] Luận điểm 3: phê phán lối học sai lầm

- Học theo xu hướng

- Học chuộng hình thức

- Học theo xu hướng

- Học vì ép buộc

4] Luận điểm 4: liên hệ bản thân

- Phương pháp đúng đắn để trau dồi thêm kiến thức là học đi đôi với hành

- Đưa ra cách học của bản thân và bình luận ngắn gọn

- Đề xuất những ý kiến để cải thiện

5] Luận điểm 5: khẳng định lại ý kiến "học đi đôi với hành"

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận học đi đôi với hành

Xem thêm >>> Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường

Trên đây là dàn ý nghị luận học đi đôi với hành lớp 11 mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn, mong rằng qua 4 luận điểm học đi đôi với hành trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình viết bài văn. Chúc các bạn đạt kết quả tốt học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ

2. Học để làm người

Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế

Ví dụ:

– Học ăn, học nói, học gói, học mở

– Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học

a. Phê phán những lối học lệch lạc

– Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ

– Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học

b. Những phương pháp học đổi mới

– Học phải được phổ biến rộng khắp

– Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó

– Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công

4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

– Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.

– Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành 

=> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.

III. Kết bài

– Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành

– Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.

Dàn ý số 2

I. Mở bài. 

– Trong bài bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử [Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc]. 

II. Thân bài.

* Nội dung phép học. 

– Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. 

– Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế [học để hành]. 

– Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước. 

* Giải thích. 

– Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành? 

– Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời. 

– Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày. 

* Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? 

– Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. 

– Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. 

– Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng. 

– Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội. 

* Bình luận. 

– Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn. 

– Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế. 

III. Kết bài

– Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. 

– Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay. 


Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Từ xa xưa, con người đã ý thức được mối quan hệ giữa học và hành, chẳng thế có câu tục ngữ mà ông bà ta truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác “Học đi đôi với hành”.

– Hồ Chủ tịch cũng đã từng rất nhiều lần đề cập đến quan điểm “học đi đôi với hành” ấy để nhắc nhở các thế hệ trẻ về việc học tập và thực tiễn.

– Vậy giữa học và hành có mối quan hệ mật thiết ra sao?

II. Thân bài:

a. Trước hết cần phân tích khái niệm “học” và “hành”:

– Học là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức của con người. Những kiến thức ấy bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Thầy cô, bạn bè, sách vở, những kinh nghiệm của ông cha truyền lại,… Nhưng đặc điểm chung là chúng đều mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, mang tính kiến tập, tức là nhìn thấy, hiểu rõ, nắm rõ nhưng chưa vận dụng vào thực tế.

– Hành, hiểu rộng và đầy đủ phải là thực hành, hành động. Trong mối quan hệ giữa học và hành thì “hành” biểu trưng cho quá trình đưa lý thuyết vào thực tiễn. Con người vận dụng lý thuyết đã học để thực hành nhằm tạo ra những kết quả mong muốn, những mục đích cần đạt.

– Học bộ môn hóa học thì phải được làm thí nghiệm mới hiểu và quan sát được những phản ứng trong thực tế và lý thuyết có gì giống và khác nhau.

– Học bác sĩ, thì phải chịu khó trực lâm sàng tại bệnh viện thì mới nắm rõ được từng ca bệnh, từng tình huống để xử trí lúc hành nghề sau này. Chẳng có vị bác sĩ nào chỉ đọc lý thuyết suông rồi khám bệnh cả.

=> Kết lại, giữa học và hành là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ mật thiết với nhau, chúng là đôi bạn cùng tiến. Học là hậu phương vững chắc, hành là tiền tuyến xung phong. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

b. Đôi điều về việc học ngày nay:

– Thích học lý thuyết suông, học cho mòn cho nát sách, thuộc làu từng còn chữ, nhưng lại lười thực hành, ngại hành động.

– Học tiếng Anh, từ vựng biết vô số, nhưng không nói được => ngại luyện tập, ngại nói vì sợ sai.

– Đến lớp học thực hành nhưng chỉ ngồi bấm điện thoại, không bắt tay vào làm vì nghĩ nó “dễ”.

– Một số người học không phải để áp dụng vào cuộc sống, học trở thành một bước đệm để thăng quan, tiến chức, vấn nạn học hộ, học thuê tràn lan.

c. Cách học:

Học từ căn bản đến nâng cao, học đến đâu rõ đến đó, không nhảy cóc, không học vẹt.

Học xong thì phải bắt lấy cơ hội để thực hành, cần cù chịu khó, mới có thể biến lý thuyết suông thành cơ hội, thành kết quả tốt đẹp.

d. Suy nghĩ về việc học:

Khi học tuyệt đối đừng nghĩ đến việc học là con đường trải hoa hồng đến với danh lợi. Những suy nghĩ thiển cận thường khiến cách học bị lệch lạc. Mục đích chính của việc học là để phát triển và hoàn thiện bản thân, học chính là phương thức đầu tư có lợi nhất.

Học không phải chỉ để đó, mà học thì phải biết thực hành, biến lý thuyết thành thực tiễn, cũng giống như biến ước mơ thành hiện thực, biến những suy nghĩ thành hành động thực tế. Bản chất của con người bao giờ cũng thích nhìn vào hành động hơn là những lời nói suông.

III. Kết bài:

– Học và hành là hai yếu tố không thể tách rời trong hành trình con người đi tìm tri thức.

– Chúng ta cần phải ghi nhớ rõ mối quan hệ giữa học và hành để đạt được nhiều kết quả tốt trong con đường học tập và cuộc sống sau này.

Video liên quan

Chủ Đề