Đánh giá chất độc sinh học là gì

Chất sinh học độc hại

Chất sinh học độc hại, cũng được gọi là tác nhân sinh học nguy hiểm [biohazards], là những cơ thể sống vốn có thể truyền nhiễm bệnh và mang đến rủi ro tiềm tàng cho sức khỏe của con người hoặc động vật. Năm loại tác nhân sinh học mà có thể gây lây nhiễm bệnh cho con người đó là: vi khuẩn, vi-rút, vi khuẩn thuộc họ rickettsia, nấm và ký sinh vật. Đường truyền của các tác nhân sinh học nguy hiểm có thể là thông qua đường hô hấp, kim tiêm, đường ruột hoặc tiếp xúc cơ thể. Việc một người phơi nhiễm với tác nhân sinh học nguy hiểm có bị mắc bệnh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là số lượng sinh vật, tính độc hại của sinh vật và sức đề kháng của người đó đối với sinh vật gây hại. Tác nhân sinh học nguy hiểm có thể vừa có tính tăng cường vừa có tính bổ sung. Vì lý do này mà khi một người bị mắc nhiều chứng stress, chẳng hạn như stress do tác nhân vật lý hoặc hóa học gây ra, thì có nhiều khả năng sẽ bị nhiễm tác nhân sinh học nguy hiểm và do đó sẽ mắc bệnh.

Phân loại tác nhân sinh học nguy hiểm

Cần phải nhận biết và phân loại tác nhân sinh học nguy hiểm để tìm ra các biện pháp kiểm soát phù hợp giúp ngăn chặn bệnh lây nhiễm. Sở y tế công cộng Mỹ [USPHS] và Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] đã góp phần phát triển các tiêu chuẩn phân loại giúp đánh giá mức độ nguy hại của nhiều tác nhân sinh học nguy hiểm khác nhau. Tiêu chuẩn này là phương tiện giúp miêu tả các điều kiện an toàn tối thiểu. Tiêu chuẩn này định nghĩa rõ bốn nhóm tác nhân sinh học nguy hiểm và nhóm thứ năm là nhóm gồm các tác nhân gây bệnh từ động vật, nhóm này theo luật pháp Mỹ sẽ bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Những tác nhân thuộc Nhóm 1 ít nguy hại hơn những tác nhân thuộc Nhóm 2, và vân vân. Tiêu chuẩn này chỉ quy định về các điều kiện an toàn tối thiểu vốn được xem là cần thiết. Dưới đây là năm nhóm tác nhân:

Nhóm 1   Những tác nhân không gây nguy hại hoặc có mức nguy hại tối thiểu trong điều kiện bình thường có thể được xử lý một cách an toàn mà không cần đến các dụng cụ hoặc thiết bị đặc biệt, chỉ sử dụng các kỹ thuật vốn thường phù hợp với những nguyên liệu không có khả năng gây bệnh. Nhóm 1 bao gồm tất cả các vi khuẩn, nấm, vi-rút, vi khuẩn thuộc họ rickettsia, vi khuẩn thuộc chi Chlamydia và những tác nhân ký sinh vốn không thuộc nhóm cấp cao hơn.

Nhóm 2   Gồm các tác nhân vốn có thể truyền bệnh với mức độ trầm trọng khác nhau thông qua sự cấy ghép ngẫu nhiên, kim tiêm hoặc các phương thức khác xâm nhập qua da nhưng chúng thường có thể được ngăn chận một cách thỏa đáng và an toàn thông qua những kỹ thuật thí nghiệm thông thường.

Nhóm 3   Những tác nhân có mối nguy hại đặc biệt hoặc những tác nhân có nguồn gốc bên ngoài nước Mỹ vốn cần phải có sự cho phép của USDA mới được nhập khẩu trừ phi chúng được ghi rõ là thuộc nhóm cấp cao hơn. Nhóm 3 gồm các tác nhân gây bệnh vốn cần phải có những điều kiện đặc biệt mới ngăn chận được.

Nhóm 4   Những tác nhân cần có các điều kiện nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn bởi vì chúng cực kỳ nguy hiểm đối với con người hoặc có thể gây ra những bệnh dịch trầm trọng. Nhóm 4 cần có những điều kiện đặc biệt để ngăn chặn.

Nhóm 5   Những tác nhân gây bệnh từ động vật có nguồn gốc ở nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi nước Mỹ theo luật định hoặc bị hạn chế nhập cảnh bởi chính sách hành chính của USDA.

Chủ Đề