Đánh giá dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực Nam của Việt Nam có vị trí địa lý rất đặc biệt với ba mặt tiếp giáp biển. Với tổng diện tích gần 50,5 nghìn ha, rừng ngập mặn Cà Mau là một trong những diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, độc đáo. Là một cấu phần quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào năm 2009.

Rừng Cà Mau cung cấp cho cộng đồng dân cư và nền kinh tế của địa phương rất nhiều loại hàng hoá và sản phẩm quý giá như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thuỷ sản, phòng hộ ven biển, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, điều hoà khí hậu. Tuy nhiên, giá trị của rừng ngập mặn Cà Mau chưa được ghi nhận đầy đủ. Trong các báo cáo của địa phương, giá trị rừng ngập mặn Cà Mau chỉ được ghi nhân qua giá trị gỗ, củi, và nguồn lợi thuỷ sản. Chính vì vậy, rừng ngập mặn Cà Mau luôn phải đối mặt với nguy cơ bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, khiến khả năng cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ của rừng ngập mặn bị suy giảm theo.

Trong bối cảnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của vốn tự nhiên và đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau” nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ do hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau cung cấp.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau đã đóng góp rất lớn từ giá trị sử dụng trực tiếp (cung cấp thức ăn, gỗ, củi, du lịch) đến giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ điều tiết, lưu trữ và hấp thụ các-bon, vẻ đẹp cảnh quan) và giá trị bảo tồn.

Tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau mang lại là 1.743,7 tỷ đồng/năm, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp là 1.087,6 tỷ đồng/năm (chiếm 62,4%); giá trị sử dụng gián tiếp là 656,1 tỷ đồng/năm (chiếm 37,6%). Tỷ lệ này sẽ tiếp tục thay đổi khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai trên cả nước với quy định các đơn vị phát thải lớn phải chi trả cho dịch vụ lưu trữ và hấp thụ các-bon của rừng và khi đó giá trị lưu trữ và hấp thụ các-bon của rừng ngập mặn sẽ tính thành giá trị sử dụng trực tiếp.

Dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thủy sản được coi là giá trị quan trọng nhất với 598,4 tỷ đồng/năm, tiếp đến là phòng hộ ven biển (552,1 tỷ đồng/năm), nguồn lợi thuỷ sản (đánh bắt tự nhiên, 335,1 tỷ đồng/năm), giá trị lưu trữ và hấp thụ các-bon (103,9 tỷ đồng/năm), giá trị sinh thái du lịch cảnh quan (thông qua thu hút khách với 90,7 tỷ đồng/năm), giá trị như gỗ củi là 63,5 tỷ đồng/năm).

Đánh giá dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024
Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn góp phần phát triển kinh tế

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Để lượng giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Cà Mau, dữ liệu được thu thập từ tài liệu, báo cáo của các cơ quan, ban ngành địa phương; của cơ quan, đơn vị nghiên cứu và từ phiếu phỏng vấn 251 hộ gia đình tham gia khảo sát.

Ví dụ, theo kết quả phân tích thông tin từ phiếu khảo sát 251 hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn, tổng doanh thu bình quân của các hộ gia đình khoảng 196,6 triệu đồng/năm cho một diện tích ao nuôi trung bình là 4,8 ha. Trong khi đó, tổng chi phí bình quân (bao gồm chi phí con giống, thức ăn phụ trợ, công lao động và các vật tư tiêu hao khác) là 82,8 triệu đồng/năm. Thu nhập ròng bình quân từ hoạt động nuôi tôm sinh thái là 23,58 triệu đồng/ha/năm. Dựa trên thông tin về mức thu nhập ròng bình quân từ hoạt động nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn và diện tích nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020 (25.377 ha), nghiên cứu đã ước lượng giá trị của dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng thủy sản của rừng ngập mặn Cà Mau là 598,4 tỷ đồng/năm.

Theo đánh giá của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, việc nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái giúp người dân và các cơ quan quản lý hiểu được giá trị các loại hình dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là dịch vụ cung cấp, điều tiết và dịch vụ văn hoá để phát triển sinh kế bền vững cho người dân trong vùng. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có thể chủ động lồng ghép các kết quả nghiên cứu vào quá trình xây dựng chính sách tại địa phương như: Lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch phát triển ngành, lập quy hoạch bảo tồn, xây dựng và triển khai cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên cơ sở đó sẽ giúp cho địa phương đạt được các mục tiêu lớn hơn về xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển bền vững.

(TN&MT) – Chiều 17/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam tổ chức Lễ công bố nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An và giới thiệu nghiên cứu cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Sự kiện có sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khối tư nhân.

Đa dạng sinh học ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch.

Theo báo cáo, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật phong phú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm do mất môi trường sống tự nhiên do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, suy thoái môi trường do khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại, hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường cũng là những tác nhân tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn tự nhiên và đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái tại tỉnh Cà Mau và Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.

Trong bối cảnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của vốn tự nhiên và đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã phối hợp với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” nhằm xác định rõ những đóng góp về mặt kinh tế của tài nguyên rừng tại hai địa phương. Thông qua đó, nghiên cứu hướng tới mục tiêu hỗ trợ các nhà hoạch định trong quá trình xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành cũng như có kế hoạch bảo tồn, khai thác bền vững nguồn tài nguyên rừng.

Đánh giá dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại lễ công bố

Phát biểu tại lễ công bố, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: “Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, giá trị của vốn tự nhiên cần được đánh giá và hạch toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch sử dụng đất. Tôi tin tưởng rằng các nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam.”

Đánh giá dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024
Ông Dominic Scriven OBE, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam phát biểu tại lễ công bố

Ông Dominic Scriven OBE, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam cho biết, bảo tồn đa dạng sinh học cần sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và cộng đồng. Công ty Dragon Capital Việt Nam mong muốn đồng hành, hợp tác cùng với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu, đánh giá các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam góp phần thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học.

Tại sự kiện, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ thông tin về tầm quan trọng của vốn tự nhiên – kết quả nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng tại Vườn Quốc gia Pù Mát và tầm quan trọng của rừng ngập mặn – kết quả nghiên cứu lượng giá rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau.

Theo các kết quả nghiên cứu được công bố, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau và Vườn quốc gia Pù Mát đã đóng góp cả giá trị sử dụng trực tiếp (cung cấp thức ăn, gỗ, củi, du lịch…) lẫn giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ điều tiết, lưu trữ và hấp thụ các-bon, vẻ đẹp cảnh quan) cũng như giá trị bảo tồn.

Đánh giá dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn năm 2024
Toàn cảnh buổi lễ

Tổng giá trị kinh tế rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau mang lại là 1.743,7 tỷ đồng/năm, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp là 1.087 tỷ đồng; giá trị sử dụng gián tiếp là 656,1 tỷ đồng/năm. Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản được đánh giá chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt mức 34,3% tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái đã được lượng giá.

Tại Nghệ An, tổng giá trị kinh tế Vườn quốc gia Pù Mát mang lại là 12.813,36 tỷ đồng/năm (chưa bao gồm giá trị bảo tồn). Khu vực có tổng giá trị cao nhất tập trung chủ yếu ở vùng lõi của vườn quốc gia, với mức giá trị 75-85 triệu đồng/ha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tổng giá trị nhóm dịch vụ cung cấp, dịch vụ văn hóa của Vườn quốc gia đạt mức 90,67 tỷ đồng/năm. Tổng giá trị nhóm dịch vụ điều tiết đạt mức 12.722,7 tỷ đồng.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia đã giới thiệu và bàn thảo về “Cơ chế tài chính tư nhân cho bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái”, qua đó rà soát các nguồn tài nguyên chính có thể huy động cho bảo tồn đa dạng sinh học và tiềm năng áp dụng cơ chế tín chỉ đa dạng sinh học tại Việt Nam.