Đánh giá môi trường tại hải phòng năm 2024

(MPI) – Để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trước khi trình Hội đồng thẩm định thông qua, chiều ngày 30/6/2023 đã diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham dự của đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia phản biện.

Đánh giá môi trường tại hải phòng năm 2024

Toàn cảnh hội thảo

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1412/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó phạm vi quy hoạch của phần lãnh thổ đất liền: Toàn bộ diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.561,76 km2. Ranh giới tọa độ địa lý từ 20o30’39” đến 21o01’15” vĩ độ Bắc và từ 106o23’39” đến 107o08’39” kinh độ Đông. Huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có tọa độ từ 20o07’35” đến 20o08’36” Vĩ độ Bắc và từ 107o42’20” đến 107o44’15” Kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính của thành phố Hải Phòng gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận, 8 huyện; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường được trình bày tại Hội thảo đưa ra các nội dung có khả năng tác động đến môi trường như công nghiệp: phát triển khu công nghiệp ven biển, khu kinh tế ven biển, mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Nông nghiệp: Giảm tỷ trọng, diện tích; hoạt động làng nghề; Xây dựng: phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa; Giao thông: Mở rộng hệ thống giao thông, mở rộng cảng hàng không, cảng biển…; Phát triển du lịch và dịch vụ; Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; khai thác vật liệu xây dựng…

Về đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch, Báo cáo đã lựa chọn 7 ngành có tác động lớn tới môi trường và tính toán, nhận định, dự báo các tác động đối với 5 vấn đề môi trường, gồm các ngành: công nghiệp; Nông lâm, thủy sản; xây dựng; dịch vụ; Giao thông; Y tế; Quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.

Tham gia ý kiến tại Hội thảo, đại biểu cho rằng, nội dung báo cáo cơ bản bám sát quy định của pháp luật về môi trường theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; thể hiện rõ mục tiêu, quan điểm về môi trường. Quy hoạch phát triển các ngành hài hòa giữa mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường, các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tác động của các phương án phát triển.

Đồng thời nghị cần nghiên cứu, bổ sung làm rõ thêm một số nội dung, đảm bảo tính đầy đủ, logics; tập trung đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trong quá khứ và hiện trạng môi trường như hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học; chất thải rắn, chất thải nguy hại, các công trình thu gom và xử lý chất thải; quản lý, bảo vệ môi trường; các nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn; tác động của biến đổi khí hậu; đánh giá mức độ phù hợp của các quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và phương án bảo vệ môi trường của quy hoạch; phương án quy hoạch phát triển một số lĩnh vực, ngành trọng điểm đối với các thành phần môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu;…

Về thành phần môi trường chính cần rà soát bổ sung và làm rõ hơn; bổ sung đánh giá hiện trạng thu gom rác thải; xử lý chất thải rắn; đánh giá về sạt lở bờ sông; di sản thiên nhiên; rà soát bổ sung theo quy hoạch tổng thể quốc gia; đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của quy hoạch, chỉ tiêu về phát triển kinh tế tuần hoàn.

Kết quả hiện trạng các vấn đề về môi trường chính về cơ bản phù hợp nhưng với địa phương có bờ biển dài và 5 cửa sông lớn nên tác động với biến đổi khí hậu rất lớn, do vậy cần xem xét, đánh giá kỹ; cần đánh giá kỹ hơn môi trường chính trong thời kỳ thực hiện quy hoạch; đánh giá với các hoạt động công nghiệp; việc chuyển đổi sử dụng đất trong thực hiện quy hoạch; đánh giá về phát triển kinh tế biển; đánh giá dự báo kịch bản tác động, kiểm soát được mức độ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học…

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cảm ơn ý kiến góp ý quý báu, tâm huyết của các chuyên gia; khẳng định, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện báo cáo ĐMC cũng như hoàn thiện hồ sơ quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm trình Hội đồng thẩm định xem xét, thông qua.

Quy hoạch nhằm đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng thời kỳ 2011-2020, dự báo và đề xuất các phương án phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định được các quan điểm, mục tiêu, khâu đột phá phát triển và phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đảm bảo phát triển bền vững dài hạn trên cả 3 trụ cột là kinh tế – xã hội – môi trường.

Đây cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch thành phố nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Lam, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao các ý kiến phát biểu và đề nghị, trên cơ sở các ý kiến góp ý, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo ĐMC cũng như hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong đó cần tập trung giải trình làm rõ các nội dung như sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược; Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch; Tác động của biến đổi khí hậu; Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch./.