Đánh giá pm của dự án năm 2024

Tìm hiểu về PM là nghề gì, làm gì, những phương pháp quản lý dự án mà một PM cần biết trong bài viết hướng nghiệp chi tiết của X-Profile.

PM là nghề gì? PM làm gì? Có những phương pháp quản lý dự án nào một PM cần biết? Đây là những câu hỏi phổ biến của những người mới bắt đầu tìm hiểu về công việc này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn về vai trò, trách nhiệm của người quản lý dự án, giải thích cơ bản về các phương pháp quản lý dự án để bạn có thể hình dung rõ hơn về vị trí công việc này nhé.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
PM là nghề gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm của PM. | Ảnh: Unsplash

PM – Project Manager – là một chuyên gia tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện các dự án có giới hạn về ngân sách và thời gian. PM lãnh đạo toàn bộ nhóm, xác định mục tiêu dự án, làm việc nhóm với các bên liên quan và theo dõi dự án cho đến khi kết thúc.

Trong thế giới IT, các nhà quản lý dự án phải sở hữu sự kết hợp toàn diện giữa kiến thức chuyên sâu về công nghệ, tư duy nhanh nhạy và khả năng làm việc với con người để đảm bảo các dự án diễn ra suôn sẻ.

Vai trò của người quản lý dự án đang được yêu cầu trong mọi ngành công nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung trả lời câu hỏi PM là nghề gì và PM làm gì trong lĩnh vực công nghệ. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu chi tiết.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Vậy PM làm gì? Nhiệm vụ của họ bao gồm những gì? | Ảnh: Unsplash

PM làm gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm chính của Project Manager

Với câu hỏi PM làm gì, họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, phân bổ nguồn lực, lập ngân sách và thực hiện một chuỗi những hoạt động để dự án công nghệ thành công. Các hoạt động như vậy bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Xác định phạm vi của dự án
  • Lập kế hoạch chi phí và bám sát ngân sách
  • Quản lý tài nguyên dự án (tài liệu, nhân sự,…)
  • Lập tài liệu dự án
  • Làm việc với các bên liên quan
  • Đánh giá rủi ro và xử lý sự cố
  • Đảm bảo chất lượng đầu ra

Project Manager có thể làm việc với nhiều nhóm khác nhau trong tổ chức, bao gồm (nhưng không giới hạn):

  • Developer (lập trình viên)
  • Tester/QA (kiểm thử phần mềm)
  • Business Analyst (phân tích nghiệp vụ)
  • BrSE (kỹ sư cầu nối)
  • Sale/Marketing (tiếp thị và bán hàng)
    Đánh giá pm của dự án năm 2024
    Như vậy, PM cần có kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt với mọi người. | Ảnh: Unsplash

Kỹ năng mềm cần thiết của nghề PM

Ở vị trí này, PM đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty. Mặc dù cần rất nhiều kỹ năng kỹ thuật phức tạp để quản lý dự án hiệu quả, nhưng việc trau dồi 5 kỹ năng cơ bản này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng để thành công trong nghề PM:

  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý dự án
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Kỹ năng lập kế hoạch

Yêu cầu về bằng cấp và chứng chỉ

Bằng cử nhân thường là yêu cầu tối thiểu để trở thành PM của dự án. Ở thị trường hiện tại, 80% PM có bằng cử nhân và khoảng 20% còn lại có bằng thạc sĩ.

Về ngành học, bạn có thể chọn ngành Quản lý dự án, Quản trị kinh doanh và các nhóm ngành Công nghệ thông tin. Hiện nay có rất nhiều trường học đào tạo tốt các ngành học này.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Để làm được vị trí Project Manager thì bằng cấp là yếu tố khá khó thiếu. | Ảnh: Unsplash

Để tăng lợi thế cạnh tranh của mình, ngoài bằng Đại học, bạn có thể bổ sung thêm chứng chỉ dành cho PM như Quản lý dự án quốc tế (PMP – Project Management Professional) của Viện Quản lý dự án (Project Management Institute). Bên cạnh đó là chứng chỉ CAPM (Certified Associate in Project Management) – được thiết kế cho những người không có kinh nghiệm quản lý dự án.

Các phương pháp quản lý dự án PM cần biết

Khi bạn tìm hiểu thêm về lập kế hoạch cho dự án, bạn có thể gặp các thuật ngữ như Agile, Scrum hoặc Waterfall. Chúng đề cập đến các phương pháp luận khác nhau – một tập hợp các nguyên tắc hoặc chiến lược để quản lý một dự án. Sáu phương pháp phổ biến bao gồm:

Agile – phát triển phần mềm linh hoạt

Agile là một cách để quản lý dự án và phát triển phần mềm theo vòng lặp đi lặp lại, giúp các nhóm mang lại giá trị cho khách hàng của họ nhanh hơn. Thay vì đặt cược mọi thứ vào một lần ra mắt sản phẩm, PM quản lý dự án theo phương pháp Agile sẽ yêu cầu nhóm thực hiện công việc theo từng bước nhỏ và công bố từng phần nhỏ.

Các yêu cầu, kế hoạch và kết quả được PM đánh giá liên tục để thành viên nhóm có cơ chế phản ứng kịp thời với sự thay đổi một cách nhanh chóng.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Agile là phương pháp quản lý dự án khá phổ biến. | Ảnh: Freepik

Kanban – phương pháp quản lý nổi tiếng của Nhật Bản

Kanban là một phương pháp quản lý quy trình giúp các tổ chức quản lý và cải thiện hệ thống làm việc. Công việc được thể hiện trên bảng Kanban, cho phép bạn tối ưu hóa việc phân phối công việc giữa nhiều nhóm.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Quy trình sẽ được thể hiện bằng bảng Kanban. | Ảnh: Freepik

Scrum – phương pháp quản lý dự án nhấn mạnh tình đồng đội

Scrum là một framework để quản lý dự án nhấn mạnh tinh thần đồng đội, trách nhiệm giải trình và tiến trình lặp đi lặp lại hướng tới một mục tiêu được xác định rõ ràng.

Scrum thường là một phần trong phát triển phần mềm theo Agile. Trong đó, mỗi người đều đóng một vai trò riêng. Một nhóm Scrum thường bao gồm: PM – Project Manager, Scrum master, nhóm lập trình viên.

Quy trình Scrum bao gồm:

  • Những cuộc họp ngắn hàng ngày
  • Sprint: khung thời gian mà một số công việc phải được hoàn thành (thường 15 đến 30 ngày)
  • Cuộc họp lập kế hoạch cho Sprint
  • Họp đánh giá Sprint
  • Cải tiến Sprint
  • Kết thúc một Sprint
    Đánh giá pm của dự án năm 2024
    Phương pháp Scrum và Sprint là 2 thuật ngữ phổ biến trong ngành IT. | Ảnh: Freepik

Waterfall – mô hình Thác nước

Mô hình Waterfall là một quy trình phát triển tuần tự chảy như thác nước qua tất cả các giai đoạn của dự án (ví dụ: phân tích yêu cầu, thiết kế giao diện, lập trình, test). Với một dự án Waterfall, nếu các tham số thay đổi trong quá trình thực hiện thì sẽ khó thay đổi hướng đi hơn so với phương pháp Agile.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Mô hình mẫu về phương pháp Waterfall. | Ảnh: Vecteezy

Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp cung cấp cho các tổ chức các công cụ để cải thiện khả năng quản lý doanh nghiệp của họ. Việc tăng hiệu suất và giảm sự thay đổi của quy trình, có thể giảm tỷ lệ lỗi, cải thiện tinh thần của nhân viên và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tất cả đều góp phần mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Đánh giá pm của dự án năm 2024
Mô hình Six Sigma. | Ảnh: Quality Magazine

Để trở thành một PM, bạn cần nắm được những phương pháp cơ bản trên.

Kết luận

Chọn con đường sự nghiệp là trở thành một Project Manager có thể mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp và phát triển trong tương lai. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi công việc này, hãy tìm hiểu PM là nghề gì, cụ thể là những yêu cầu liên quan tới kỹ năng, kinh nghiệm, chứng chỉ và phương pháp quản lý dự án của một PM trong tương lai và bắt đầu tích lũy dần ngay từ hôm nay nhé. Đừng quên tạo hồ sơ năng lực trên X-Profile để ghi lại toàn bộ hành trình học hỏi và phát triển của mình với vị trí đầy thách thức này!