Đánh giá quá trình văn học và phong cách văn học

I. Hướng dẫn học

1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học.

2. Xác định đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.

3. Thế nào là phong cách văn học? 

4. Phân tích những biểu hiện trong phong cách văn học.

I. Hướng dẫn học

 

Câu 1 - trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1: Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học.

 

Trả lời

 

1. Quá trình văn học chính là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử
2. Với quy luật chung của quá trình văn học :
- Văn học luôn gắn bó với đời sống, mỗi thời đại đòi hỏi một nền văn học phục vụ khác nhau, văn hóa khác nhau,  những biến chuyển của lịch sử, ảnh hưởng đến những biến động của lịch sử văn học.
- Văn học phát triển trong sự thừa kế và cách tân: văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, người sau thu nhận giá trị văn học của người trước và làm mới. 
- Văn học một dân tộc tồn tại trong sự bảo lưu và tiếp biến: Giữ gìn, phát huy những tinh hoa của truyền thống; tiếp thu có chọn lọc, cải biến với sự phát triển của văn học thế giới. 

Câu 2 - trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1: Xác định đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam

Trả lời

Trào lưu văn học là một hiện tượng mang tính lịch sử. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành dòng sông lớn có tầm bề thế, trong đời sống văn học của một dân tộc hay của thế giới. 
• Đối với các trào lưu văn học thế giới :
- Văn học ở thời đại phục hưng : Vào thế kỉ XV - XVI, đề cao sự xuất hiện của con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khuôn sáo, khắc nghiệt của thời Trung Cổ 
- Các tác giả tiêu biểu : Sếch-xpia (romeo và Juliet, Hamlet), Xéc- van –tét (đôn –ki- hô –tê) 
- Chủ nghĩa lãng mạn : Ở các nước Tây Âu sau cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đề cao những nguyên tắc chủ quan, coi trọng thế giới của sự tưởng tượng,cảm quan, thỏa mãn cái “tôi” của tác giả. 
Bất bình với lối sống tư sản, sự chống lại cái dung tục, tầm thường, không tình nghĩa và thói ích kỉ của những quan hệ tư sản đã sớm được thể hiện. 
- Các tác giả tiêu biểu : V.Huygo , A.Muytxe, G.Xăng, Si-le (những tên cướp) v...v
- Chủ nghĩa cổ điển : Xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ XVII, sáng tác theo những quy phạm chặt chẽ, coi văn học cổ đại là khuôn mẫu lí tưởng, đề cao giá trị của lí trí.
Cornay (1606-1684), Raxin (1639 -1699) (bi kịch), Molie (1622-1673) (hài kịch), La Phongten (1626-1695) (thơ ngụ ngôn) v...v
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX : Thiên về nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống thực, quan sát thực tế để sáng tạo, sử dụng tính sáng tạo mang màu sắc điển hình, cầu kì trong quá trình xây dựng hệ thống nhân vật, cơ cấu ..
- Tác giả tiêu biểu : Banzac, Xtangdan, Thắccơrê, Dickenx (Anh), Gôgôn, Đôxtoiépxki
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa : Xuất hiện vào thế kỉ XX, miêu tả đời sống trong quá trình phát triển cách mạng giữa giai cấp vô sản- tư sản, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân. 
MacXim Gorki (người mẹ -1906, những kẻ thù – kịch), giooc- dơ Amado 
- Chủ nghĩa siêu thực : Khuynh hướng văn nghệ tiền phong chủ nghĩa ra đời ở Pháp, thế kỉ XX .Quan niệm thế giới phá bỏ các quy tắc, tính logic, phi hiện thực là mảnh đất để tồn tại và phát triển của nghệ sĩ. 
Thuyết tự động tâm linh của Brơtông , Aragong, Êluya,v...v
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo : Trào lưu văn học quan trọng của văn học châu mĩ La Tinh , xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XX .
Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng li kì, hư ảo, vừa có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực, gây hiện tượng nghịch lí : “biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực.”
GG Máckét (Trăm năm cô đơn), Hoan Ruflô , Caclốt Fuentex (Mêhicô), Hôxê Dônôxê (Chilê)
     Chủ nghĩa hiện sinh: Một trào lưu văn học xuất hiện ở Châu Âu , trước là ở pháp 
     Tư tưởng bi quan sâu sắc đối với con người và cuộc sống. Theo họ con người bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cái hiện hữu thù nghịch, cho nên cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa “sự vô nghĩa sinh ra từ sự đối chiếu giữa lời kêu gọi của con người và sự im lặng của cuộc đời”
 (A. Camuy) - Người xa lạ. 
2.1. Các trào lưu văn học tại Việt Nam : 
- Trào lưu lãng mạn : Phát triển rực rỡ trong phong trào thơ mới 
- Các tác giả tiêu biểu : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính
- Trào lưu hiện thực phê phán : Thành công trong lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng,...
- Trào lưu văn học hiện thực, xã hội chủ nghĩa : tiêu biểu cho trào lưu này là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận...

 

Câu 3 - Trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1:  Thế nào là phong cách văn học? 

 

Trả lời

 

Phong cách văn học là những cái tôi, sự thể hiện độc đáo, riêng biệt, quá trình sáng tạo đời sống khách thể mang đậm dấu ấn của người viết .
Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu của cuộc sống về sự xuất hiện cái mới và nhu cầu sáng tạo văn học
Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Phong cách phản ánh thị hiếu của nhà văn với độ tiếp cận thời đại.
 

Câu 4 - Trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1: Phân tích những biểu hiện trong phong cách văn học:

Trả lời

 

- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ đa chiều, khai thác đời sống khách thể ở nhiều mặt,  có sự sáng tạo
- Sáng tạo những yếu tố thuộc về mặt nội dung, cũng đòi hỏi tính sáng tạo của tác giả : lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh...
- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật mang dấu ấn riêng.
- Thống nhất từ cốt lõi nhưng có sự triển khai đa dạng,đổi mới.
- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

 

II. Luyện tập

 

Câu 1 – Luyện tập - Trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1: Nhận xét vắn tắt sự khác biệt về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ -Vũ Trọng Phụng).

 

Trả lời:

 

So sánh

* Văn học lãng mạn qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:

– Nguyễn Tuân hướng về quá khứ với việc xây dựng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục, cảnh cho chữ trong nhà giam.
– Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của ông về con người mang vẻ đẹp tài hoa, anh hùng dũng cảm, dám đứng lên chống lại cường quyền.
* Văn học hiện thực phê phán của tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trong Phụng: Xây dựng tình huống truyện trào phúng, nhân vật trào phúng, ngôn ngữ trào phúng nhằm phê phán sự lố lăng, đồi bại của tầng lớp thành thị lúc bấy giờ chạy đua theo phong trào Âu hóa.

 

Câu 2 – Luyện tập - Trang 183 SGK ngữ văn 12 tập 1: Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.

 

Trả lời:

 

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
– Sự độc đáo trong sáng tác: về sự tài hoa và ngông.
– Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, viết về những cái phi thường, lớn lao.
– Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm của Nguyễn Tuân được xem xét, nhìn nhận và đánh giá ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang văn của ông.
Phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
– Phương diện nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình, chính trị rất sâu sắc.
– Phương diện nghệ thuật: thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.
+ Thể thơ: sử dụng thành công thể thơ truyền thống dân tộc (lục bát, thơ thất ngôn).
+ Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt quen thuộc với dân tộc.