Đánh giá thiết kế trò chơi học tập

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài...

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia [mấy đội chơi], quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi [giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…]

- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. [nếu có]

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Ưu điểm

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

Nhược điểm:

- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

Một số điều cần lưu ý

Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

Theo Tiểu học.vn


1. Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay ở các trường mầm non, việc sử dụng trò chơi vào hình thức dạy học rất phổ biến. Tuy nhiên, thường thì các trò chơi sẽ được phục vụ cho các hoạt động học như hoạt động làm quen môi trường xung quanh, hoạt động làm quen với các biểu tượng toán, hoạt động tạo hình… Từ những lý do kể trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi” nhằm giúp giáo viên có thêm nhiều trò chơi học tập phù hợp để phát triển vốn từ cho trẻ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

1.3  Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi [trẻ khối lớp Chồi].

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và tổ chức thử nghiệm ở trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Quá trình thử nghiệm được tiến hành ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

1.5 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được một số trò chơi học tập hợp lý thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Nghiên cứu thực trạng của việc thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Thiết kế và tổ chức thử nghiệm các trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

1.7 Phương pháp nghiên cứu

hương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc và tổng hợp các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp quan sát.

Phương pháp đàm thoại.

Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.

Phương pháp thử nghiệm.

Phương pháp thống kê toán học.

1.8 Đóng góp của đề tài

Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Thiết kế một số trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về việc thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non

Hoạt động vui chơi và trò chơi học tập đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

2.2 Thực trạng việc thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

Khái quát khảo sát thực trạng

Phân tích kết quả khảo sát thực trạng

2.3 Thiết kế và thử nghiệm một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Nguyên tắc khi thiết kế trò chơi học tập cho trẻ

Trò chơi học tập bằng lời

Trò chơi học tập kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin

Thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và giáo dục nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ, nó còn là cơ sở giao tiếp và lĩnh hội tri thức của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non cũng như các cấp học sau này. Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ. Để trẻ có thể hòa nhập với mọi người xung quanh thì cần phải có vốn từ phong phú, vì nhờ có vốn từ mà ngôn ngữ mạch lạc của trẻ cũng sẽ được phát triển. Vì vậy, việc phát triển vốn từ cho trẻ rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

3.2 Kiến nghị

Ở các lớp nên tổ chức nhiều hoạt động tích hợp hay trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn nữa để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Vì thời gian diễn ra hoạt động giúp trẻ phát triển vốn từ còn khá hạn chế và mục đích phát triển cũng chưa nêu một cách rõ ràng. 

Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế trò chơi học tập kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ với nhau, làm phong phú thêm kho trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục – Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, NXB Chính trị quốc gia, 2009.

Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng, Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Sư Phạm, 2007.

Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổ chức cho trẻ vui chơi ở nhà trẻ - mẫu giáo, NXB Giáo dục, 1996.

Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư Phạm, 2009

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn sư phạm trên ---

Chủ Đề