Đánh giá về 4 nghị quyết của liên hợp quốc

Cuộc họp lần này của Hội đồng Bảo an LHQ được tổ chức trong bối cảnh Israel đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza, sau các cuộc không kích và pháo kích dữ dội.

Động thái này cũng diễn ra trong bối cảnh Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden dự kiến thăm Israel trong tuần này, nhằm cân bằng sự ủng hộ đối với một đồng minh quan trọng với những lời kêu gọi kiềm chế trong các hoạt động ở Gaza.

Theo hãng tin CNA, chỉ có bốn quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Nga. Trong khi đó, bốn nước khác - bao gồm cả Mỹ - đã bỏ phiếu chống. Sáu quốc gia bỏ phiếu trắng.

Anh, nước đã cùng Mỹ bỏ phiếu bác đề xuất của Nga, chỉ trích sự thiếu tham vấn của Nga, cho rằng Mátxcơva đã không thực hiện một nỗ lực nghiêm túc để tìm kiếm sự đồng thuận. "Chúng tôi không thể ủng hộ một nghị quyết không lên án các cuộc tấn công khủng bố của Hamas" - Đại sứ Anh tại LHQ Barbara Woodward bày tỏ trước Hội đồng.

Về phần mình, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho biết, mặc dù thất bại, nghị quyết đã thúc đẩy hội đồng hành động. "Nghị quyết đã góp phần khởi động một cuộc thảo luận thực chất tại Hội đồng Bảo an về chủ đề này. Nếu không có sự thúc đẩy của nghị quyết, mọi thứ có lẽ chỉ giới hạn trong các cuộc thảo luận trống rỗng" - nhà ngoại giao Nga nêu rõ.

Theo kế hoạch, một văn bản thứ hai liên quan tới xung đột Israel -Hamas do Brazil đề xuất sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an LHQ trong ngày mai.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều 13/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao những đóng góp tích cực của bà Pauline Tamesis đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-LHQ dù mới nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn hết sức coi trọng vai trò của LHQ trong gìn giữ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững trên thế giới, nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, vai trò của LHQ càng trở nên quan trọng hơn.

Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của LHQ dành cho Việt Nam trong suốt 45 năm qua, đặc biệt thông qua cơ chế COVAX, LHQ đã hỗ trợ Việt Nam vaccine, thiết bị và vật tư y tế - một trong những điều kiện quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, sớm mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong thời gian tới, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vì vậy hơn bao giờ hết, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của LHQ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của mình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đồng tình với những đánh giá của Phó Thủ tướng, Điều phối viên thường trú LHQ Pauline Tamesis đánh giá cao sự năng động và đóng góp tích cực của Việt Nam trong vai trò là thành viên của LHQ trong 45 năm qua, cũng như những cam kết gần đây của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Bà Pauline Tamesis cho rằng, quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ hợp tác "rất bền chặt và đặc biệt", giúp hai bên cùng nhau vượt qua thách thức toàn cầu đã qua cũng như chuẩn bị sẵn sàng hơn cho những thách thức sắp tới.

Đánh giá về 4 nghị quyết của liên hợp quốc

Bà Pauline Tamesis cam kết: LHQ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong tiến trình triển khai Khung hợp tác chiến lược, hướng đến hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã đề ra, bà Pauline Tamesis cam kết.

Ngày 3-4, tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ) đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo. Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Tại phiên họp cấp cao mở đầu Khóa họp 52 của HĐNQ tại Geneva ngày 27-2 vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đưa ra sáng kiến về việc kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn và 30 năm Tuyên bố nêu trên bằng một văn kiện của HĐNQ nhằm khẳng định lại và tăng cường các nỗ lực cũng như hành động hướng tới đạt được những mục tiêu và giá trị lớn, bao trùm của hai văn kiện quan trọng nêu trên, cũng như các cam kết chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người cho tất cả mọi người.

Nội dung Nghị quyết tập trung vào tầm quan trọng và nhiều nội dung tích cực của Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên như nhắc lại các nguyên tắc chính về quyền con người của hai văn kiện; phản ánh quan tâm rộng rãi của các nước trong việc kỷ niệm hai văn kiện; nâng cao vị thế, vai trò, hiệu quả hoạt động của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền LHQ; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người; ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm... trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nói chung và trong tham gia công việc của HĐNQ nói riêng. Nghị quyết cũng đề nghị Cao ủy Nhân quyền LHQ triển khai chương trình hoạt động kỷ niệm Tuyên ngôn và Tuyên bố nêu trên, trong đó có Sự kiện cấp cao của LHQ về quyền con người vào tháng 12-2023 và có Báo cáo về các hoạt động kỷ niệm lên Khóa họp 56 HĐNQ vào đầu năm tới.

Nghị quyết này là một dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Khóa họp đầu tiên trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm của Việt Nam vào công việc của HĐNQ. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva đã trực tiếp triển khai soạn thảo, tham vấn, thương lượng dự thảo Nghị quyết, sau khi Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu sáng kiến tại Khóa họp.

Ngày 3-4-2023, HĐNQ đã thông qua Nghị quyết bằng đồng thuận, với sự tham gia đồng bảo trợ Nghị quyết của 98 nước (tính đến cuối giờ chiều ngày 3-4-2023 giờ Geneva), bao gồm 14 nước đồng tác giả (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Rumani, Nam Phi và Tây Ban Nha), đồng thời có 34 nước thành viên HĐNQ, cả các nước phương Tây và nhiều nước đang phát triển từ cả 5 nhóm khu vực, trong đó có hầu hết các nước ASEAN.

Với nội dung như nêu trên, việc Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, có sự đồng bảo trợ của 98 nước cho thấy Nghị quyết thể hiện sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, được sự đánh giá cao của các bên.

Việc Việt Nam đề xuất Nghị quyết này tại HĐNQ rất kịp thời, đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về kỷ niệm và đề cao UDHR và VDPA, hai văn kiện quan trọng về quyền con người là nền tảng của khung khổ các công ước quốc tế, các cơ chế, đối thoại và hợp tác ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền con người. Nghị quyết này sẽ giúp tăng cường hơn nữa nỗ lực và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong hiện thực hóa các mục tiêu, tôn chỉ, cam kết hành động đề ra tại hai văn kiện trên, góp phần nâng cao vai trò của HĐNQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho mọi người, thông qua đối thoại và hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

Đây cũng là kết quả của những nỗ lực chủ động, sáng tạo và triển khai bài bản của Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Việt Nam tại Geneva trong việc đưa ra sáng kiến Nghị quyết, soạn thảo nội dung, cũng như nỗ lực của Đoàn Việt Nam trực tiếp tham vấn, vận động, thương lượng với các Đoàn của các nước tại Geneva để đi đến nhất trí về nội dung dự thảo Nghị quyết bao gồm những nội dung tích cực, cân bằng sự quan tâm của các nước, trong bối cảnh các nước và các nhóm nước còn có quan điểm khác nhau trên các vấn đề cụ thể về quyền con người. Bên cạnh đó, sự phối hợp tích cực của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần tích cực trong việc vận động các nước ủng hộ Nghị quyết.

Việc Việt Nam đề xuất, soạn thảo và thương lượng Nghị quyết này vừa là cụ thể hóa trách nhiệm, nỗ lực và ưu tiên của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, đồng thời cũng là hiện thực hóa chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948 với nội dung chính gồm: Khẳng định mọi người sinh ra tự do, bình đẳng, không phân biệt, khẳng định các quyền của con người như quyền sống, quyền được xét xử công bằng, không bị tra tấn, không phải làm nô lệ và các quyền khác trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy không phải là văn kiện pháp lý quốc tế nhưng UDHR là nền tảng để xây dựng luật quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; cũng như được đưa vào các văn kiện về quyền con người của các cơ chế khu vực và vào pháp luật của các quốc gia. Ngày 10-12 sau này trở thành Ngày Nhân quyền quốc tế. Đây là một trong những văn kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20, được tất cả các nước thông qua và đã trở thành nền tảng để các quốc gia, trong đó có Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng các văn kiện liên quan đến việc bảo vệ quyền con người.

Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) được các nước thành viên LHQ thông qua năm 1993, tại hội nghị quốc tế về Nhân quyền được tổ chức tại Viên. VDPA khẳng định lại các giá trị của UDHR, đồng thời làm rõ việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người phải là ưu tiên cao nhất của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh trong khi cần tính tới các đặc thù của mỗi quốc gia, xã hội, các quyền con người cần được nhìn nhận là giá trị phổ quát, cần được đánh giá trong mỗi quan hệ cân bằng, phụ thuộc lẫn nhau. VDPA cũng khẳng định vai trò của LHQ trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới và khởi động cho việc thành lập Cao ủy Nhân quyền LHQ.

TTXVN

Đánh giá về 4 nghị quyết của liên hợp quốc

Báo cáo nhân quyền của Mỹ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam

Việt Nam lấy làm tiếc vì Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã bày tỏ như vậy tại buổi họp báo thường kỳ chiều 23-3 tại Hà Nội.

Đánh giá về 4 nghị quyết của liên hợp quốc

Việt Nam tích cực chuẩn bị cho vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 15-2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp của Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 để thảo luận chương trình công tác năm 2023 và thống nhất phương hướng phối hợp tham mưu, triển khai các nhiệm vụ trên cương vị thành viên cơ quan quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc về quyền con người.