Đánh sách Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật

Ngày 17/12, Ban chấp hành Trung ương khóa XII quyết định khai trừ ông Nguyễn Đức Chung - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ra khỏi Đảng.

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Chung đã vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân.

Bị kết tội chiếm đoạt tài liệu mật của vụ án Nhật Cường, ngày 11/12, cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị phạt 5 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo điều 337 Bộ luật Hình sự.

Ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Hoàng Phong

Ủy viên Trung ương đầu tiên của khóa XII bị khai trừ là ông Đinh La Thăng. Ngày 9/5/2018, Hội nghị Trung ương 7 [khóa XII] đã xem xét và quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, bằng hình thức khai trừ Đảng.

Tại kỳ họp thứ 24 vào cuối tháng 4/2018, căn cứ quy định của Đảng cũng như các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Thăng.

Quyết định khai trừ Đảng nêu trên là lần thứ hai ông Thăng bị kỷ luật. Trước đó, ngày 7/5/2017, Hội nghị Trung ương 5 [khóa XII] đã kỷ luật ông Đinh La Thăng [lúc đó là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM] bằng hình thức cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, với hơn 90% phiếu đồng ý.

Năm 2018, ông Thăng bị phạt 30 năm tù trong hai vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Dương. Hồi đầu năm 2020, ông tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng.

Hiện TAND TP HCM đang tiếp tục xét hỏi cựu bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về các cáo buộc sai phạm trong quá trình bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương, dẫn đến việc Đinh Ngọc Hệ [tức Út "Trọc", 49 tuổi, nguyên phó giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng] chiếm đoạt 725 tỷ đồng của nhà nước.

Ông Đinh La Thăng trong lần ra tòa tại Hà Nội năm 2018.Ảnh: TTXVN.

Cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn bị Trung ương khai trừ Đảng ngày 11/10/2019, trong phiên làm việc của hội nghị Trung ương lần thứ 11 [khoá XII], 7 tháng sau khi nhận quyết định khởi tố bị can.

Cuối tháng 9/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Bắc Son - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Trương Minh Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.

Cơ quan kiểm tra đề nghị khai trừ Đảng do hai ông này "đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án hình sự Mobifone mua 95% cổ phần của AVG".

Cuối tháng 12/2019, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Bắc Son án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, 16 năm tù do Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công, tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Cùng tội danh, cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhận mức án lần lượt 8 và 6 năm tù, hình phạt chung 14 năm.

Ngoài các trường hợp bị khai trừ Đảng nêu trên, trong nhiệm kỳ khóa XII còn nhiều Ủy viên Trung ương khác nhận kỷ luật với các hình thức khác nhau.

Trong đó, ngày 6/10/2017, Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12

Ngày 12/4/2018, Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Trần Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, do những vi phạm, khuyết điểm trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an [giai đoạn 2009-2012].

Ngày 26/12/2018, Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, đã thông qua việc kỷ luật ông Tất Thành Cang [Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM] bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Hôm 16/12, ông Tất Thành Cang bị Công an TP HCM bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Ngày 10/1/2020, Bộ Chính trị kỷ luật khiển trách ông Triệu Tài Vinh - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Khi giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh chịu trách nhiệm người đứng đầu Ban thường vụ Tỉnh ủy trong việc để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.

Đầu năm 2020, khi đang là Ủy viên Bộ Chính, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị cảnh cáo sau khi xem xét vi phạm của ông liên quan dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên [dự án TISCO II].

Ngày 16/6, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, vì những sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Ngày 8/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Văn Bình [Trưởng ban Kinh tế Trung ương] bị cảnh cáo do các vi phạm trong giai đoạn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Đang tải...

  • {{title}}

Hoàng Thùy

Chiều 6/6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã tiến hành kỳ họp bất thường xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thi hành kỷ luật đối với 2 Ủy viên Trung ương Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long vì những sai phạm liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế.

Đảng đã dùng tới hình thức kỷ luật cao nhất để cảnh tỉnh cán bộ

Theo đó, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Bày tỏ quan điểm về hình thức kỷ luật của Trung ương đối với các ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng [Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh] cho rằng, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cuối cùng là Ban Chấp hành Trung ương đối với những sai phạm của các cán bộ này đã rõ. Họ đã vi phạm điều lệ Đảng, gây ra những sai phạm không chỉ nghiêm trọng mà rất nghiêm trọng, đã được cơ quan chức năng tiến hành làm rõ theo từng bước.

“Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định sai phạm của các cán bộ này là nghiêm trọng; rồi Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp cũng đánh giá là rất nghiêm trọng. Tôi tin rằng họ phải vi phạm nặng lắm, như vậy là có sai phạm cụ thể, thiệt hại cụ thể, nên Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới phải đề nghị Trung ương xem xét kỷ luật", PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà bày tỏ.

PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng [Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh] [Ảnh: Vũ Toàn]

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, quyết định xử lý kỷ luật đối với các cán bộ này sẽ còn thuyết phục hơn nữa nếu như các sai phạm được chỉ ra rõ ràng, cụ thể hơn. Thời gian qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá rất cao kỷ luật của Đảng đối với những cán bộ đảng viên có sai phạm, đặc biệt là những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Nhưng việc kỷ luật liên quan đến sinh mệnh chính trị của cán bộ đảng viên, do đó việc công khai những sai phạm của cán bộ không chỉ khiến họ phải tâm phục khẩu phục, mà còn khiến dư luận xã hội đánh giá cao hơn về tính công khai, minh bạch, với những sai phạm như thế thì hình thức xử lý như vậy là thích đáng, phù hợp.

Đồng tình với quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương cho rằng, không chỉ ông mà số đông cán bộ, đảng viên nhân dân cũng ủng hộ quyết định kỷ luật đối với 2 ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.

Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, một trong những lý do khiến người dân đồng tình ủng hộ đó là từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Trung ương đã ban hành rất nhiều quy định, chỉ thị về công tác cán bộ. Trong khi đó, 2 ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long không chỉ là cán bộ bình thường mà là những cán bộ cao cấp, lẽ ra phải ý thức được trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân, phải hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó. nhưng qua thực tế, qua những sai phạm vừa rồi, chứng tỏ các cán bộ này đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống rất nghiêm trọng. Như vậy, các cán bộ này đã không thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị, quy định của Trung ương.

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương [Ảnh: Vietnamnet]

Lý do thứ hai là vụ việc xảy ra vào thời điểm khó khăn của đất nước, thiệt hại rất lớn về người và của trong khi một số người lại làm giàu trên sự đau khổ đó. Đây chính là một tội ác.

Lý do thứ ba đó là thời gian qua, Đảng ta đã kỷ luật nhiều cán bộ cao cấp như ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, nhiều tướng tá quân đội, nhiều vị nguyên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và cả những Ủy viên Trung ương đương chức, lẽ ra ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long phải lấy đó là bài học đắt giá để tự sửa những sai lầm, khuyết điểm của mình nhưng họ vẫn phớt lờ và vẫn thực hiện những hành vi tiêu cực, những hành vi đảng viên không được làm. Dư luận cho rằng, cùng một tội như thế, người mắc sau phải xử lý nặng hơn người mắc trước. Do vậy Ban Chấp hành Trung ương khai trừ Đảng đối với 2 cán bộ này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với lòng dân. Người dân cũng mong chờ những hình thức xử lý thích đáng tiếp theo từ phía Nhà nước, tương đương với kỷ luật Đảng.

Ông Vũ Văn Phúc nêu lý do thứ tư là: việc Ban Chấp hành Trung ương xử lý kỷ luật 2 ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh một lần nữa cho thấy công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng không dừng lại và sẽ còn tiếp tục quyết liệt hơn; nó đã thể hiện đúng phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù là bất kỳ ai, sai phạm đến mức nào sẽ phải chịu kỷ luật đúng theo mức đó. Đây sẽ tiếp tục là bài học đắt giá cho những cán bộ còn đang giữ chức vụ để tự soi, tự sửa mình.

Trả lời phỏng vấn VOV, một cán bộ kỳ cựu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Trung ương xem xét thi hành kỷ luật 2 cán bộ này là đã rất cân nhắc, lắng nghe kiểm điểm và xem xét nhiều khía cạnh; làm đúng quy trình, quy tắc và nghiêm minh. Với những sai phạm như vậy, Trung ương đã xử lý bằng hình thức kỷ luật cao nhất của Đảng.   

Trước đó, tại kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã kết luận ông Chu Ngọc Anh, ông Nguyễn Thanh Long cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. 

Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 28 đến ngày 31/3/2022

Cụ thể, ông Chu Ngọc Anh đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo Bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Học viện Quân y; trong truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty Việt Á và một số cá nhân.

Ông Nguyễn Thanh Long thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo Bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Á.

Ngoài ra, hai ông còn chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

“Những vi phạm của 2 cán bộ này đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ KH-CN và Bộ Y tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật”, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tại kỳ họp 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Ngọc Anh, ông Nguyễn Thanh Long. Ngay sau đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiến hành họp bàn, xem xét và thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận định các cán bộ này đã “đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế”./.

Video liên quan

Chủ Đề