Đầu số 155 của viettel là gì

♻️ CHƠI GAME GAMOTA THẢ GA - KHÔNG LO DATA ♻️ 🌪Trải nghiệm kho game Gamota hoành tráng, nhận quà Giftcode giá trị từ các...

Posted by Viettel Telecom on Thursday, April 19, 2018

Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện đang xuất hiện nhóm đối tượng có kiến thức về công nghệ thông tin xâm nhập hệ thống để cài đặt virus, phần mềm gián điệp, chiếm quyền điều khiển máy chủ, sau đó đánh cắp thông tin để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

  • Khách hàng tố bị đánh cắp 50 triệu đồng trong thẻ ATM

Trong đó “nổi” lên nhóm tội phạm đánh cắp thông tin OTP [mật khẩu 1 lần sử dụng được nhắn qua tin nhắn khi giao dịch ngân hàng điện tử] để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản. Đã có nhiều người là nạn nhân và cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã lên tiếng cảnh báo về tội phạm này.

Chỉ sau một đêm, chị H.T.N.H. vô cùng hoảng hốt khi thấy thông báo có tất cả 7 giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của mình ở Ngân hàng Vietcombank sang một số tài khoản trung gian tại các ngân hàng khác với tổng số tiền lên đến 500 triệu đồng. Điều quan trọng là chị H. không nhận được tin nhắn chứa mã OTP để xác thực giao dịch, nhưng tiền trong tài khoản vẫn “biến mất”.

Từ thông tin người bị hại cung cấp cho thấy, trước đó chị H truy cập vào trang web giả mạo ngân hàng nên vô tình cung cấp tên tài khoản, mật khẩu vào Internet Banking, mã OTP để kẻ gian kích hoạt Smart OTP [phần mềm được cài đặt cho phép người dùng chủ động lấy mã xác thực OTP cho các giao dịch] trên một thiết bị di động khác.

Chủ tài khoản khi giao dịch trực tuyến cần bảo mật mã OTP. Ảnh mang tính chất minh họa.

Từ đó, đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản của chị tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam, sau đó rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Ngân hàng Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại 300 triệu đồng chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống.

Trường hợp khác là anh Đ.T.H., anh H. bỗng dưng nhận được tin nhắn từ đầu số 155 của Viettel thông báo số thuê bao anh đang sử dụng được đổi sang sim mới. Ngay sau đó, thẻ sim trên máy điện thoại của anh bị khóa và không sử dụng được. Liên hệ tổng đài thuê bao được biết, có người đã thông báo mất sim và xin cấp lại chính chiếc sim anh đang dùng. Trong khi đó, số điện thoại của anh H. đăng ký để sử dụng các giao dịch Internet và SMS banking.

Nghi ngờ có kẻ gian “cướp” số điện thoại và có thể chiếm đoạt tiền, anh H. vội ra ATM để kiểm tra thì phát hiện tiền tài khoản đã bị mất 30 triệu đồng. Anh H. yêu cầu ngân hàng sao kê các giao dịch thì mới phát hiện số tiền anh đã bị kẻ gian rút 3 lần từ 20h21’ đến 20h55’. Các giao dịch rút tiền này thực hiện trong 1 giờ, kể từ sau khi anh nhận tin nhắn khóa sim.

Đây là một số trường hợp các đối tượng tội phạm chiếm đoạt tiền của chủ tài khoản bằng cách đánh cắp mã OTP xảy ra trong thời gian gần đây.

Qua làm việc với những người bị hại, cơ quan Công an xác định các phương thức tội phạm sử dụng để đánh cắp mã OTP gồm: Các đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin cho chủ tài khoản thông báo có khoản tiền, quà tặng, khuyến mại... chuyển vào tài khoản, yêu cầu chủ tài khoản cung cấp thông tin đăng nhập và mã OTP.

Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, e-mail, tin nhắn mạo danh ngân hàng điện tử [E-banking] thông báo tài khoản E-banking của chủ tài khoản bị xâm nhập trái phép hoặc sắp hết hạn, yêu cầu chủ tài khoản cung cấp thông tin đăng nhập, mã OTP. Với những trường hợp trên, sau khi có mã OTP, bọn tội phạm chuyển tiền từ tài khoản của người bị hại đến tài khoản khác để rút ra chiếm đoạt...

Từ những vụ việc chủ tài khoản mất tiền do mã OTP bị đánh cắp, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị người dân cảnh giác trước loại tội phạm này. Cụ thể, người dân không mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử cho người khác sử dụng; không tiết lộ tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã PIN của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất cứ ai qua điện thoại, e-mail, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ; không truy cập vào các đường dẫn trang web lạ, cẩn thận với những e-mail, tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng thưởng, nhận tiền...

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, chủ tài khoản nên đăng ký sử dụng đồng thời dịch vụ SMS Banking để nhận tin nhắn thông báo biến động số dư khi có giao dịch trên tài khoản nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất đến mức thấp nhất. Khi nhận được tin nhắn OTP, chủ tài khoản cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn, nếu nội dung tin nhắn không khớp đúng với giao dịch do chính chủ tài khoản đang thực hiện thì tuyệt đối không nhập mã OTP này vào bất kỳ trang web nào.

Vào lúc 20:05 ngày 10/07/2013, Tôi nhận được tin nhắn từ đầu số 155 của Viettel, nội dung như bên dưới:





Sau đó, Sim Viettel Tôi đang sử dụng bị khóa, không sử dụng được nữa.

Khoảng 20 phút sau, Tôi liên hệ với tổng đài Viettel [18008119] thì được thông báo là Sim Tôi đang sử dụng có người đã báo mất sim, xin cấp lại sim mới, và không hiểu căn cứ vào đâu vì lý do gì mà Viettel đã cấp Sim Tôi đang sử dụng cho 1 người nào đó [kẻ gian]

Quảng cáo



Vào thời điểm 9 giờ sáng ngày 9/7/2013, tài khoản của Tôi có số dư là 44,334.042 đ.
Trong vòng khoảng 50 phút kể từ thời điểm Tôi bị Viettel cắt sim, và cấp sim mới cho kẻ gian, Tôi đã bị mất 30tr trong tài khoản ngân hàng [ từ 20h05 – 22h55 ngày 10/07/2013]

Do nghi ngờ và sợ bị mất tiền, ngay trong đêm, Tôi đã chạy ra cây ATM của Maritime Bank và kiểm tra, thời điểm đó trong TK còn hơn 14 triệu đồng, nên Tôi đã rút tiền mặt từ cây ATM số tiền 14 triệu đồng.



Sáng ngày 11/07/2013, Tôi đã lên trung tâm của Viettel [ 1268 Lạc Long Quân, P.8, Q. Tân Bình] thì nhân viên Viettel đã cấp lại Sim cho Tôi, nhưng vẫn còn 2 câu hỏi lớn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho tôi:
1/ Căn cứ vào đâu mà có thể tùy tiện cắt số điện thoại tôi đang sử dụng bình thường [ Gói Economic] để cấp cho kẻ gian, và từ đó lợi dụng lấy cắp tiền của tôi ???

2/ số tiền 30 triệu tôi bị mất thì báo là phải đợi, để “bên em kiểm tra lại.” thì trong bao lâu có kết quả???

Thiết nghĩ một nhà mạng lớn như Viettel lại làm ăn vô trách nhiệm, mà số điện thoại Tôi đang sử dụng bình thường, lại có thể tùy tiện cắt và cấp cho 1 người nào đó [kẻ gian], dẫn đến mất mát tài sản của khách hàng, mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cũng như hướng giải quyết thỏa đáng từ Viettel. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì không biết còn bao nhiêu người bị mất tiền như Tôi nữa.

Các chứng từ đã cung cấp cho Viettel

Quảng cáo



Phiếu tiếp nhận của Viettel, nộp cùng với phiếu này hồi sáng, Tôi có đính kèm:
+ 1 bản lịch sử giao dịch internet banking của Maritime bank [in từ website]
+ 1 bản Hoạt động TK của Maritime bank cấp [đóng đấu tròn]
Yêu cầu Viettel giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và uy tín.





Cập nhật ngày 15/07/2013

Quảng cáo


Sáng nay [15/07/2013] mình có lên đưa một số giấy tờ mà nhân viên tổng đài mã số 40 có yêu cầu nộp thêm: Bản tường trình vụ việc, thông tin từ ngân hàng xác nhận tiền từ TK của mình gửi tới TK nào, số tiền bao nhiêu, giấy báo nợ của Ngân hàng cho 3 món tiền mình bị mất .....
Sau khi đưa xong, nhân viên tiếp nhận dòm dòm tờ giấy rồi hỏi mình bằng thái độ rất thiếu tôn trọng khách hàng, cộc lốc [Nhân viên tên Trân]: vừa chỉ vào tờ giấy vừa nói "cái này là cái gì??", "cái này để làm gì???" , "có 5 triệu thôi ah?" [mình mất tổng cộng 30 triệu]!!!! Mình phải giải thích, xong nhân viên ấy dòm dòm, nói em sẽ fax cái này cho bên liên quan, rồi ... thôi, để mình ngồi chờ [ biên nhận đã nhận các giấy tờ của mình mới nộp], 1 hồi sau thấy mình ngồi hoài mới hỏi "anh cần gì nữa không??", mình mới nói cần biên nhận, cô ấy mới viết cái biên nhận cho mình, xong rồi mình hỏi: "cái này bao lâu mới có phản hồi", cô ấy trả lời cộc lốc: " 20 ngày"??!!!, không lẽ mỗi lần nộp giấy tờ bổ sung lên, rồi lại đợi "20 ngày" để xác nhận, rồi mấy bữa nữa Viettel lại đòi thêm giấy tờ này nọ, lại đợi"20 ngày"????!!!!
Những tưởng một nhà mạng lớn như Viettel, thời gian phản hồi với khách hàng phải nhanh chóng, chăm sóc khách hàng tận tình, đằng này nhân viên thì thái độ quá tệ, thời gian phản hồi "20 ngày" [Ngày 12/07/2013 mình cũng lên nộp giấy tờ thì 1 nhân viên nam bên trong góc cùng trả lời mình là ... 12 ngày, ko hiểu sao hôm nay lên lại thành 20 ngày? Cái ngày này nhân viên tự tiện đề ra hay có quy định cụ thể?? Cần 1 lời giải thích từ Viettel



Lý do mất Sim điện thoại lại mất tiền trong TK ngân hàng:
Hiện nay, phần lớn giao dịch qua internet banking trên mạng, Ngân Hàng sẽ gửi mật mã xác nhận OTP [One Time Password] về số điện thoại khách hàng đăng ký, bạn chỉ cần nhập mật mã OTP này vào, thì giao dịch hoàn tất [thành công]

[Kẻ gian không cần phải biết Tên Đăng Nhập + Mật khẩu để đăng nhập vào website Internet Banking của Ngân Hàng, chỉ cần biết Số TK + Số Thẻ + Sim điện thoại là đã có thể cướp tiền]

Ví dụ: mua thẻ điện thoại online, khi tới phần thanh toán, bạn chọn thanh toán qua thẻ nội địa [ATM], chọn Ngân Hàng Maritime [Ngân hàng tôi đang sử dụng], sẽ ra bảng bên dưới:



Bạn điền thông tin tên chủ thẻ + Số thẻ vào thì ngay sau đó vài giây Ngân hàng sẽ gửi mã xác nhận OTP [One Time Password] về điện thoại của bạn. Bạn chỉ cần xác nhận mã này vào là giao dịch thực hiện thành công.
Từ việc Viettel tùy tiện cấp Sim Tôi đang sử dụng cho kẻ gian, trong vòng 50 phút, tôi đã mất 30 triệu đồng.

Có thể tóm tắt cách lừa đảo của kẻ gian như sau:
1/ Tìm thông tin nạn nhân: lên mạng tìm các người bán hàng online mạng, giả làm khách mua hàng, lấy thông tin chuyển khoản, số điện thoại liên hệ
2/ Dùng 5 - 10 sim khuyến mãi gọi vào số điện thoại của nạn nhân
3/ Ra nhà cung cấp mạng báo mất sim, xin cấp lại sim mới
4/ Khi có sim mới, tiến hành mua hàng online qua hệ thống smartlink, lấy tiền của nạn nhân

Đề nghị có lời giải thích, hướng xử lý, khắc phục để tình trạng này ko xảy ra nữa, cũng như đền bù thỏa đáng từ Viettel.

Ghi chú:
1/ Tất cả các thông tin Tôi đề cập bên trên đều là sự thật, có đầy đủ các bằng chứng
2/ Bài viết này sẽ được đăng trên nhiều website, forum khác nhau với mục đích cảnh báo, nên phần thông tin cá nhân mình sẽ xóa đi, nếu bạn nào cần thêm thông tin, có thể liên hệ qua email: thanhhai3007@gmail.com

Đấu số 155 là gì?

Tổng đài tin nhắn 155 Viettel.

Tin nhắn 155 là gì?

Dịch vụ 155 Viettel [hay còn gọi tổng đài 155 Viettel] một trong tổng đài cung cấp thông tin quan trọng của nhà mạng đến cho khách hàng. Tổng đài 155 Viettel tổng đài tự động gửi tin cho khách hàng nên không có tốn bất kỳ chi phí nào của thuê bao. Nhận tin từ 155 hoàn toàn miễn phí.

Tại sao 155 lại trừ tiền?

155 là một trong những đầu số tổng đài của Viettel hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến hoá đơn, đấu nối sim, chuyển đổi sim,… đến cho khách hàng. Đây là tổng đài hoàn toàn miễn phí không trừ bất kỳ chi phí nào kể cả khi nhận tin nhắn vậy nên bạn không phải lo lắng việc trừ phí phát sinh.

Số tổng đài của Viettel là báo nhiêu?

Kênh Tổng đài - Tổng đài 18008098: tư vấn và giải đáp thông tin dịch vụ không dây: di dộng, HomePhone, Dcom. - Tổng đài 18008119: Tư vấn, báo hỏng và hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ cố định [điện thoại cố định], truyền hình, internet có dây [ADSL, FTTH].

Chủ Đề