Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì

Infographic | Video | Bản tin

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Infographic | Video | Bản tin

Gần đây, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải dễ dàng để chơi là thắng.

Bên cạnh, cổ phiếu thì trái phiếu đang được các nhà đầu tư quan tâm và trở thành mặt hàng "bán chạy" trong thời gian gần đây. Trái phiếu là sản phẩm tài chính do một tổ chức phát hành [chính phủ hoặc doanh nghiệp] để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.

"Nhận được số tiền lãi hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm; Mức độ rủi ro thấp hơn so với sở hữu cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông khi công ty đi đến giải thể hoặc phá sản; Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư; Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư", đây là lời giới thiệu cho sản phẩm đầu tư trái phiếu từ một trong những công ty chứng khoán hàng đầu.

Tuy nhiên, tương tự với các sản phẩm khác, nhà đầu tư nên cẩn trọng trước khi xuống tiền đầu tư. "Với một thị trường sôi động, nhà đầu tư được hưởng lợi rất nhiều từ sự đa dạng sản phẩm và mặt bằng lợi suất cao.

Tuy vậy, bất cứ loại hình đầu tư nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Chính vì vậy các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới cần có những bước đi thận trọng", anh Ngô Duy Dương, Chuyên viên tư vấn khách hàng cao cấp của một công ty chứng khoán vốn nước ngoài tại Việt Nam, nói.

Cụ thể, anh Dương lưu ý nhà đầu tư cần có hiểu biết về pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trái phiếu. "[Việc này] rất quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể được bảo vệ tốt nhất trong những trường hợp không may xảy ra, đặc biệt là quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp trong trường hợp mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ", nam chuyên viên tư vấn này nhấn mạnh.

Những điều mà nhà đầu tư cần quan tâm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đồ họa: HSC

Bên cạnh đó, cần phải chú trọng, tìm hiểu kỹ doanh nghiệp có ý định đầu tư. "Tình hình kinh doanh có tốt không? Tình hình tài chính có lành mạnh không? Doanh nghiệp đang vay nợ những ai? Đã phát hành bao nhiêu đợt trái phiếu trước đó và có bị chậm trả lãi không?", anh Dương liệt kê các câu hỏi mà nhà đầu tư nên hỏi chuyên viên tư vấn. "Các nhà đầu tư nên yêu cầu các chuyên viên tư vấn cung cấp đầy đủ hồ sơ và tài liệu pháp lý của các lô trái phiếu đang chào bán".

Cùng đó, nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến tài sản đảm bảo của lô trái phiếu đó. "Với các nhà đầu tư mới, thường rất thích những tài sản đảm bảo là bất động sản. Tuy nhiên cần lưu ý không phải cứ bất động sản là tốt bởi vì nếu những lô đất được dùng làm tài sản đảm bảo có thanh khoản thấp [khó bán] hay ở những khu dự án khó phát triển được thì nhà đầu tư cần cân nhắc xem xét lại", anh phân tích.

Bên cạnh đó một số tài sản đảm bảo được ghi là "Tài sản hình thành trong tương lai" trên bất động sản đó cũng rất khó định lượng giá trị. Ngoài ra có một số dạng tài sản đảm bảo khác như cổ phần, cổ phiếu.. hoặc có bảo lãnh ngân hàng cũng được sử dụng khá phổ biến. Dù trong trường hợp nào thì nhà đầu tư cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ xem những sự đảm bảo đó có thực sự có giá trị hay không.

Vậy trái phiếu có thực sự an toàn?

Theo anh Duy Dương, trái phiếu cũng như rất nhiều sản phẩm đầu tư khác. Tất cả chúng đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Lợi suất càng cao thì rủi ro đi kèm càng lớn. "Trên thị trường hiện nay thậm chí có một số đơn vị quảng cáo lãi suất rất cao lên tới 15%, thậm chí đâu đó chào mời 20%, trong khi mặt bằng chung của trái phiếu phát doanh nghiệp phát hành riêng lẻ hiện tại chỉ từ 9-11%", anh Dương phân tích. Nếu biết lựa chọn những mã trái phiếu tốt thì đây là một kênh sinh lời ổn định, đáng để đưa vào danh mục đầu tư.

"Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về khả năng trả nợ của tổ chức phát hành cũng như [các] điều khoản, điều kiện của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư nên lựa chọn tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn uy tín, tìm kiếm nguồn thông tin minh bạch", công ty chứng khoán TP HCM [HSC] khuyến nghị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Trong khi đó, biên độ dao động lợi suất của cổ phiếu trong ngắn hạn thường cao hơn trái phiếu. Nếu nhà đầu tư không ngại rủi ro, có khả năng phân tích tài chính, doanh nghiệp, muốn một mức lợi suất cao thì sẽ thích đầu tư cổ phiếu hơn. Còn khi tìm đến trái phiếu thì các nhà đầu tư thường mong muốn một kênh sinh lời ổn định và bền vững hơn.

"Với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thì có rào cản gia nhập cao do quy định của nhà nước thì nói nhà đầu tư "cần nhiều tiền" cũng đúng", anh Dương trả lời cho quan niệm "trái phiếu chỉ dành cho nhà giàu". Tuy vậy, trên thị trường đã có những sản phẩm trái phiếu được phát hành ra công chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, các nhà đầu tư phổ thông cũng có thể bắt đầu với số vốn chỉ từ vài chục triệu đồng.

"Trong thời gian tới, khi nhà nước tiếp tục ban hành những chính sách giúp nâng cao năng lực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tôi nghĩ các nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều sản phẩm đầu tư chất lượng để lựa chọn hơn", anh Duy Dương tin tưởng.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital Group khuyến nghị, điều quan trọng nhất đối với nhà đầu tư cá nhân là phải cố gắng hiểu rõ nhà phát hành, hiểu rõ rủi ro mình đang đầu tư để tương xứng với lợi nhuận thu về. Trong trường hợp không thể tìm hiểu, họ có thể tìm đến sự trợ giúp của các nhà tư vấn quản lý danh mục đầu tư.

[Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị]

Theo Bộ Tài chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng nóng, xuất hiện một số hiện tượng huy động vốn trái phiếu chưa tuân thủ quy định của pháp luật.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì ? Quy định pháp luật trái phiếu doanh nghiệp ? Việc phát hành trái phiếu có phải là biện pháp để tổ chức kêu gọi vốn.

Ngày 4/12/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp [Trái phiếu DN]. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2019 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn của mình.

Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là gì ? Công ty nào được phát hành trái phiếu ?

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác [nếu có] của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Đối tượng được phát hành

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN.

Cần lưu ý doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số; doanh nghiệp nhà nước thì ngoài việc tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu; phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều kiện và đặc điểm của trái phiếu 

Pháp luật quy định điều kiện và đặc điểm của trái phiếu DN.

Kỳ hạn trái phiếu

Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.

Khối lượng phát hành

Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ.

Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu

a] Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;

b] Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;

c] Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.

Mệnh giá trái phiếu

a] Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 [một trăm nghìn] đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 [một trăm nghìn] đồng Việt Nam.

b] Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

Hình thức trái phiếu

a] Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;

b] Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.

Lãi suất danh nghĩa trái phiếu

a] Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi;

b] Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng;

c] Doanh nghiệp quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Loại hình trái phiếu

a] Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;

b] Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.

>> Xem thêm: Loại trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu của công ty TNHH

Giao dịch trái phiếu

Trái phiếu DN bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu DN được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.

Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu DN

Do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.

Hiện nay, có rất nhiều người đang không hiểu được rõ trái phiếu và cổ phiếu. Những nhà kinh doanh, đầu tư cần phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Trên đây là nội dung về trái phiếu doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miến phí.

Video liên quan

Chủ Đề