Giáo sư phan văn trường là ai

Có tập đoàn địa ốc quy mô lớn tạo ra ganh đua không lành mạnh trong nội bộ, còn một tổng công ty nhà nước muốn quốc tế hóa khi chưa đủ lực. Đó nhận định của GS Phan Văn Trường.

GS Phan Văn Trường nói về vấn đề quản trị của Vingroup, Viettel GS phân tích trên tinh thần không chỉ trích đối với cách quản trị của các doanh nhân Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Mạnh Hùng.

Cuối tuần qua, cuốn sách mới Một đời quản trị của GS Phan Văn Trường ra mắt tại TP.HCM. Sách do NXB Trẻ ấn hành, tiếp nối cuốn sách về kinh doanh và quản trị trước đó của cùng tác giả là Một đời thương thuyết.

Một đời quản trị không chỉ viết về nghệ thuật quản trị, một chủ đề vẫn chưa được bàn thấu đáo ở Việt Nam, mà còn là câu chuyện cuộc đời của GS Phan Văn Trường, một người Việt tài danh trên trường quốc tế.

Những sai lầm quản trị

GS Phan Văn Trường nổi tiếng với khả năng thuyết giảng dễ hiểu và gần gũi về các vấn đề chuyên môn phức tạp với số đông công chúng. Trước câu hỏi về khả năng quản trị của các tập đoàn hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam, GS nói: "Tôi cần xin lỗi trước các lãnh đạo những tập đoàn này vì dù sao họ đã dẫn dắt nền kinh tế của chúng ta được như ngày hôm nay".

GS Phan Văn Trường giao lưu với độc giả và sinh viên trong buổi ra mắt sách Một đời quản trị.

Cách dùng từ của GS Phan Văn Trường khá mạnh mẽ nhưng ông góp ý với thái độ chừng mực, hiểu biết. Ông lý giải: "Nhân viên không thể nào chịu nổi sự ganh đua đó, họ sẽ cảm thấy tủi nhục và bị lãnh đạo nghi ngờ sự cố gắng của mình".

GS Phan Văn Trường cũng từng trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc tập đoàn Viettel. Ông được ông Hùng chia sẻ về khát vọng "quốc tế hóa" tập đoàn viễn thông này.

"Quốc tế hóa không phải chỉ là nói tiếng Anh. Khi đưa nhân viên ra nước ngoài để quốc tế hóa, người lãnh đạo phải biết liệu nhân viên của mình sang nước ngoài sống để làm việc thì có thể quen với tập quán ở đó không. 60-70% người Việt Nam cứ 3 ngày thiếu nước mắm là không sống nổi rồi", GS phân tích.

Theo GS, vấn đề lớn nhất khi tập đoàn Viettel muốn quốc tế hóa chính là nhân lực. Mà con người là yếu tố quan trọng nhất trong quản trị. Tập đoàn này từng gửi nhân viên đến Mozambique 1 năm để làm việc. Nhân viên phải sống xa gia đình vì vợ con họ không thể sang cùng: vợ không có việc làm còn con khó tìm trường học.

Muốn làm việc, nhân viên phải chấp nhận sống xa gia đình một năm. Ở những trường hợp như vậy, nhân viên khó công tác hiệu quả.

Một trường hợp khác mà GS Phan Văn Trường có trải nghiệm trực tiếp vì ông từng ở trong hàng ngũ lãnh đạo, đó là Tân Hiệp Phát. Ông kể, trong một lần tìm kiếm giám đốc tài chính, tập đoàn này đã họp rất kỹ để vạch ra một ma trận những tiêu chí của vị trí này.

GS Phan Văn Trường nói về chuyện quản trị của Tân Hiệp Phát Tập đoàn này từng mời một giám đốc tài chính đẳng cấp thế giới nhưng vị này cũng từ chức sau 6 tháng.

Sau đó, họ tuyển được một giám đốc tài chính xuất sắc từ Mỹ về. Nhưng vấn đề là, chỉ 6 tháng sau, vị giám đốc tài chính mới cũng nộp đơn từ chức. Lý do nằm ở đâu? Khi GS Trường hỏi kỹ, câu trả lời là: "Tất cả những hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên chỉ có một người duy nhất được ký, là Trần Quý Thanh [nhà sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát - PV]".

Và như vậy, số hóa đơn mà ông chủ tập đoàn cần ký mỗi ngày cao đến... một thước. Vị giám đốc tài chính đẳng cấp thế giới với khoản tiền lương khủng, được mời về với rất nhiều kỳ vọng, cuối cùng lại không có thực quyền và chỉ còn cách từ chức.

Những câu chuyện thực tế như vậy, GS Phan Văn Trường chọn không đưa vào sách, nhưng ông thẳng thắn phân tích khi giảng dạy hoặc diễn thuyết công cộng, vì cho rằng những kinh nghiệm đó rất cần thiết với sinh viên - các nhà quản trị tương lai của đất nước.

Một cuốn sách đẳng cấp?

GS Phan Văn Trường từng lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn của thế giới, là chuyên gia cao cấp lĩnh vực đàm phán quốc tế, từng là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế, hiện vẫn là cố vấn Chính phủ Pháp. Động lực thôi thúc ông viết Một đời quản trị là người Việt vẫn chưa có những cuốn sách về quản trị của riêng mình mà toàn là sách dịch từ nước ngoài.

Trong lời tựa cuốn sách, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch, Tổng giám đốc FPT Software, nhận định: "Hai cuốn sách tôi đánh giá là có giá trị nhất với mỗi doanh nhân là Good to Great [Từ tốt đến vĩ đại] và Build to Last [Xây dựng để trường tồn] của Jim Collins. Tôi mong có một tác giả người Việt có thể viết cho doanh nhân Việt một cuốn sách ở tầm cỡ đó".

Và ông Tiến khẳng định: "Hãy tin tôi, bạn đang cầm cuốn sách đó trên tay".

Bìa cuốn sách Một đời quản trị.

Trong Một đời quản trị, GS Phan Văn Trường chỉ ra nhầm lẫn cơ bản của các doanh nhân là giữa quản lý và quản trị. Ông đưa ra những đường hướng xây dựng doanh nghiệp trường tồn và khẳng định "quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người".

"Sau khi viết xong Một đời thương thuyết cách đây 2 năm, tôi không nghĩ rằng mình sẽ viết thêm một cuốn sách thứ hai. Thế nhưng, những trải nghiệm, học hỏi trong suốt 40 năm nghề nghiệp vẫn cuồn cuộn trong dòng máu, tôi cảm thấy mình không viết ra thì chưa làm tròn bổn phận", GS Phan Văn Trường chia sẻ lý do ông viết Một đời quản trị.

GS Phan Văn Trường sinh năm 1946. Ông là chuyên gia đàm phán quốc tế, từng lãnh đạo ba tập đoàn đa quốc gia làm việc trên 60 nước. Ông từng hội kiến với khá đông chính khách và nguyên thủ quốc gia. Hiện ông vẫn giữ vai trò cố vấn Chính phủ Pháp, kiêm giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP.HCM và là thành viên Hội đồng Quản trị tập đoàn Hòa Bình.

Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh năm 2007.

Giáo sư Phan Văn Trường đã có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà từ khi trở về nước. Phan Văn Trường là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã bắt đầu như thế nào?

1. Giáo sư Phan Văn Trường là ai

Giáo sư Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 7 năm 1946 tại Ninh Giang, thành phố Hải Dương, Việt Nam. Cha ông tên Phan Văn Tạo.

Ông kết hôn cùng bà Vũ Thị Mộng Lan năm 1972. Giáo sư Phan Văn Trường có 3 người con gồm: 2 cô con gái là Phan Vân Lan và Phan Vân Đào. Ông còn có một người con gái nuôi là Isaure Galley, cô là cháu gái của Robert Galley, cháu gái của một vị tổng trưởng lão của nước Pháp.

Giáo sư Phan Văn Trường từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như:

Từ năm 1989 đến năm 1992, ông giữ chức phó chủ tịch tập đoàn Alstom

Năm 1986 đến năm 1989, ông giữ chức giám đốc tập đoàn Alstom khu vực châu Á.

Những năm 1997 đến năm 2004, ông giữ chức giám đốc công ty Suez tại khu vực châu Á.

2. Tiểu sử GS Phan Văn Trường

Từ năm 1970, ông tốt nghiệp kỹ sư tại trường Quốc gia cầu đường của nước Pháp.

Ở những năm đầu của sự nghiệp, ông làm giảng viên tại đại học Paris Panthéon-Sorbonne.

Sau đó, ông tham gia làm việc từ vị trí nhân viên cho tập đoàn Alsthom Power[ một tập đoàn quốc tế về điện lực] trong nhiều năm. Vốn không phải là người dân bản xứ tại nước Pháp, Phan Văn Trường đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể vượt qua các đối thủ nhiều kinh nghiệm trong công việc. Một cơ duyên bất ngờ đến với ông khi một lãnh đạo cấp cao của cty nghỉ việc. Nhờ có cơ duyên này cùng với tài năng, sự cần cù mà ông đã được đề bạt lên vị trí lãnh đạo của tập đoàn.

Sau nhiều năm phấn đấu, đến năm 1986 ông giữ chức phó chủ tịch Althorm Power cho đến năm 1992.

Những năm sau đó, Phan Văn Trường liên tiếp được giữ chức vụ quan trọng trong tập đoàn Alsthom. Đến khi về hưu, ông quay lại Việt Nam và giữ chức chủ tịch Lyonnaise Vietnam – BOT company từ năm 1998 đến năm 2004. Từ năm 2006 đến năm 2008, Phan Văn Trường giữ chức vụ Wah Seong Việt Nam.

Ở những thời điểm huy hoàng nhất trong sự nghiệp, giáo sư đã từng là cố vấn cho chính phủ Pháp về thương mại quốc tế. Khi trở về nước, giáo sư đảm nhiệm chức vụ giáo sư cao học ngành Kinh tế đô thị và quy hoạch vùng tại trường đại học kiến trúc TP. Hồ Chí Minh kiêm cố vấn hội đồng quản trị của công ty xây dựng Hòa Bình.

Tuy đã cao tuổi, nhưng những kiến thức mà giáo sư dành cho thế hệ trẻ khởi nghiệp luôn có giá trị cao. Bởi vì phần lớn những kiến thức mà ông giảng dạy đều xuất phát từ thực tế những năm tháng làm việc miệt mài nơi đất khách.

Vào năm 2014, giáo sư được đề bạt giữ chức chủ nhiệm chương trình đào tạo Kỹ năng quản trị và lãnh đạo thuộc viện John von Neumann của trường đại học quốc gia Tp. HCM. 

Giáo sư quả thật đã dành trọn thời gian, tâm sức cho thế hệ những doanh nhân mới ở Việt Nam.

Ông luôn mong mỏi Việt Nam sẽ có nhiều hơn doanh nhân vừa có tâm, vừa có tâm để góp phần xây dựng đất nước.

3. Cuộc đời và sự nghiệp

3.1 Cuộc đời

Lúc thiếu thời, ông Phan Văn Trường sinh sống ở Hà Nội. Đến những năm 1954, ông cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống và theo học tại trường trung học Jean Jacques Rousseau. Sau đó, ông theo gia đình sang Pháp định cư và được tiếp nhận nền giáo dục hiện đại của nước Pháp ngay từ nhỏ. Đến năm 1967, Phan Văn Trường đã thi đậu vào trường quốc gia cầu đường của Pháp [École Nationale des Ponts et Chaussées]. Phan Văn Trường từng tham gia việc làm luận án tiến sĩ kinh tế đô thị và quy hoạch vùng nhưng ông bỏ dở không lâu sau đó. Những khoảng thời gian sau, giáo sư Phan Văn Trường dấn thân vào nghề nghiệp kỹ sư. Kế đến, ông tham gia vào việc quản trị doanh nghiệp cho các tập đoàn lớn cho đến khi về hưu năm 2004.

3.2 Sự nghiệp

Giáo sư Phan Văn Trường là một trong những công dân Pháp gốc Việt hiếm hoi được phong tặng tước hiệu Bắc Đẩu Bội Tinh. Sự nghiệp của giáo sư Phan Văn Trường khởi đầu không có xuất phát điểm cao như những người Pháp bản xứ khác. Ông phải bắt đầu từ vị trí thấp trong các tập đoàn điện lực. Tuy nhiên, với năng lực, sự cần cù, cách xử lý công việc quản trị sáng tạo mà tài năng của ông đã được ghi nhận. 

Sự nghiệp quản trị quốc tế của ông bắt đầu thăng hoa khi ông đến công ty SGTE vào năm 1977.

Tại đây, ông đã có cơ hội nghiên cứu cảng biển nước sâu và được tham gia vào việc phát triển các dự án công nghiệp cho Indonesia. Đến năm 1986, ông tham gia vào vị trí quan trọng trong tập đoàn Alsthom trong việc cung cấp nhiều đầu máy xe lửa cho Trung Quốc. Giáo sư cũng đảm nhiệm công việc đàm phán các dự án quan trọng cho tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.

Chính vào thời điểm này, ông nhận được huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh từ chính phủ Pháp cho những đóng góp của mình.

Khi đã nghỉ hưu và trở về nước Việt Nam, giáo sư không nghỉ hưu mà vẫn tham gia vào công việc giảng dạy tại trường đại học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách về kỹ năng lãnh đạo mà chúng đều cung cấp những bài học quý giá cho những doanh nhân trẻ Việt Nam.

4. Góp sức vun trồng thế hệ doanh nhân thời đại mới

GS luôn dành nhiều tâm sức cho việc đào tạo những doanh nhân trẻ. Yếu tố nhân sự luôn được giáo sư đặt lên hàng đầu trong việc quản trị một doanh nghiệp hiệu quả. Ông cho rằng: “ Điều quan trọng là làm sao những người khác cảm thấy thích hợp tác với mình. Yếu tố công nghệ, dự án nói sau. Bởi vì mối quan hệ giữa người với người cái đó mới quan trọng”.

“Bình thường mình chỉ rút  từ một nhân viên khoảng 60%. Nhưng những người có động lực cao thì mình có thể lấy được 120, 140% từ năng lực năng lượng của họ. Thêm vào đó, khi mà đã có năng lượng của người đó thì họ sẵn sàng làm việc nhóm. Tức là công ty của mình không chỉ có nhiều người giỏi, mà tập thể còn gấp đôi lần ba lần tập thể trước kia.” GS chia sẻ.

5. Các khóa học online và sách của giáo sư Phan Văn Trường

Giáo sư Phan Văn Trường là tác giả của các cuốn sách: Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Một đời tìm đường.

Các khóa học online về quản trị của giáo sư Phan Văn Trường có thể kể đến như:

Nghệ thuật quản trị

>> Xem thêm đánh giá về khóa học quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán

Nghệ thuật quản trị thời gian.

GS hiện dùng những số tiền thu được từ những khóa học, việc bán sách để dùng vào công tác giáo dục từ thiện cho những miền quê.

Như vậy, hoclamgiau vừa gửi đến các bạn các thông tin xoay quanh tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Phan Văn Trường. Mong rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong những bài viết theo

Hãy cám ơn chúng tôi bằng cách like fanpage và share bên dưới

Video liên quan

Chủ Đề