Dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng từ năm học 2020 – 2021, bắt đầu ở khối lớp 1 và sẽ theo phương pháp “cuốn chiếu” đến lớp 12. Đây là một bước ngoặt hoàn toàn mới đối với nền giáo dục của Việt Nam, cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học.

I. Nguyên nhân Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi chương trình giáo dục hiện hành

Nền giáo dục Việt Nam từ sau giải phóng năm 1975 đến thời điểm hiện tại đã trải qua 3 lần cải cách. Tuy nhiên, những lần cải cách thì vẫn chỉ thay đổi nội dung sách giáo khoa, còn kiến thức và phương pháp thì vẫn như vậy.

Trải qua 45 năm, nền kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ đã thay đổi rất nhiều, nhưng chương trình giảng dạy thì không hề thay đổi. Điều này khiến cho chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu cũng như tình hình phát triển kinh tế của đất nước và trên thế giới.

Phương pháp giáo dục cũ chủ yếu tập trung vào lý thuyết, học sinh ít có điều kiện có thực hành vận dụng vào thực tiễn. Thiếu sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa đào tạo và sản xuất.

 Hơn nữa, phương pháp truyền thụ chủ yếu là một chiều, khiến học sinh quen với việc lắng nghe nhưng lại không được bày tỏ quan điểm riêng, không biết cách làm việc theo nhóm, dẫn đến thiếu hụt những kĩ năng mềm cần thiết.

Từ những lý do này bắt buộc Việt Nam cần có một chương trình giáo dục hoàn toàn mới, thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức, phương pháp dạy và học để bắt kịp với thời đại, nhịp độ phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thông qua và chính thức áp dụng từ năm học 2020 -2021, bắt đầu từ khối tiểu học mà cụ thể là từ lớp 1 và “cuốn chiếu” đến lớp 12.

Vậy Chương trình giáo dục phổ thông mới này có thật sự mới, nội dung giáo dục là gì?

II. Nội dung chương trình giáo dục mới

1. Mục tiêu:

Chương trình giáo dục mới khối tiểu học là xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản, hài hòa giữa thể chất và tinh thần, năng lực cá nhân và phẩm chất.

Chương trình giáo dục trung học cơ sở tạo điều kiện để học sinh có điều kiến để phát triển những năng lực, phẩm chất được hình hình thành ở cấp tiểu học, biết cách vận dụng những kiến  thức đã được học để hoàn thiện kĩ năng bản thân. Đồng thời, bước đầu hiểu về các ngành nghề xã hội để xác định được mục tiêu học tập tiếp theo là lên trung học phổ thông, học nghề hay tham gia lao động

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những năng lực, kĩ năng cần có đối với một lao động. Đồng thời giúp các em định hướng được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học đại học hay tham gia lao động.

2. Những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới

– Nội dung giáo dục:

+ Xây dựng nội dung theo hướng khoa học, phù hợp với lứa tuổi và trình độ học sinh. Học tích hợp ở lớp nhỏ và phân hóa dần khi lên các lớp lớn hơn [Ví dụ Lý-Hóa-Sinh khối tiểu học hợp thành môn Khoa học tự nhiên, Sử-Địa hơp thành môn Khoa học xã hội. Lên cấp 3 sẽ phân hóa tự chọn theo năng lực và sở thích]

+ Chương trình xây dựng tổng thể, nhất quán và có sự liên kết từ lớp 1-12, chia thành hai giai đọan. Áp dụng chương trình giáo dục cơ bản đối với khối tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục định hướng nghề nghiệp đối với khối trung học phổ thông.

+ Chương trình học sẽ hướng vào học sinh nhiều hơn, tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực, sở trường riêng. Từ đó định hướng được ngành nghề phù hợp

– Phương pháp biên soạn:

+ Một chương trình giáo dục nhưng nhiều bộ sách khác nhau. Các bộ sách này mang tính chất là công cụ, phương pháp để dạy học, để hướng vào giá trị cốt lõi của nội dung học. Có nghĩa nội dung chương trình chỉ có một, nhưng sẽ có nhiều bộ sách khác nhau với cách trình bày khác nhau, chỉ cần đạt được mục tiêu đã đề ra

+ Nhà giáo, nhà khoa học và các tổ chức đều có thể viết sách. Bộ GD&DT sẽ thẩm định, phê duyệt và quyết định có cho phép lưu hành hay không.

3. Một số hạn chế của chương trình giáo dục mới

– Chương trình vừa ban hành theo cách thức mới, nội dung mới, phương pháp mới nên thầy cô phải mất nhiều thời gia thay đổi và làm quen với cách dạy mới

– Việc cách cải chương trình liên tục khiến phụ huynh vừa thích nghi với chương trình này lại phải đổi sang một chương trình mới, gây khó khan rất nhiều trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình

– Có tới 5 bộ sách nên nhà trường và giáo viên phải bỏ thời gian để tìm hiểu thật kĩ ==> tốn rất nhiều thời gian, phải cẩn thận để đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

– Thiếu thốn cơ sở vật chất và giáo viên vì theo nội dung chương trình mới thì học sinh phải học 2 buổi. Đồng thời, chương trình mới áp dụng các phương tiện công nghệ hiện đại nên chi phí cao và đòi hòi giáo viên phải cập nhật cả về kiến thức và kĩ năng sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy.

– Giáo viên có rất nhiều lo lắng vì cho đến hiện tại ‘quyền tự chủ cho tổ bộ môn sắp xếp lại nội dung, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh ở trường mình’ chỉ dừng lại ở mức bố trí tiết học thế nào, kết hợp hay chia tách nội dung của sách giáo khoa mà không phải là định hướng nội dung và tự do chọn lựa chương trình.

4. Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách học như nào? Làm sao để đáp ứng được mục tiêu của chương trình mới?

– Về phía nhà nước:

+ Sẽ lấy công nghệ thông tin làm nền tảng chính trong công tác đào tạo giáo viên.

+ Trường Sư phạm cũng đã có những ngành đào tạo mới để đáp ứng được nhu cầu cải cách hoàn toàn mới

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất đối với các trường

– Về phía giáo viên:

Giáo viên đóng vai trò chủ đạo vô cùng quan trọng trong chương trình giáo mới này. Vì vậy, giáo viên là những người phải không ngừng cập nhật tin tức trên mọi phương diện để truyền thụ cho học sinh. Vừa phải có kiến thức giảng dạy, vừa phải có kiến thức về kinh tế, xã hội, đời sống…, vừa phải nắm bắt được công nghệ để vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ giảng dạy.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là một sự đổi mới hoàn toàn, là bước đột phá trong phương pháp giáo dục của nền giáo dục Việt Nam. Với chương trình mới này, chúng ta có một niềm tin rằng thế hệ học sinh trong tương lai sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức lẫn kĩ năng mềm; chương trình giáo dục của Việt Nam sẽ thế giới công nhận

     Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

     Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] mới - được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này.

     Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6 với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học của các trường học. Mặc dù vậy, nhà trường, giáo viên, học sinh trường THCS Đồng Lộc vẫn cố gắng khắc phục mọi khó khăn để bước vào năm học mới đầy khí thế. Nhà trường tập trung xây dựng cơ sở vật chất, mỗi phòng học được trang bị một tivi để giáo viên thuận lợi tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin, giúp học sinh hứng thú học tập và dễ tiếp thu. Nhà trường đã tổ chức tập huấn kỹ cho đội ngũ giáo viên 3 module về Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đồng thời giáo viên cũng được tập huấn kĩ về Công nghệ thông tin để đảm bảo tốt nhất cho quá trình dạy học.

    Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy được thảo luận kỹ càng trong từng tổ chuyên môn, các tổ CM đã tổ chức một số giờ dạy thử nghiệm để giáo viên toàn trường dự giờ và góp ý. Qua đó, các giáo viên có thêm cơ hội làm quen với phương pháp dạy học mới, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho chính mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở những giai đoạn tiếp theo

Cô giáo Trần Thị Huyền trong tiết dạy Địa Lí

HS tích cực hoạt động nhóm

     Những tiết dạy theo hình thức đổi mới,  Việc đổi mới từ cách soạn giáo án, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tăng cường hoạt động nhóm trong các giờ học, đến phương pháp dự giờ theo hướng chú trọng quan sát các hoạt động, năng lực, sự hiểu biết của học sinh trong mỗi giờ học đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy và học.

Thầy giáo Phan Khắc Thắng - GV Toán hướng dẫn HS thực hiện hoạt động nhóm

HS tích cực trong các hoạt động

     Thông qua các tiết thao giảng cho thấy việc tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường rất chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt, phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục và thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho các thành viên trong nhà trường.

Video liên quan

Chủ Đề