Để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây

          Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và qua những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo Luật: Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 riêng biệt [hiện nay Luật Tố cáo năm 2011 đã được thay thế bằng Luật Tố cáo năm 2018]. Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo. Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.

          Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trên thực tiễn việc phân định giữa khiếu nại và tố cáo là công việc không hề đơn giản ngay cả đối với những người thường xuyên phải xử lý đơn thư hay các vụ việc nhận được. Sự phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân, từ sự phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để có thể phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo, cũng như xử lý những tình huống có sự lẫn lộn giữa khiếu nại, tố cáo đang xảy ra trong thực tiễn. Cụ thể:

          - Thứ nhất về chủ thể: Theo quy định tại Điều 2, Luật Tố cáo thì chủ thể của tố cáo chỉ có thể là cá nhân, trong khi đó theo quy định của Luật Khiếu nại thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

          - Thứ hai về đối tượng: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn, đó là “hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

          - Thứ ba về mục đích: Mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.

          - Thứ tư về cách thức thực hiện: Cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong khi đó, cách thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo “báo” cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi phạm pháp luật.

          - Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh kết luận và quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi chứ không phải ra quyết định giải quyết tố cáo./.

Hà Văn Dương

    Hỏi: Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trách nhiệm của người bị khiếu nại và của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và các trách nhiệm các liên quan đến khiếu nại có hiệu lực pháp luật?

    Trả lời: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại đã quy định rõ vấn đề được hỏi như sau:

    - Về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, Nghị định này quy định: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật... Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

 

Một buổi làm việc của Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ làm việc tại Bình Dương về giải quyết khiếu nại, tố cáo

    - Trách nhiệm của người bị khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật quy định như sau: …Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính thì người bị khiếu nại phải ban hành quyết định mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính bị khiếu nại; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính đó. Trường hợp người khiếu nại không chấp hành thì người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế người khiếu nại thi hành quyết định hành chính đó. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền cưỡng chế phải xây dựng phương án tổ chức cưỡng chế đảm bảo hiệu quả, khả thi; chú trọng việc vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định hành chính trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, tham gia quá trình cưỡng chế. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là đúng pháp luật thì người khiếu nại phải chấp hành. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận hành vi hành chính là trái pháp luật thì người bị khiếu nại phải chấm dứt hành vi hành chính đó. Người bị khiếu nại có trách nhiệm báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

    - Về trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quy định: Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm [nếu có]. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

    - Về trách nhiệm của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cụ thể là: Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm. Chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    - Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quy định là: Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

    - Về trách nhiệm của cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật quy định: Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thi hành quyết định hành chính theo quy định tại Nghị định này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các biện pháp để thi hành quyết định hành chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật…

    - Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

Phương Anh

Video liên quan

Chủ Đề