Để giảm thiểu phát thải các loại khí nhà kính hoa kỳ chú ý biện pháp nào sau đây

Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình Mục tiêu tham vọng đến năm 2025 của Tổng thống Obama nhằm cắt giảm 26-28% ô nhiễm khí hậu của Mỹ so với mức 2005

Để tham khảo các mục tiêu, nhấn vào ĐÂY.

Dựa trên những tiến bộ lớn đạt được dưới thời Tổng thống Obama trong việc cắt giảm khí thải gây ra biến đổi khí hậu và đang là một vấn đề hàng đầu trên diễn đàn quốc tế, hôm nay Hoa Kỳ đã đệ trình mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính lên Công ước Khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu [UNFCCC]. Mục tiêu này, được gọi là Phần Đóng góp Dự kiến Được Xác định theo Từng Quốc gia [INDC] là một tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ được thông báo ở Trung Quốc vào năm ngoái nhằm cắt giảm 26-28% mức khí thải so với mức của năm 2005 vào năm 2025, và thực hiện những nỗ lực lớn nhất để giảm 28%.

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập- hai nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất và quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất- đã đưa ra tuyên bố lịch sử về các mục tiêu liên quan tới biến đổi khí hậu giai đoạn sau năm 2020 của Mỹ và Trung Quốc. Lần đầu tiên, Trung Quốc cam kết hạn chế mức phát thải khí nhà kính, cam kết mức phát thải tối đa vào khoảng 2030, nỗ lực hết sức để đạt mức tối đa sớm, và tăng tỷ lệ tiêu thụ năng lương phi hoá thạch lên khoảng 20% vào năm 2030. Tiếp theo tuyên bố lịch sử đó, Liên minh châu Âu đã đặt ra mức INDC tham vọng và có thể đạt được là cắt giảm 40% mức khí thải vào năm 2030. Và tuần trước, Mêhicô đã tuyên bố rằng nước này sẽ đạt tổng mức khí thải nhà kính lớn nhất trước năm 2026- được hỗ trợ bởi những chính sách mạnh mẽ vô điều kiện và một tổ công tác song phương mới để mang lại sự hài hoà về chính sách khí hậu với Hoa Kỳ.

Với những hành động này, cũng như với các mục tiêu INDC mạnh mẽ của Na Uy và Thuỵ Sỹ, những nước đại diện hơn 50% lượng phát thải CO2 toàn cầu đã tuyên bố hoặc chính thức báo cáo các mục tiêu của mình. Hành động ngày hôm nay của Hoa Kỳ thêm một lần nữa cho thấy động thái tiến tới việc đạt được một thoả thuận về khí hậu vào tháng 12 này ở Pari, đồng thời cho thấy Tổng thống Obama cam kết với việc đi đầu trên diễn đàn quốc tế này.

Mục tiêu của Hoa Kỳ là sẽ tăng khoảng gấp đôi tốc độ cắt giảm ô nhiễm carbon ở Mỹ từ mức 1,2 %  trung bình năm trong giai đoạn 2005-2020 lên khoảng 2,3-2,8% trung bình năm trong giai đoạn 2020-2025. Mục tiêu tham vọng này dựa trên việc phân tích chuyên sâu mức giảm ô nhiễm carbon hiệu quả về mặt chi phí có thể đạt được theo luật hiện hành và sẽ giúp Mỹ tiến tới việc đạt được mức cắt giảm sâu trong toàn nền kinh tế là 80% hoặc hơn nữa vào năm 2050. Những nỗ lực đều đặn của Chính quyền trong việc cắt giảm khí thải sẽ đem lại mức cắt giảm ô nhiễm carbon ngày càng lớn, cải thiện y tế công cộng, và tiết kiệm tiêu dùng theo thời gian, đồng thời cung cấp nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu mới của Hoa Kỳ.

Duy trì các bước tiến

Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ ở cấp độ quốc tế khởi nguồn từ trong nước. Vào năm 2009, lượng phát thải khí nhà kính của Mỹ dự kiến tiếp tục tăng vô hạn. Khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu tham vọng là cắt giảm lượng phát thải so với mức 2005 khoảng 17% vào năm 2020. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Chính quyền đã có những động thái mạnh nhằm cắt giảm ô nhiễm carbon, bao gồm việc đầu tư hơn 80 tỷ đôla vào các công nghệ năng lượng sạch theo Đạo luật Khôi phục, thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả về năng lượng ứng dụng và kinh tế năng lượng mang tính lịch sử, tăng gấp đôi lượng sản xuất điện gió và mặt trời, và thực hiện các biện pháp hiệu quả năng lượng tham vọng. Đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã đưa ra một Kế hoạch Hành động về Khí hậu tham vọng nhằm cắt giảm ô nhiễm carbon, chuẩn bị cho quốc gia đối đầu với những tác động về khí hậu, và đi đầu trên diễn đàn quốc tế trong việc tập hợp các quốc gia lớn và nhỏ họp bàn để cam kết hành động về biến đổi khí hậu. Bên cạnh việc củng cố những nỗ lực trong nhiệm kỳ đầu tiên để thúc đẩy năng lượng tái tạo và vấn đề hiệu quả năng lượng, Kế hoạch đang cắt giảm ô nhiễm carbon thông qua những biện pháp mới, bao gồm:

  • Kế hoạch năng lượng sạch: Cơ quan Bảo vệ Môi trường [EPA] vào tháng 6/2014 đã đưa ra các nguyên tắc đối với các nhà máy điện hiện có nhằm cắt giảm mức phát thải của ngành điện xuống thấp hơn mức 30% của năm 2005 vào năm 2030 trong khi đem lại khoản lợi tịnh hàng năm từ 55-93 tỷ đôla từ việc cắt giảm ô nhiễm carbon và các khí gây ô nhiễm có hại khác.
  • Các tiêu chuẩn đối với động cơ và phương tiện xe công suất lớn: Tháng 12/2014, Tổng thống Obama đã chỉ đạo EPA và Bộ Giao thông ban hành các tiêu chuẩn giai đoạn tiếp theo về hiệu quả nhiên liệu và khí nhà kính đối với các phương tiện xe công suất lớn và trung bình vào tháng 3/2016. Những tiêu chuẩn này dựa trên những tiêu chuẩn lần đầu tiên được áp dụng đối với các phương tiện xe công suất trung bình và lớn [thuộc các dòng xe từ 2014-2018] được EPA đề xuất và hoàn tất.
  • Các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng:  Bộ Năng lượng đặt ra mục tiêu cắt giảm ô nhiễm carbon khoảng 3 triệu tấn met carbon trong toàn giai đoạn đến năm 2030 thông qua các tiêu chuẩn về bảo toàn năng lượng được ban hành dưới thời Chính quyền Obama. Bộ Năng lượng đã hoàn tất nhiều biện pháp giải quyết vấn đề khí thải của ngành xây dựng, bao gồm các tiêu chuẩn bảo toàn năng lượng đối với 29 loại thiết bị và đồ gia dụng cũng như việc xác định qui tắc xây dựng đối với các toà nhà thương mại. Những biện pháp này cũng sẽ cắt giảm hàng tỷ đô la hoá đơn tiền điện hàng năm của khách hàng.
  • Các biện pháp trong toàn bộ ngành kinh tế để cắt giảm các loại khí thải nhà kính khác: EPA và các cơ quan khác đang hành động để cắt giảm khí thải metan từ các vùng đất chôn lấp, khai khoáng than, nông nghiệp, và các hệ thống dầu khí thông qua các hành động tự nguyện mang tính hiệu quả về mặt chi phí và các qui định và tiêu chuẩn chung. Đồng thời, Bộ Ngoại giao đang làm việc để cắt giảm lượng phát thải chung các loại khí nhà kính công nghiệp- gọi là HFC, thông qua một qui định sửa đổi đối với Nghị định thư Montreal; EPA đang cắt giảm lượng phát thải HFC trong nước thông qua chương trình Chính sách về Các Giải pháp Mới Quan trọng [SNAP]; và khu vực tư nhân đã thúc đẩy các cam kết cắt giảm phát thải HFC chung tương ứng với 700 triệu tấn mét tới năm 2025.

[Hết thông cáo]

Bài của vnmission | 2 Tháng Tư, 2015 | Tìm kiếm: Thông cáo báo chí

Với vai trò là chủ nhà của COP26, Vương quốc Anh đang cho thấy những bước đi mạnh mẽ trong việc giảm thiểu lượng phát thải CO2 trong bầu khí quyển, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu.

Tháng 5 vừa qua, một dự án trị giá 30 triệu bảng Anh - được Tổ chức Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh tài trợ - đã chính thức được công bố nhằm thử nghiệm các phương pháp để cụ thể hóa nỗ lực trên một cách hiệu quả và khả thi trên diện tích đất 100 ha. Đây là một trong những cuộc thử nghiệm lớn nhất trên thế giới.

Theo đó, dự án sẽ được triển khai trên khắp Vương quốc Anh, sử dụng cây xanh, than bùn, đá vụn và than củi để thu khí CO2 từ không khí.

Trồng cây để bù đắp lượng khí thải CO2 ở Carlisle, Cumbria, tây bắc xứ Anh. [Ảnh: The Guardian]

Trồng cây để bù đắp lượng khí thải CO2 ở Carlisle, Cumbria, tây bắc xứ Anh. [Ảnh: The Guardian]

Các vùng đất than bùn bị thoái hóa ở dãy núi Pennines [phía bắc xứ England] và ở khu vực tây xứ Wales sẽ được tái tạo độ ẩm và phủ cây xanh, trong khi các mảnh đá hấp thu CO2 khi chúng vỡ vụn trong đất sẽ được thử nghiệm tại các trang trại ở Devon, Hertfordshire và miền trung xứ Wales. Loại than củi đặc biệt, hay còn được gọi là than sinh học, sẽ được chôn tại bãi xử lý nước thải, trên các khu mỏ cũ và các bờ kè đường sắt.

Việc thử nghiệm sử dụng cây xanh trên quy mô lớn để thu CO2 sẽ được tiến hành trên khắp lãnh thổ Vương quốc Anh. Trong khi đó, thử nghiệm cuối cùng sẽ đo lường tiềm năng loại bỏ carbon của các loại cây năng lượng như cây liễu và cỏ Miscanthus ở quy mô thương mại. Những loại cây này sẽ được đốt cháy để lấy năng lượng, với lượng khí thải CO2 bị giữ lại và lưu trữ dưới lòng đất.

Theo kết luận của các nhà khoa học tại Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, không có cách nào giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong phạm vi là 1,5oC như mục tiêu thế giới đang hướng đến mà không cắt giảm lượng khí thải và loại bỏ hàng tỷ tấn CO2 mỗi năm từ nay đến năm 2050. Các cố vấn khí hậu chính thức của Vương quốc Anh ước tính, để đạt phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này, lượng CO2 mà Vương quốc Anh cần phải loại bỏ hằng năm sẽ vào khoảng 100 triệu tấn.

Phối cảnh một nhà máy thu CO2 trực tiếp từ không khí quy mô lớn. [Ảnh: Insider]

Phối cảnh một nhà máy thu CO2 trực tiếp từ không khí quy mô lớn. [Ảnh: Insider]

Việc loại bỏ carbon được coi là cần thiết vì sẽ rất khó để ngăn chặn tất cả khí thải từ các lĩnh vực như hàng không, nông nghiệp và xi măng vào năm 2050. Các thử nghiệm mới là một phần của chương trình chính phủ trị giá 110 triệu bảng Anh, trong đó cũng bao gồm các thử nghiệm sử dụng công nghệ để tách CO2 trực tiếp từ không khí.

Là nước phát thải CO2 lớn thứ 2 thế giới, Mỹ cũng đang có những bước đi quan trọng trong nỗ lực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển. Ngày 17/8 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ [DOE] đã công bố khoản tài trợ 24 triệu USD cho 9 dự án nghiên cứu nhằm khám phá và phát triển các phương pháp thu nhận và lưu trữ carbon mới từ không khí.

Bộ trưởng Năng lượng Jennifer M. Granholm cho biết: “Tìm cách loại bỏ và lưu trữ carbon trực tiếp từ không khí là điều cần thiết tuyệt đối trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu của chúng ta. Khoản đầu tư vào nghiên cứu công nghệ thu giữ carbon thông qua các trường đại học và phòng thí nghiệm của Bộ sẽ đưa Mỹ trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực đang phát triển này, tạo ra việc làm được trả lương cao và giúp biến tương lai không carbon của chúng ta thành hiện thực”.

Một nhà máy thu giữ CO2 của Climeworks tại Thụy Sĩ. [Ảnh: Climeworks]

Một nhà máy thu giữ CO2 của Climeworks tại Thụy Sĩ. [Ảnh: Climeworks]

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc hạn chế lượng phát thải carbon là không đủ, và các phương pháp tiếp cận sáng tạo như thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí sẽ là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo đó, khoản tài trợ 24 triệu USD được trao cho hai phòng thí nghiệm quốc gia và bảy trường đại học, trong đó có Đại học Bang Bắc Carolina A&T, với các dự án nghiên cứu các vật liệu, hóa chất và quy trình mới chiết xuất CO2 từ không khí, bên cạnh đó là những nghiên cứu kết hợp giữa tính toán và thực nghiệm về thu giữ CO2 để cô lập hoặc tái sử dụng.

Tháng 9/2020, Na Uy công bố khoản tài trợ 1,8 tỷ USD cho dự án thu giữ và lưu trữ carbon [CCS] quy mô đầy đủ đầu tiên trên thế giới, với tên gọi “Longship”.

Theo đó, số tiền sẽ được dùng để triển khai các cơ sở thu giữ carbon tại một nhà máy xi măng ở miền nam Na Uy [do công ty xi măng Heidelberg của Đức vận hành] và một nhà máy đốt rác ở Oslo [do công ty năng lượng Fortum của Phần Lan vận hành]. Theo Fortum, dự án này sẽ giúp loại bỏ lượng CO2 tương đương phát thải của 60 nghìn xe ô tô ra khỏi bầu khí quyển mỗi năm.

Cả hai cơ sở đặt mục tiêu thu giữ khoảng 400 nghìn tấn khí thải CO2.

Dự án sẽ giúp thu carbon từ khí quyển. [Ảnh: Getty Images]

Dự án sẽ giúp thu carbon từ khí quyển. [Ảnh: Getty Images]

“Longship” cũng bao gồm dự án Northern Lights - một liên doanh giữa các đại gia dầu khí Equinor, Shell và Total. Dự án Northern Lights chịu trách nhiệm vận chuyển CO2 lỏng bằng tàu từ các nhà máy thu giữ đến một cơ sở trên đất liền ở bờ biển phía tây của Na Uy [Øygarden, hạt Vestland] để lưu trữ tạm thời. Sau đó, theo đường ống dẫn, số CO2 này được đưa đến một bể chứa dưới đáy đại dương ở Biển Bắc.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết đây là một “cột mốc quan trọng” trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu của chính phủ Na Uy. “Dự án sẽ giúp cắt giảm khí thải, và thúc đẩy phát triển công nghệ mới cũng như tạo ra nhiều việc làm mới”.

Nỗ lực loại bỏ carbon không chỉ nhận được sự quan tâm từ chính phủ các nước, mà còn đang ngày càng thu hút sự chú ý và chung tay của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Nhà sản xuất iPhone Apple mới đây đã công bố một quỹ đầu tư trị giá 200 triệu USD với mục tiêu loại bỏ khí thải carbon khỏi bầu khí quyển và hỗ trợ các dự án trồng rừng. Restore Fund [hay còn gọi là Quỹ phục hồi], do Apple phối hợp triển khai cùng Cơ quan Bảo tồn quốc tế và Tập đoàn tài chính Goldman Sachs. Đây là nỗ lực nhằm loại bỏ một triệu tấn CO2 khỏi bầu khí quyển mỗi năm, tương đương với lượng khí thải do khoảng hơn 200 nghìn phương tiện chở khách hằng năm thải ra. Dự án này đã chứng minh với các tập đoàn khác về khả năng thu lợi nhuận từ đầu tư vào môi trường.

Mục tiêu của dự án nhằm giảm khí thải carbon trong bầu khí quyển và sinh lợi nhuận.

Mục tiêu của dự án nhằm giảm khí thải carbon trong bầu khí quyển và sinh lợi nhuận.

Ngày 22/4 vừa qua, cuộc thi XPRIZE tập trung vào công nghệ loại bỏ carbon đã chính thức được khởi động với tổng giá trị giải thưởng lên tới 100 triệu USD – được tài trợ bởi Giám đốc điều hành công ty Tesla, ông Elon Musk, và Quỹ Musk.

Cuộc thi sẽ kéo dài 4 năm trên phạm vi toàn cầu, thách thức các đội tham gia từ khắp nơi trên thế giới trình diễn các giải pháp thu giữ CO2 từ khí quyển hoặc đại dương và cô lập chúng một cách lâu dài và bền vững. Để giành được giải thưởng lớn, các giải pháp phải chứng minh quy mô xử lý ít nhất 1.000 tấn CO2 mỗi năm; mô hình hóa chi phí ở quy mô 1 triệu tấn mỗi năm; và đưa ra một lộ trình để đạt được quy mô giga tấn mỗi năm trong tương lai.

Các đội tham gia có thể phát triển và giới thiệu các cách tiếp cận dựa trên tự nhiên hoặc công nghệ, miễn là chứng minh được khả năng đạt phải thải ròng âm, cô lập CO2 lâu dài, và có lộ trình bền vững tiến tới quy mô xử lý giga tấn CO2 với chi phí thấp.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề