Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân

Nói về tinh thần yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.     Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng yêu nước đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù thuộc ý thức xã hội, bao gồm những triết lý, tư tưởng và tình cảm của một dân tộc. Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc. Chủ  nghĩa yêu nước nó không đồng nhất với chủ nghĩa dân tộc. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến không ít trường hợp phát triển chệch hướng tinh thần dân tộc. Trong lịch sử, những năm đầu của chính quyền Xô-viết, V.I. Lênin đã khẳng định: "Chủ nghĩa yêu nước của con người thà chịu đói ba năm chứ không trao nước Nga cho bọn nước ngoài - đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính mà thiếu nó chắc hẳn chúng ta không đứng vững được ba năm. Thiếu chủ nghĩa yêu nước đó chúng ta không bảo vệ được Cộng hòa Xô-viết, không thủ tiêu được tư hữu".

Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp, khó lường; Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chính; Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Toàn cầu hóa khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức; đặc biệt là cuộc "Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”…

Những thành tựu, kinh nghiệm của 32 năm đổi mơí [1986-2018] đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương tiếp tục phát triển; Trên các lĩnh vực KT - XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đang triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng; Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", “ bạo loạn lật đổ”, sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Những biểu hiện tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh tình hình nêu ở trên, sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN đặt ra yêu cầu rất cao đối với nhân tố con người đó là cần phải xây dựng con người yêu nước nồng nàn, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng XHCN, có phẩm chất đạo đức, có trình độ học vấn, văn hóa và có năng lực sáng tạo, có ý chí phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Chính trị ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh trong thanh niên, cần đổi mới công tác vận động thanh niên, tạo việc làm, tạo môi trường học tập, sinh hoạt văn hoá, thể thao lành mạnh. Cần đổi mới cách thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng yêu quê hương, đất nước, tránh phô trương, hình thức.     

Hai là,nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay, khẳng định sự gắn kết độc lập dân tộc với CNXH. Mục tiêu chung của công cuộc đổi mới là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó cũng là nội dung xuyên suốt, bao trùm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước trong thời đại Hồ Chí Minh . Nó phải được biểu hiện bằng hành động, việc làm hàng ngày ở gia đình, trong trường học, cơ quan, đơn vị... Đó là ý thức chấp hành luật pháp, là cần, kiệm, liêm, chính; là yêu thương con người, không vô cảm trước khó khăn của đồng chí, đồng bào, là tình yêu quê hương, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.


Cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mỗi người Việt Nam, trước hết là từng cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tình trạng tham nhũng, lãng phí đang là quốc nạn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân và đảng viên đối với Đảng và Nhà nước, trực tiếp đe dọa sự lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII là biện pháp cực kỳ quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới, là sự phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.      
Ba là, Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu "diễn biến hoà bình", dưới chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ" ,"tự do tư tưởng, tôn giáo"..., kẻ địch kích động, gây rối, âm mưu bạo loạn với các hình thức, trong đó cần cảnh giác trên không gian mạng… , chúng ta càng phải tăng cường bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nâng cao sự giác ngộ của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bốn là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phát huy tinh thần đó mỗi một chúng ta cùng nhau thực hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để biến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trở thành hịên thực trên đất nước ta. Thực hiện có hiệu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI; và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Trang chủ / Khoa học - thông tin - tư liệu / Bài viết chuyên đề

Đăng lúc: 15:37:30 31/05/2021 [GMT+7]4325 lượt xem

 Chuyên viên: Nguyễn Thị Tâm

Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

Như chúng ta đều biết, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của đầu óc con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Nhưng con người bao giờ cũng mang tính xã hội, chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử…Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, sống và làm việc trên đất nước Việt Nam, vì vậy, tư tưởng của Người trước hết cũng phải được bắt nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng, hun đúc lên một hệ thống các giá trị văn hoá mang sắc thái dân tộc bền vững. Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII thì những giá trị truyền thống tốt đẹp Việt Nam được thể hiện qua các giá trị căn bản đó là: Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử và tính giản dị trong lối sống.

Trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì tinh thần yêu nước Việt Nam là truyền thống tốt đẹp nhất, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam, là sức mạnh, là lẽ sống, niềm tự hào và là đạo lý làm người của con người Việt Nam, như có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1].

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ trong giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng của những người thân, tinh thần yêu nước của dân tộc đã thấm sâu vào Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn nhỏ, cho nên ngay khi còn niên thiếu, Người đã làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương; tham gia vào phong trào yêu nước chống Pháp của Nhân dân Trung Kỳ. Đồng thời, cũng chính tinh thần yêu nước đó là động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn trong hành trình tìm đường cứu nước và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Đồng thời, cũng chính từ lòng yêu nước, thương dân đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin một cách tự nhiên, từng bước hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin[ 1960], Hồ Chí Minh viết: “lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[2].

Nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy rất rõ, từ khi ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi từ biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền, Người luôn khát khao và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và giàu mạnh, nhân dân Việt Nam được ấm no, tự do và hạnh phúc. Cuộc đời cách mạng đầy gian truân song rất đỗi vinh quang của Người xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân và cũng vì nước vì dân mà tận tâm, tận lực phấn đấu. Khi còn đang phải vất vả nơi xứ người để tìm con đường cứu nước, cứu dân, Người đã từng nói: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Hoặc sau này khi đất nước độc lập, Người lại nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[3].

Tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên một tầm cao mới. Đó là yêu nước phải gắn với thương dân, gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Và yêu nước phải được thể hiện trong hành động thực tế chứ không chỉ đơn giản là khẩu hiệu, là lời kêu, gọi động viên thuần tuý. Chính vì vậy, với lòng yêu nước, Người đã biến tình cảm, tư tưởng thành sức mạnh thực tiễn bằng những sáng tạo, tài năng và cống hiến vô giá trong sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành thắng lợi, giành lại độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Tóm lại, như Đảng ta đã khẳng định, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Điều này có nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên nhiều yếu tố; trong đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước chính là nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành tư tưởng của Người. Trân trọng giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, trong đó đặc biệt là truyền thống yêu nước, trong suốt quá trình cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng.

 Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, kể cả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn có nhiều những cách thức để tuyên truyền, vun đắp và phát huy sức mạnh yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước đã trở thành điểm tương đồng, mẫu số chung để Đảng thực hiện phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân toàn dân tộc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước. Những thắng lợi, những thành công của Đảng trong lãnh đạo cách mạng bắt nguồn từ nhiều nhân tố, nhưng trong đó việc khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước của mọi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đó chính là một trong những yếu tốt rất quan trọng. Đặc biệt, trong cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19 thời gian gần đây đã cho thấy rất rõ về vai trò, sức mạnh tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam. Cùng với những cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đứng ra vận động, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động thực hiện chi khoản tiền lớn để giúp Chính phủ chống dịch; nhiều văn nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên; nhiều người dân từ già trên 90 tuổi cho đến em học sinh đều tham gia đóng góp bằng nhiều cách thức. Đó chính là minh chứng rất rõ tinh thần yêu nước, tương thân tương ái của người Việt. Chính vì vậy, tại Đại hội XIII, Đảng đã nêu rất rõ việc phải tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Có thể nói, điểm nhấn mới trong nhận thức về động lực của Đại hội XIII là phát huy mạnh mẽ ý chí tự cường dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội XIII, các cấp các ngành phải thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền và phát huy truyền thống yêu nước trong mọi cán bộ, đảng viên và trong Nhân dân, phải làm cho mỗi người đều thấy được tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước và có những hành động yêu nước đúng đắn, tránh bị kẻ địch lợi dụng để kích động. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn là những tấm gương phấn đấu, không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình thực sự có lòng yêu nước chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng cách mạng, luôn xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Làm tốt điều đó, nhất định chúng ta sẽ phát huy tốt chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ mới và sẽ tạo được sự lan tỏa trong Nhân dân để cùng đoàn kết một lòng xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta./.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tr. 38

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.128.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.161

Video liên quan

Chủ Đề