Làm cách nào để công ty gắn kết chuỗi cung ứng với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

04/11/2020 09:00

Một chuỗi cung ứng hiệu quả, được tối ưu hóa rất quan trọng đối với việc thực hiện các đơn hàng của khách hàng; nhưng khi bạn quản lý chuỗi cung ứng một cách tự động và chính xác thì có thể đạt được nhiều lợi ích hơn trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng sản lượng sản xuất cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ. Thực sự chuỗi cung ứng là gì? Vì sao quản lý chuỗi cung ứng lại lại nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp? Tất cả sẽ sáng tỏ qua những thông tin sau:

Chuỗi cung ứng là gì?

Có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng, nhưng chung quy lại thì chuỗi cung ứng và toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ; gồm giai đoạn tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô đến tổ chức sản xuất, vận chuyển đến người dùng cuối.

Một chuỗi cung ứng cơ bản bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Tổ chức chuỗi như sau: nhà sản xuất nguyên liệu thô – nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ – khách hàng bán lẻ.

Với một chuỗi phức tạp hơn sẽ mở rộng gồm nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp của nhà cung cấp; khách hàng của khách hàng hoặc khách hàng cuối cùng và tất cả các tổ chức cung cấp các dịch vụ cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng; có thể kể đến: các tổ chức tài chính, nhà cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, đơn vị nghiên cứu thị trường, các agency truyền thông quảng cáo,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống E-learning nâng cao chất lượng đào tạo tại doanh nghiệp

Vì sao doanh nghiệp cần quản lý chuỗi cung ứng?

Doanh nghiệp có làm điều gì đi nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Mang đến cho họ những sản phẩm chất lượng đúng thời gian đã thỏa thuận trước; tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cũng nhiều chương trình hấp dẫn cũng sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong lòng khách hàng của mình.

Để làm được điều đó buộc bạn phải kiểm soát tốt tất cả các quy trình từ thu mua nguyên vật liệu thô, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp đến quy trình lên kế hoạch sản xuất, quản lý kho hàng, quản lý chất lượng sản phẩm và cả quá trình giao hàng đến khách hàng; nói cách khác đây chính là quản lý chuỗi cung ứng.

Quản lý hiệu quả góp phần đơn giản hóa quy trình tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu. Ngoài ra, người quản lý dễ dàng sàng lọc và lựa chọn nhà cung cấp uy tín với chính sách tốt; như thế không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm tạo ra mà còn lợi thế trong việc xác lập mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Bên cạnh đó, người quản sản xuất, nhập xuất kho và vận chuyển hàng hóa có thể chủ động sắp xếp công việc một cách hợp lý; kịp thời điều phối các bộ phận một cách linh hoạt trong trường hợp phát sinh vấn đề không mong muốn.

Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng hiện nay

Trong khi nhiệm vụ quản lý chuỗi cung ứng trước đây tập trung vào tính sẵn có, sự di chuyển và chi phí thì hiện nay việc quản lý chuỗi cung ứng chú trọng vào việc quản lý dữ liệu nhằm tối ưu chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giao hàng, chi phí, trải nghiệm của khách hàng và cuối cùng là lợi nhuận.

Để hiện thực hóa nhiệm vụ này, các công ty áp dụng chiến lược kinh doanh mới và thiết lập phần mềm tự động hóa quy trình quản lý; đem lại kết quả chính xác, rõ ràng làm cơ sở để ra các quyết định phù hợp.

Phần mềm quản lý linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu đặc thù là lựa chọn thích hợp. Hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; xây dựng kế hoạch sản xuất theo đơn hàng của khách hàng; nhu cầu thị trường cũng như khả năng đáp ứng nội tại của doanh nghiệp. Ngoài ra còn liên kết tự động với kế hoạch bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối. Bên cạnh đó chức năng quản lý kho hàng hiện đại thông qua các mã quét thông minh giúp sắp xếp lưu kho khoa học; đảm bảo hàng hóa được bảo quản tốt; đồng thời hỗ trợ quá trình giao hàng thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Hơn nữa phần mềm sẽ tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Những thông tin như: thời gian giao hàng, phương thức giao, nhân viên phụ trách;…được kiểm soát chặt chẽ và linh động tạo nên một quy trình tinh gọn, linh hoạt. Nhờ đó, doanh nghiệp tránh lãng phí mà khách hàng cũng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ/sản phẩm.

Qua thời gian, quản lý chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng hơn và đòi hỏi các giải pháp phải thật chuyên sâu đáp ứng những yêu cầu riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ phần mềm như một giải pháp tất yếu; từng nhiệm vụ được thực hiện dựa trên hệ thống tự động và liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp dữ liệu chính xác cho các quyết định quản trị. Các thắc mắc về phần mềm sẽ được giải đáp qua hotline: 0908 402 668.

>>> Xem thêm: Danh sách các công nghệ phần mềm hiện đại hiện nay

Tác giả : Thái Hòa

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng tại các công ty phân phối hay sản xuất có thể nghĩ rằng: nếu một quy trình chuỗi cung ứng có hiệu quả cũng đồng nghĩa là nó tối ưu. Thực tế là, điều này KHÔNG PHẢI luôn luôn đúng.

Nhưng làm thế nào một chuỗi cung ứng hiệu quả, lại không được tính là tối ưu. Điều này có thể xảy ra khi công ty quan tâm đến cải tiến quy trình nội bộ NHIỀU HƠN là chú ý đến nhu cầu của khách hàng, cổ đông, hoặc chuỗi cung ứng nói chung.

Lý do có thể nằm ở mối liên hệ giữa hai khái niệm. Tính hiệu quả và tính tối ưu vừa có sự liên quan lẫn không liên quan đến nhau. Một Chuỗi cung ứng có thể vừa hiệu quả vừa tối ưu, nhưng cũng có thể là vừa không hiệu quả cũng chẳng tối ưu, hoặc có hiệu quả nhưng không tối ưu, và ngược lại.

Bạn có đang cảm thấy bối rối? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn hai định nghĩa này.

 Chuỗi Cung Ứng Hiệu Quả Là Gì?

Theo một chia sẻ trong Sách Trắng do Industry Marketing and Purchasing [IMP] Group phát hành, hiệu quả của tổ chức chính là một tiêu chuẩn nội bộ về chất lượng công việc. Chuỗi cung ứng hiệu quả liên quan đến hiệu quả khai thác tài nguyên tại các doanh nghiệp, bao gồm: tài chính, con người, công nghệ hay thậm chí tài sản cố định. 

Lưu ý rằng định nghĩa của “hiệu quả” không nhắc gì đến cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Do đó, một chuỗi cung ứng hiệu quả, có chi phí nguyên vật liệu & đóng gói tiết kiệm không hề đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ thỏa mãn với sản phẩm họ nhận được. 

Tóm lại, khái niệm hiệu quả rất trừu tượng. Mỗi người đều có cách định nghĩa khác nhau, và xin nhắc lại ... những gì được coi là  “hiệu quả” trong một phần của chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến một phần khác trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuỗi Cung Ứng Tối Ưu Là Gì?

Định nghĩa về chuỗi cung ứng tối ưu ở một mặt khác lại tập trung hơn vào các KẾT QUẢ BÊN NGOÀI. Sự tối ưu của doanh nghiệp được định nghĩa bởi nhóm IMP - là một tiêu chuẩn bên ngoài về mức độ đáp ứng nhu cầu các nhóm của doanh nghiệp và các hoạt động của những tổ chức này. Các nhóm này có thể bao gồm khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp lớn và nhỏ.

Vì vậy, để đánh giá chuỗi cung ứng tối ưu, đừng chỉ nhìn những gì đang diễn ra trong nội bộ của công ty, mà phải xem xét tác động cuối cùng đến khách hàng và chuỗi cung ứng nói chung.

Chuỗi Cung Ứng Hiệu Quả Và Chuỗi Cung Ứng Tối Ưu

Khi xem xét tính hiệu quả/ tính tối ưu của chuỗi cung ứng, chúng ta tiến hành đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Nói về chuỗi cung ứng hiệu quả, người ta vẫn hướng đến những gì xảy ra bên trong hệ thống chuỗi cung ứng. Theo đó, một chuỗi cung ứng được xem là hiệu quả khi chúng ta có thể mang đến những sản phẩm với chi phí thấp nhất. Người ta cũng đồng thời xem xét mức độ phối hợp hiệu quả của doanh nghiệp với đối tác trong chuỗi cung ứng để mở rộng quy trình sản xuất.

Nói đến chuỗi cung ứng tối ưu, chúng ta nhìn vào những khía cạnh bên ngoài công ty. Khách hàng xem họ có nhận được đúng sản phẩm, đúng hạn, đáp ứng yêu cầu của họ hay không. Nhà đầu tư theo dõi xem mức tăng của doanh thu so với chi phí bỏ ra. Các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh nhìn vào cách doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn như thế nào.

Tại Sao Đôi Khi Chuỗi Cung Ứng Có Hiệu Quả Nhưng Lại Không Tối Ưu?

Lora Cecere của Supply Chain Insights đã viết trong một bài báo gần đây trên Forbes rằng: trong khi nhiều công ty tin rằng chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu là như nhau thì Cecera sau ba năm nghiên cứu lại khẳng định “chuỗi cung ứng hiệu quả nhất sẽ không mang lại kết quả tối ưu”

Cecere tin rằng công nghệ tiên tiến của chuỗi cung ứng sẽ góp phần cải thiện hiệu suất cho nhiều quy trình của doanh nghiệp, nhưng thực tế là những cải tiến này lại không mang lại kết quả trong việc giảm chi phí cho khách hàng hoặc cải thiện lợi nhuận.

Khẳng định của Cecere dựa trên kết quả nghiên cứu từ năm 2000-2012, ở các doanh nghiệp có doanh thu công khai hàng năm lớn hơn 5 tỷ đô la. Cecere thừa nhận năng suất lao động được cải thiện; nhưng bốn trong số mười một công ty được khảo sát đã không đạt được bước tiến nào về lợi nhuận và số vòng quay hàng tồn kho. Thậm chí, ở nhiều ngành, sự thay đổi về năng suất lao động lớn hơn nhiều so với những thay đổi về lợi nhuận và hệ số vòng quay hàng tồn kho. ”

Tại sao điều này lại xảy ra? Nguyên nhân thứ nhất là tăng trưởng chi phí hàng hóa và tăng sự phụ thuộc vào công tác thuê ngoài. Các doanh nghiệp đã đẩy chi phí cho các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ, nhưng điều này lại không hề mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho khách hàng, nhằm đo lường những mối quan tâm của họ, chẳng hạn như giao hàng đúng hạn và giá thấp hơn.

Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là Công ty Boeing, gần đây đã mở rộng việc thuê ngoài các quy trình sản xuất cho các đối tác chuỗi cung ứng của mình trong chương trình 787 Dreamliner; dẫn đến gần ba năm chậm trễ trong việc giao thành phẩm cho khách hàng, và hàng tỷ đô la chi phí phát sinh.

Thuê ngoài là một thực tế phổ biến trong những ngành công nghiệp rất phức tạp như hàng không và ô tô, nhưng điều này là cần thiết – vì các công ty sản xuất ô tô có thể không sản xuất radio, lốp xe hoặc các thành phần khác; và các nhà sản xuất máy bay có thể không làm ra được động cơ hoặc các linh kiện điện tử.

Chiến lược chuỗi cung ứng 787 của Boeing được hình dung là không chỉ cần thiết mà còn là một cách để cạnh tranh với đối thủ chính- Airbus, bằng cách giữ chi phí sản xuất và lắp ráp ở mức thấp đồng thời chia sẻ rủi ro với các nhà cung cấp của mình.

Theo như định nghĩa của chuỗi cung ứng hiệu quả và chuỗi cung ứng tối ưu, chiến lược này là có hiệu quả bởi vì nó đáp ứng nhu cầu cần có một chuỗi cung ứng tinh gọn của công ty, nhưng nó không phải tối ưu bởi vì tác động tiêu cực của nó lên khách hàng và các nhà đầu tư.

Những Gì Chúng Ta Có Thể Học Được?

Vậy chúng ta có thể học được gì từ tất cả những điều này? Ai cũng hiểu rằng hệ thống chuỗi cung ứng là cực kì phức tạp. Nói chung, rất khó để cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng theo những cách có ý nghĩa, trừ khi chúng ta xem xét cả tính hiệu quả và tính tối ưu. Chúng ta cũng phải suy xét các yêu cầu nội bộ của công ty về những cải tiến trong các quy trình và những cải tiến này sẽ tác động đến các đối tác bên ngoài và khách hàng như thế nào.

Nói cách khác, làm việc đúng cách là điều kiện cần, làm đúng việc phải làm mới là điều kiện đủ.

Hãy truy cập website của DiCentral Việt Nam để biết thêm các thông tin chuỗi cung ứng/tích hợp chuỗi cung ứng.

Nguồn: Handshake
Biên dịch: DiCentral Việt Nam
Website: www.dicentral.com.vn
Email:

Video liên quan

Chủ Đề