Để tiếng trống kêu càng nhỏ thì ta phải làm như thế nào?

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Âm học [phần 6]

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Âm học [phần 6]

Câu 171. Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi nói chuyện trong phòng kín ta thường nghe to hơn trong phòng không kín

A. Vì phòng kín nên âm không lọt ra ngoài được do đó mà ta nghe rõ hơn

Quảng cáo

B. Vì phòng hở luôn luôn có sự đối lưu của không khí do đó không khí sẽ mang âm đi xa làm giảm độ to của âm, vì vậy mà tai ta nghe không được rõ

C. Vì phòng kín thường yên tĩnh hơn do đó tai ta nghe rõ hơn

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 172: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn

A. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống tăng

B. Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống giảm

C. Vì đánh mạnh làm cho biên dộ dao động của mặt trống tăng

D. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống giảm

Câu 173: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi nhảy cầu các vận động viên nhảy cầu nghệ thuật thường nhún thật mạnh trước khi nhảy xuống nước

Quảng cáo

A. Vì làm như thế tấm ván sẽ bị cong nhiều và do đó mà có biên độ dao động lớn sinh ra một lực đẩy mạnh làm cho người đó vọt lên cao hơn

B. Vì làm như thế ấm ván sẽ bị cong nhiều và do đó mà có tần số dao động lớn sinh ra một lực đẩy mạnh làm cho người đó bơi xa hơn

C. Vì làm như thế để lấy đà nhảy được xa

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 174: Chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a] Khi vật dao động càng nhanh thì số lần…………của vật thực hiện trong 1s…………tức là tần số dao động…………

b] Vật nào có…………dao động…………thì nó dao động càng chậm

c] Một vật dao động với tần số trên…………Hz và dưới…………Hz hì sẽ phát ra âm thanh mà tai người có thể nghe thấy

d] Trong 2s một vật thực hiện được 20 dao động thì tần số của vật là…………Hz

Câu 175: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi muốn đánh trống kêu to ta phải đánh mạnh và dứt khoát

A. Vì đánh dứt khoát sẽ không làm cho biên độ của mặt trống giảm, còn nếu đánh xong mà không dứt que trống ra liền thì vô tình đã làm giảm biên độ của mặt trống do đó mà trống kêu nhỏ hơn

B. Vì đánh dứt khoát và mạnh mẽ làm trống dãn nở đều, ất cả mặt trống đều dao động do đó mà sinh ra âm to

C. Vì làm như thế lớp không khí bên trong trống bị tác dụng một lực mạnh do đó mà kêu to hơn

D. Vì lớp không khí bên trong trống bị nén mạnh lại nên khi thôi đánh nó sẽ nẩy lại sinh ra một âm thanh lớn

Câu 176: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao ở trường học dùng trống báo hiệu giờ giải lao, các bác bảo vệ thường đánh những nhát đầu nhẹ và chậm và càng về sau là những nhát mạnh và dứt khoát

A. Vì làm như thế để trống khỏi hư

B. Vì làm như thế để mặt trống dãn nở đều hơn, dao động với biên độ lớn hơn sinh ra âm to hơn

C. Vì những nhát đầu tiên nếu đánh mạnh quá âm thanh phát ra quá to làm các bạn học sinh và thầy cô đang dạy và học giật mình

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 177: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi đứng tại sân ga ta nghe tiếng còi rời ga phát ra nhỏ dần, còn khi tàu đến ga thì âm thanh lớn dần?

A. Vì đó là dấu hiệu để phân biệt tàu đến và tàu đi

B. Vì tàu đến là khoảng cách giữa ta và tàu mỗi lúc một gần do đó mà ta nghe to hơn còn tàu đi khoảng cách mỗi lúc một xa nên ta nghe nhỏ hơn

C. Cả hai câu trên đều đúng

D. Cả hai câu trên đều sai

Câu 178: Chọn câu trả lời đúng

Sinh nhật năm nay bạn Ngân được tặng rất nhiều chuông gió hay còn gọi là “phong linh”. Mỗi khi có gió tiếng chuông phát ra những âm thanh rất vui tai. Ngân cứ thắc mắc mãi tại sao cùng làm từ chất liệu nhôm cũng bị gió thổi như nhau mà mỗi chuông gió lại phát ra âm thanh thật khác nhau? Em hãy giải thích giùm Ngân nhé

A. Vì độ dài ngắn của các thanh nhôm khác nhau do đó âm thanh truyền trong từng ống nhôm khác nhau

B. Vì các ống nhôm có bán kính khác nhau do đó mà phát ra các âm khác nhau

C. Vì các ống nhôm dày mỏng khác nhau nên phát ra âm cũng khác nhau

D. Cả ba câu trên đều đúng

Hướng dẫn giải và Đáp án

Quảng cáo

Câu 171:

Khi nói chuyện ttrong phòng kín ta thường nghe to hơn trong phòng không kín.

Vì phòng kín nên âm không lọt ra ngoài được do đó mà ta nghe rõ hơn

Vì phòng hở luôn luôn có sự đối lưu của không khí do đó không khí sẽ mang âm đi xa làm giảm độ to của âm, vì vậy mà tai ta nghe không được rõ

Vì phòng kín thường yên tĩnh hơn do đó ta nghe rõ hơn

Đáp án: D

Câu 172:

Khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn vì khi đó biên độ dao động của mặt trống tăng, âm phát ra to hơn

Đáp án: C

Câu 173:

Khi nhảy cầu các vận động viên nhảy cầu nghệ thuật thường nhún thật mạnh trước khi nhảy xuống nước, vì làm như thế tấm ván sẽ bị cong nhiều và do đó mà có biên độ dao động lớn sinh ra một lực đẩy mạnh làm cho người đó vọt lên cao hơn

Đáp án: A

Câu 174:

a] Khi vật dao động càng nhanh thì số lần dao động của vật thực hiện trong một giây càng lớn tức là tần số dao động càng lớn

b] Vật nào có tần số dao động càng nhỏ thì nó dao động càng chậm

c] Một vật dao động với tần số trên 20 Hz và dưới 20 000 Hz thì sẽ phát ra âm thanh mà tai người có thể nghe thấy

d] Trong 2 giây một vật thực hiện được 20 dao động thì tần số của vật là 10 Hz

Câu 175:

Tại sao khi muốn đánh trống kêu to ta phải đánh mạnh và dứt khoát, vì đánh dứt khoát sẽ không làm cho biên độ của mặt trống giảm, còn nếu đánh xong mà không dứt que trống ra liền thì vô tình đã làm giảm biên độ của mặt trống do đó mà trống kêu nhỏ hơn

Đáp án: A

Câu 176:

Tại sao ở rường học dùng trống báo hiệu giờ giải lao, các bác bảo vệ thường đánh những nhát đầu nhẹ và chậm và càng về sau là những nhát mạnh và dứt khoát, vì những nhát đầu tiên nếu đánh mạnh quá âm thanh phát ra quá to làm các bạn học sinh và thầy cô đang dạy và học giật mình

Đáp án: C

Câu 177:

Khi đứng tại sân ga ta nghe tiếng tàu rời ga phát ra nhỏ dần, còn khi tàu đến ga thì âm thanh lớn dần, vì àu đến là khoảng cách giữa ta và tàu mỗi lúc một gần do đó mà ta nghe âm to hơn còn tàu rời ga thì khoảng cách mỗi lúc một xa nên ta nghe nhỏ hơn

Đáp án: B

Câu 178:

Mỗi chuông gió lại phát ra âm thanh hật khác nhau là do:

-Vì độ dài ngắn của các thanh nhôm khác nhau do đó âm thanh truyền trong từng ống nhôm khác nhau

-Vì các ống nhôm có bán kính khác nhau do đó mà phát ra âm khác nhau

-Vì các ống nhôm dày mỏng khác nhau nên phát ra âm cũng khác nhau

-Cả ba câu trên đều sai

Đáp án: D

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay, có đáp án

Trang trước Trang sau

Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng khi dao động.

Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to.

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiBen [dB].

Tai người nghe được các âm có độ to từ 0 đến 130 dB.

Quảng cáo

Ví dụ 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?

 A. Khi biên độ dao động lớn hơn

 B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn

 C. Khi tần số dao động lớn hơn

 D. Khi tần số dao động nhỏ hơn

Âm phát ra càng lớn khi biên độ dao động càng lớn, âm phát ra nhỏ hơn khi biên độ dao động nhỏ hơn.

Chọn D

Ví dụ 2: Độ to của âm đến lúc làm đau nhức tai người được gọi là ngưỡng đau vào khoảng:

 A. 100dB

 B. 120dB

 C. 130dB

 D. 230dB

Ngưỡng đau nhức tai người là 130 dB.

Chọn C

Ví dụ 3: Làm cách nào để có tiếng trống vừa cao vừa to?

 A. Làm một chiếc trống có tang trống to cao

 B. Kéo căng mặt trống

 C. Gõ mạnh vào mặt trống

 D. Làm đồng thời cả ba cách trên

Quảng cáo

Để tiếng trống to thì ta cần gõ mạnh hơn vào mặt trống. Vì như vậy biên độ dao động của mặt trống sẽ lớn và âm thanh phát ra to hơn.

Để tiếng trống phát ra cao thì cần kéo căng mặt trống, như vậy tần số dao động của mặt trống sẽ lớn và âm phát ra cao hơn.

Đồng thời làm một chiếc trống có tang trống to cao, giúp cho âm thanh cao, to hơn.

Chọn D

Câu 1: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?

 A. Biên độ dao động âm

 B. Tần số và biên độ dao động âm

 C. Biên độ và thời gian dao động âm

 D. Tất cả các yếu tố trên

Hiển thị đáp án

Yếu tố biên độ dao động âm quyết định độ to của âm.

Chọn A

Câu 2: Các vật phát âm có số liệu như sau âm nào sẽ trầm và to?

 A. 50Hz- 100dB

 B. 100Hz- 50dB

 C. 50Hz- 50dB

 D. 100Hz- 100dB

Hiển thị đáp án

Để đo độ to của âm, người ta dùng đơn vị là dB, số dB càng lớn tức là âm càng to.

Âm có tần số càng lớn thì càng cao, âm có tần số càng thấp thì càng trầm.

Vậy trong các âm trên, âm có tần số 50 Hz trầm hơn, và âm có độ to 100 dB là to hơn.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 3: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng

 A. 20 dB

 B. 60 dB

 C. 5 dB

 D. 120 dB

Hiển thị đáp án

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi vào khoảng 60 dB

Chọn B

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Một người đang chơi trống [hình dưới]. Gõ mạnh, mặt trống dao động …. [1]…, biên độ dao động ….[2]…., âm phát ra ….[3]….

Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động ….[4]…, biên độ dao động …[5]…., âm phát ra…[6]…..

Hiển thị đáp án

Một người đang chơi trống [hình dưới]. Gõ mạnh, mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn , âm phát ra to.

Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ, âm phát ra bé.

Các từ cần điền: [1]: mạnh; [2]: lớn; [3]: to; [4]: nhỏ; [5]: nhỏ; [6]: bé.

Câu 5: Em hãy ước lượng và chọn các giá trị độ to của âm [ở cột bên trái] cho phù hợp với số liệu đã cho [ở cột bên phải].

Hiển thị đáp án

1-[C]; 2 – [E]; 3- [D]; 4 – [B]; 5 – [A].

Câu 6: Có người khẳng định rằng: Khi ông ta nghe tiếng sáo diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng kiến thức vật lý, em hãy giải thích và cho biết ông ấy nói đúng hay sai?

Hiển thị đáp án

Sáo diều phát ra âm thanh là nhờ sự dao động của phần không khí bên trong ống sáo. Khác với sáo trúc do người thổi, luồng không khí trong ống sáo trúc dao động do luồng hơi từ miệng người thổi vào. Còn ống sáo diều, luông không khí dao động do gió trời thổi vào trong ống sáo. Vì vậy khi gió to thì không khí dao động mạnh, biên độ dao động lớn, tiếng sáo to hơn. Khi gió nhẹ, không khí dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ hơn, tiếng sáo bé hơn. Do đó, có thể dựa vào tiếng sáo diêu để biết được gió mạnh hay yếu. Người đó nói như vậy là đúng.

Câu 7: GV thể dục muốn tập trung HS từ các địa điểm khác nhau về một chỗ thì phải thổi còi thật mạnh. Hãy giải thích việc làm đó.

Hiển thị đáp án

Vì các học sinh ở các địa điểm khác nhau, nên âm thanh cần phải to để có thể truyền được đến tai các học sinh. Để các em nghe thấy tiếng còi, thấy giáo phải thổi thật mạnh, để tạo ra luồng không khí dao động với biên độ lớn bên trong còi, làm tiếng còi to hơn.

Câu 8: Khi các ca sĩ biểu diễn trước công chúng, tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Cho biết công dụng của máy tăng âm?

Hiển thị đáp án

Trong các buổi biểu diễn trước công chúng, thường có rất nhiều người xem, không gian tổ chức lại rất rộng [ thường ở ngoài trời hoặc sân vận động], đồng thời người xem cũng phát ra nhiều âm thanh, tiếng ồn, nên dù người nghệ đã hát rất to thì những người ở xa cũng không nghe rõ được. Người ta sử dụng hệ thống tăng âm làm khuếch đại âm thanh [tiếng hát] của người ca sĩ, làm âm thanh trở nên to hơn rất nhiều lần, để mọi người dù ở xa đều nghe được.

Tác dụng của bộ tăng âm là để khuếch đại âm thanh, làm cho âm thanh to hơn nhiều lần.

Câu 9: Rắc một ít cát trên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Khi trống phát ra âm thanh lúc to, lúc nhỏ thì sự dao động của những hạt cát trên mặt trống khác nhau thế nào?

Hiển thị đáp án

Khi mặt trống phát ra âm thanh to, thì mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên cao.

Khi mặt trống phát ra âm thanh nhỏ, thì mặt trống dao động yếu hơ, biên độ dao động nhỏ, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên thấp hơn.

Vậy khi đó, ta thấy các hạt cát nảy lên cao, thấp khác nhau theo độ to, nhỏ của âm thanh do trống phát ra.

Câu 10: Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra [tiếng u …u…], trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra [như hình]. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?

Hiển thị đáp án

Âm thoa dao động với biên độ nhỏ thì âm do nó phát ra nhỏ, nhưng vì tần số âm do âm thoa phát ra nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz, tức là khoảng tần số tai người nghe được nên ta nghe thấy tiếng u…u… Còn con lắc, tuy dao động với biên độ lớn, nhưng vì tần số dao động nhỏ hơn 20 Hz nên tai ta không nghe được âm thanh của nó.

Câu 11: Trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Dựa vào kiến thức vật lý đã học hãy cho biết câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?

Hiển thị đáp án

Câu nói : “Thùng rỗng kêu to” thường dùng để chỉ trích những người làm việc thì ít nhưng nói thì nhiều. Tuy nhiên, về mặt vật lý thì câu nói đó rất đúng. Có hai chiếc thùng như nhau, nhưng một thùng rỗng còn một thùng có đựng nhiều đồ vật. Nếu ta dùng dùi gõ mạnh như nhau vào hai chiếc thùng đó thì chiếc thùng nào rỗng sẽ phát ra âm thanh to hơn.

Ta có thể giải thích như sau:

+ Đối với thùng đựng nhiều đồ vật bên trong, ta gõ vào mặt thùng [hay thành thùng] thì mặt thùng [hay thành thùng] sẽ dao động với biên độ nhỏ vì bị các đồ vật đựng bên trong cản lại, nên âm thanh phát ra nhỏ.

+ Đối với thùng rỗng, khi bị gõ vào mặt thùng [hay thành thùng] thì mặt thùng [hay thành thùng] sẽ dao động với biên độ lớn vì bên trong chỉ có không khí nên ít gặp sự cản trở khi dao động. Vì vậy nó sẽ phát ra âm thanh to hơn.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề