Điểm chuẩn đại học khối a năm 2022

Dựa trên kết quả phân tích phổ điểm tổ hợp điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, nhiều chuyên gia đều dự báo, điểm chuẩn các ngành, trường xét tuyển bằng tổ hợp A00, C00 tăng từ 0,5 đến 2 điểm, ngược lại các tổ hợp A01, B00, D01 sẽ giảm nhẹ.

Thí sinh tham gia thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội. [Ảnh minh hoạ: C.H]

Đăng ký nguyện vọng theo 3 nhóm

Chia sẻ bí kíp giảm rủi ro trong đăng ký xét tuyển, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương cho biết, thí sinh nên chia nguyện vọng thành 3 nhóm.

Nhóm giữa là cơ hội đỗ cao nhất, cũng là nhóm mà thí sinh cần phân tích khả năng của bản thân dựa trên điểm thi. Sau đó tịnh tiến lên, chọn nhóm ngành yêu thích nhưng cơ hội đỗ thấp hơn. Dưới cùng là nhóm có độ yêu thích giảm nhưng đảm bảo an toàn trúng tuyển cho thí sinh.

Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm nay, nguyên tắc chung vẫn là xét theo các nguyện vọng từ cao xuống thấp, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất.

Dù đã trúng tuyển tạm thời bằng các phương thức xét tuyển sớm, thí sinh vẫn có quyền đăng ký ngành khác mình mong muốn bằng cách ưu tiên đặt nguyện vọng cao hơn khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Do vậy, trước khi đăng ký xét tuyển, thí sinh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin, nhất là tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học để đăng ký sao cho hợp lý, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học Ngoại thương khuyên thí sinh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa TP.HCM [Đại học Quốc gia TP.HCM] khuyên thí sinh nên đặt nguyện vọng vừa đủ và chia số nguyện vọng thành 3 nhóm, gồm: nhóm ngành rất yêu thích và dự báo kết quả có cơ hội thấp hơn, nhóm thứ 2 là có cơ hội và nhóm thứ 3 có cơ hội cao. Mỗi nhóm như vậy đặt khoảng từ 3 - 5 nguyện vọng. 

Ông cũng cho rằng, kết quả của quá trình xét tuyển phụ thuộc nhiều yếu tố như phổ điểm thi và số lượng nguyện vọng đăng ký vào. Nếu điểm chuẩn một số ngành năm trước cao thì chưa chắc năm nay cao và ngược lại. Do đó, quan trọng nhất là thí sinh nếu yêu thích ngành nào và cảm thấy phù hợp thì nên đăng ký.

[Ảnh minh hoạ: C.H]

Tham khảo điểm chuẩn các năm

PGS.TS Nguyễn Viết Thái, trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Đại học Thương mại lưu ý, thí sinh phải hết sức bình tĩnh để phân tích, đánh giá và lựa chọn ngành. Theo đó, thí sinh cần xem xét điểm trúng tuyển các trường những năm gần nhất. Từ sự đối chiếu và so sánh trên sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nguyện vọng theo nguyên tắc "yêu thích nhất ở đầu, an toàn nhất ở cuối".

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, quyền Hiệu trưởng Đại học Nông lâm TP.HCM khuyên thí sinh nên ưu tiên số một là ngành mình yêu thích, ngành mình có sở trường. Còn vào trường nào thì tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình. Ví dụ như điều kiện tài chính gia đình khó khăn mà chọn trường tư hoặc trường tự chủ tài chính thu học phí cao, gia đình không có khả năng. 

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh phải rà soát việc khai báo đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông tin đăng ký dự tuyển, đặc biệt là thông tin về khu vực và đối tượng ưu tiên [nếu có].

Thí sinh lưu ý, phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển của mình trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT, theo thứ tự ưu tiên. Sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.

"Dù là nguyện vọng thứ 10 mới đủ điều kiện đỗ thì thí sinh vẫn được xác nhận trúng tuyển nếu 9 nguyện vọng xếp trước thí sinh không đủ điều kiện đỗ", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các phương thức xét tuyển phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia [xem hướng dẫn tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia];

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin [nhập, sửa, xem] thông tin của thí sinh trên Hệ thống;

Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo được xếp thứ tự từ 1 đến hết [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất];

Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh theo các phương thức xét tuyển của các trường được xử lý nguyện vọng trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển;

Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.

Hà Cường

PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông ĐH Thương mại nhận định, năm nay, phổ điểm các tổ hợp xét tuyển đại học theo điểm thi tốt nghiệp THPT phần lớn ở ngưỡng từ 21-26 điểm. So với năm 2021, điểm thi môn Ngữ văn có phần cao hơn,các môn còn lạicó xu hướng giảm nhẹ.

Năm 2022, ĐH Thương mại xét tuyển theo 7 phương thức, trong đó tỷ lệ xét tuyển dành cho điểm thi tốt nghiệp THPT giảm từ 70% [năm 2021] xuống còn 58%. Bên cạnh đó, trường cũng bổ sung thêm các phương thức xét tuyển khác như xét theo điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và điểm học bạ với một số nhóm thí sinh.

Thí sinh nghe tư vấn từ đội ngũ giảng viên ĐH Thương mại.

Với mức phổ điểm và chỉ tiêu tuyển sinh như trên, PGS.TS Nguyễn Viết Thái dự báo, mức điểm chuẩn của ĐH Thương mại năm 2022 sẽ không có nhiều biến động, có thểgiảm nhẹ khoảng 0,5 điểm: “Phổ điểm năm nay không cao,một số môn như Tiếng Anh còn thấphơn so với năm trước, trong khi đó, chỉ tiêu dành cho xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT cũng thấp hơn năm trước, dự báo điểm chuẩn có thể giữ nguyên ở một số ngành hoặc giảm nhẹ khoảng 0,5 điểm”, PGS.TS Nguyễn Viết Thái cho biết.


Trước đó, năm 2021, Trường Đại học Thương mại có mức điểm chuẩn dao động từ 26,2 điểm đến 27,45 điểm.

Điểm chuẩn ĐH Thương mại năm 2021.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thái, quy chế tuyển sinh năm 2022 tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh. Năm nay, trước khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học.


Trường hợp này, thí sinh cần đặc biệt lưu ý, nếu nguyện vọng trúng tuyển sớm là nguyện vọng mà thí sinh yêu thích nhất thì nên đặt làm nguyện vọng 1. Trường hợp đây chưa phải sự lựa chọn mà thí sinh cho là tốt nhất, các em có thể đặtthêm các nguyện vọngtheo các phương thức xét tuyển khác ở thứ tự nguyện vọng cao hơn.

“Với cách làm này, nếu các em trượt các phương thức khác, thì vẫn có thể trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm. Khi đăng ký, thí sinh cần lưu ý, khi các em đủ điều kiện trúng tuyển ở nguyện vọng nào, hệ thống lọc ảo của Bộ GD-ĐT sẽ dừng lại ở nguyện vọng đó. Do vậy, thí sinh phải cân nhắc kỹ điểm thi của bản thân, phổ điểm thi hàng năm và tính toán lựa chọn, sắp xếp nguyện vọng cho phù hợp. Nhìn chung năm nay, điểm các trường sẽ không thay đổi quá nhiều, nếu thí sinh có tổng điểm bằng hoặc cao hơn năm trước một chút thì hoàn toàn có thể đặt nguyện vọng. Các em có thể đặt những nguyện vọng có mức điểm cao mà mình yêu thích, nhưng cũng nên đăng ký những nguyện vọng thấp hơn để dự phòng, tránh trường hợp như những năm trước, thí sinh đăng ký cả 10 nguyện vọng nhưng vẫn trượt”, PGS.TS Nguyễn Viết Thái nhấn mạnh.

PGS.TSBùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, năm nay đề thi tốt nghiệp THPT có độ phân hóa tương đối tốt, thí sinh khó để đạt điểm 9-10 ở các môn. Ngoài xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, năm nay các trường đại học cũng đưa ra rất nhiều phương thức khác để tuyển sinh, do đó với các ngành hot, trường hot, điểm chuẩn sẽ không tăng, hoặc có tăng cũng không đáng kể so với năm ngoái.

Riêng với ĐH Kinh tế Quốc dân, mức điểm chuẩn năm 2021 đã ở mức quá cao khi ngành có điểm chuẩn thấp nhất là 26,8 điểm, ngành cao nhất là 28,3 điểm, tức trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt 9,5 điểm.

“Theo dự đoán của tôi, những ngành năm ngoái điểm chuẩn đã quá cao rồi thì năm nay cũng sẽ không cao hơn được nhiều”, PGS.TS Bùi Đức Triệu nói. Song theo thầy Triệu, đây cũng chỉ là dự đoán ban đầu dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT, thực tế mức điểm chuẩn sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Năm 2021, tại ĐH Kinh tế quốc dân, ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất là28,30 điểm. Tiếp đó là các ngành Kinh doanh quốc tế, 28,25 điểm; Quan hệ công chúng, Kiểm toán cùng lấy điểm chuẩn là 28,10. Những ngành "hot" như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kiểm toán, Tài chính... điểm chuẩn năm 2021 tăng so với năm 2020 là 0,5 điểm.

Chia sẻ về dự báo điểm chuẩn vào khối ngành Kinh tế năm 2022, Ths Phạm Đỗ Hoài Nam, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Quốc tế [ĐHQG Hà Nội] cho rằng, điểm chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đócó số lượng thí sinh đăng ký vào trường, vào ngành và phổ điểm. Tuy nhiên, dự báo điểm chuẩn năm nay không thay đổi nhiều so với năm 2021.

Năm 2022, ĐH Quốc tế có tổng chỉ tiêu là 1.860 cho 15 ngành cử nhân và kỹ sư. Hiện tại đã xét trúng tuyển sớm gần 300 thí sinh. Số còn lại vẫn dành các phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực hoặc chứng chỉ ngoại ngữ.

Ths Phạm Đỗ Hoài Nam tư vấn, điểm chuẩn đánh chuẩn năng lực năm nay vào Trường ĐHQuốc tếlà 800 điểm trở lên. Tỉ lệ thí sinh đăng ký vào trường bằng phương thức này cao nên tuyển sinh năm nay khá thuận lợi. Nếu các em có nguyện vọng vào trường thì hãy ưu tiên đặt nguyện vọng 1 đăng ký để chắc chắn suất đỗ vào trường.

Còn theo Ths Lê Văn Quang, Phó trưởng ban Truyền thông Học viện Ngân hàng cho rằng, với phương thức xét tuyển như năm nay, rất khó dự đoán mức điểm tăng hay giảm vì sẽ phụ thuộc rất lớn vào lựa chọn của thí sinh, chỉ tiêu xét tuyển từng ngành./.

Video liên quan

Chủ Đề