Điểm thi đánh giá năng lực năm 2022

Xuất hiện điểm chuẩn lên đến trên 1000 điểm

Sáng ngày 30/6, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển phương thức xét điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết năm 2022, trường dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, ngành Khoa học Máy tính [Chương trình Tiên tiến] có điểm chuẩn cao nhất với 1001 điểm.

Thí sinh tham gia Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [ảnh: Lê Phương]

Đây là lần đầu tiên trong các năm qua, trường có ngành xét tuyển đạt ngưỡng điểm chuẩn trên 1.000. Điều này cho thấy sức hút của chương trình này đối với các học sinh ưu tú trên cả nước, bởi vì chỉ có khoảng 80 thí sinh có số điểm từ 1001 trong cả 02 đợt thi [trên tổng số thí sinh là hơn 92.000 thí sinh].

Cũng theo Thạc sĩ Trần Vũ, về chênh lệch điểm so với năm 2021, có 9 ngành giảm điểm, 3 ngành không thay đổi, còn lại 14 ngành tăng. Việc một số ngành giảm điểm có thể lý giải thông qua phổ điểm thi Đánh giá năng lực năm nay có phần “lệch trái” so với các năm trước, đồng thời các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống thường ít được thí sinh lựa chọn.

Theo đó, điểm tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành Toán học, Toán Ứng dụng, Toán tin [tăng 80 điểm, tương đương 11%], còn lại đều tăng nhẹ từ 10 – 30 điểm. Điều này nằm trong dự báo trước đó của nhiều chuyên gia, bởi Kỳ thi Đánh giá năng lực năm nay có số lượng thí sinh đăng ký đông, nhóm thí sinh được phân loại khá rõ rệt. Đa số các ngành tăng điểm thuộc nhóm điểm chuẩn cao [từ 700 – 900 điểm].

“Nhìn vào điểm chuẩn năm nay, có thể thấy xu thế thí sinh vẫn lựa chọn số đông theo các khối ngành về toán, máy tính, kỹ thuật, công nghệ khiến cho việc cạnh tranh vào các ngành này càng khốc liệt”, Thạc sĩ Vũ nói.

Dưới đây là điểm chuẩn theo từng ngành của trường Đại học Khoa học tự nhiên theo phương thức xét điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022.

Điểm chuẩn từ kết quả thi Đánh giá năng lực vào trường Đại học Công nghệ thông tin

Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng chính thức công bố điểm chuẩn xét tuyển bằng phương thức điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.

Theo đó, điểm chuẩn ngành cao nhất của trường là Trí tuệ nhân tạo với 940 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Hệ thống thông tin [chương trình tiên tiến], mức 800 điểm.

Điểm chuẩn các ngành theo kết quả thi Đánh giá năng lực của trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Dù công bố điểm chuẩn nhưng các trường đại học cũng lưu ý rằng với sự thay đổi về Quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2022, thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp Trung học phổ thông] phải tự đặt thứ tự nguyện vọng 1 trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác nhận kết quả trúng tuyển vào trường theo phương thức này.

Sau đó, thí sinh sẽ thực hiện các bước xác nhận nhập học và nộp hồ sơ nhập học để được công nhận chính thức là sinh viên của trường. Tất cả các bước trên đều phải được thực hiện, do đó thí sinh cần cẩn trọng để không bị vuột mất cơ hội một cách đáng tiếc.

Lê Phương

Tại TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] mới đây đã công bố điểm chuẩn hai phương thức đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển năm 2022.

Theo đó, ngành khoa học máy tính [chương trình tiên tiến] có điểm chuẩn cao nhất với 1.001 điểm. Đây là lần đầu tiên trong các năm qua, trường có ngành xét tuyển đạt ngưỡng điểm chuẩn trên 1.000.

So với năm 2021, có 9 ngành giảm điểm, 3 ngành không thay đổi, còn lại 14 ngành tăng. Điểm tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành toán học, toán ứng dụng, toán tin [tăng 80 điểm, tương đương 11%], còn lại đều tăng nhẹ từ 10 - 30 điểm. Đa số các ngành tăng điểm thuộc nhóm điểm chuẩn cao [từ 700 - 900 điểm].

Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Ảnh: vnuhcm

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã công bố điểm chuẩn phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức năm 2022. Các ngành có điểm chuẩn từ 800 đến 900 gồm: Ngôn ngữ Anh [870 điểm], Ngôn ngữ Anh_Chất lượng cao [840 điểm], Ngôn ngữ Trung Quốc [820 điểm], Ngôn ngữ Trung Quốc_Chất lượng cao [800], Quan hệ quốc tế [850 điểm], Quan hệ quốc tế_Chất lượng cao [845 điểm], Tâm lý học [860 điểm], Nhật Bản [hệ Chuẩn và hệ chất lượng cao 800 điểm.

Tại Hà Nội, mới đây, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực [HSA] của hơn 60.600 lượt thi với điểm cao nhất là 135/150.

Phổ điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: HSA

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, cho biết có 64.074 lượt thí sinh đăng ký dự thi [thí sinh được đăng ký nhiều hơn một đợt]. Tổng số đợt thi đã tổ chức là 10, từ 26/2 đến 26/6.

Bài thi Đánh giá năng lực gồm ba phần: Tư duy định tính [50 câu, 60 phút], Tư duy định lượng [50 câu, 75 phút], Khoa học [50 câu, 60 phút]. Tổng điểm cho cả bài thi là 150.

Thống kê dữ liệu cho thấy mức điểm cao nhất là 135/150 và chỉ một em đạt được; thấp nhất là 24. Điểm trung bình là 79,3. Ở nhóm thí sinh điểm cao, có 16 em trong khoảng 125-131 điểm. Số thí sinh đạt 75 điểm trở lên chiếm gần 62%, từ 80 trở lên là 48,3%, từ 90 là 23,9%. Chỉ 8% thí sinh đạt 100 điểm trở lên và 1,6% có điểm thi bằng hoặc cao hơn 110.

Ông Thảo cho biết về tổng thể, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 gần như được tổ chức xong. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đại học Quốc gia Hà Nội còn tổ chức đợt thi tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên nhưng hiện đã đóng đăng ký. Đợt này chỉ có khoảng 2.200 em dự thi.

Nhận định về điểm chuẩn Đánh giá năng lực năm nay, Ths Phạm Thái Sơn, giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho hay: "Dự báo điểm chuẩn không cao, chỉ có những ngành hot [như ngành CNTT, truyền thông đa phương tiện...] sẽ cao hơn năm ngoái. Các trường đại học không nằm trong ĐHQG TP.HCM thì mức điểm chuẩn sẽ tương đương năm 2021 vì có nhiều trường xét tuyển và chỉ tiêu cũng tăng lên.

Với số lượng thí sinh dự thi năm nay cao chứng tỏ điểm Đánh giá năng lực đã dần dần lấy được "niềm tin" của các trường đại học. Phương thức này đã trở thành phương thức xét tuyển chủ yếu ở các trường đại học trong năm sắp tới. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng sẽ dành khoảng từ 5 - 10% chỉ tiêu xét tuyển bằng Đánh giá năng lực, tức là khoảng 250 - 450 chỉ tiêu xét tuyển. Trường tự tin xét tuyển và nhập học sẽ đủ bằng phương thức này vì hiện đã nhận được khoảng hơn 2.000 chỉ tiêu nguyện vọng 1, 2 xét tuyển vào trường".

Ths Thái Sơn cho biết: "Thí sinh năm nay thi Đánh giá năng lực cũng nhẹ nhàng như các năm trước nhưng năm nay và những năm sắp tới sẽ có đông đảo thí sinh dự thi vì chất lượng bài thi thực sự đang được các trường đại học đánh giá cao. Các thí sinh cũng đã dễ dàng dự thi vì các điểm thi đã nhiều hơn các năm trước như Nha Trang, Bình Định, Bạc Liêu, An Giang...

Thầy Vũ Kiều Mạnh và học sinh lớp 12 Sinh, Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, phương thức sử dụng điểm thi Đánh giá năng lực cũng mang lại băn khoăn cho giáo viên và học sinh các tỉnh. Theo Ths Vũ Kiều Mạnh, giáo viên lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình chia sẻ: "Học sinh ở đây chủ yếu đăng ký theo phương thức truyền thống là xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Chỉ có một số ít học sinh thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội".

Theo thầy Mạnh, học sinh khó khăn khi dự thi Đánh giá năm lực năm nay. Đây là năm đầu tiên các em thi nên chưa có sự chuẩn bị nhiều khiến bài thi không tốt như mong đợi. Trong khi đó thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội lại trải đều các môn. Các em ở các lớp chuyên tự nhiên sẽ không thi tốt các môn xã hội và ngược lại. ầu hết học sinh ở trường không đạt được ngưỡng 100 điểm mà chỉ dao động trên dưới 80/150 điểm. 

Mặt khác, học sinh ở tỉnh gặp vất vả khi phải di chuyển xuống Hà Nội để thi. Chính vì những lý do đó nên các em xác định đây chỉ là phương thức phụ. Tuy nhiên, năm sau sẽ có sự dịch chuyển nhiều hơn.

Thầy Mạnh cho biết: "Đây là kỳ thi đánh giá học sinh toàn diện các môn. Học sinh sẽ sớm thích nghi. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn băn khoăn vì theo phương thức này sẽ không phát huy được ưu thế của học sinh. Ví dụ như học sinh khối Y Dược đòi hỏi nhiều hơn Hóa, Sinh thay vì trải đều kiến thức ở các môn".

Video liên quan

Chủ Đề