Đọc hiểu bài tập ngữ văn 11, tập 2

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều tối của chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.

Trả lời bài 2 trang 42 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 2

* Bức tranh thiên nhiên:

– Hình ảnh cánh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ → hoạt động kết thúc một ngày cánh chim bay về tổ ấm của mình.

-> Hình ảnh cổ điển trong thơ xưa, cánh chim như trở nặng trời chiều.

– “cô vân” nghĩa là cô độc của áng mây, bản dịch đã làm mờ nghĩa khi dịch là chòm mây.

– Sự chuyển động lặng lẽ của cánh chim và áng mây mang trạng thái buồn.

– Thiên nhiên vận động theo sự sống.

=> Cảnh chiều hiện lên vừa có cái êm ả vừa có cái mơ hồ bảng lảng buồn của một buổi hoàng hôn xuống, tất cả các sự vật đang chuyển động về đêm, cánh chim tìm về tổ ấm kết thúc một ngày kiếm ăn vất vả, đám mây cô đơn cũng lững lờ như níu kéo ngày lại.

* Cảm xúc nhà thơ

– Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên.

– Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn Bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn.

– Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng “Chim bầy vút bay hết – mây lẻ đi một mình”.

– Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.

Tham khảo thêm văn mẫu: Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối

Cách trả lời 2:

Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong 2 câu thơ đầu:

* Bức tranh thiên nhiên:

– Thời gian: Chiều tối

– Không gian: Bầu trời mênh mông

-> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn.

– Hình ảnh [nhân hoá], mang tính tượng trưng, ước lệ.

+ Quyện điểu: con chim mỏi

+ Cô vân: chòm mây cô đơn

+ Mạn mạn: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ

=> Hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh chiều tối nơi xóm núi mênh mông, cô quạnh. Tâm hồn luôn hướng về đất nước Bác cố gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.

Cách trả lời 3:

* Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:

– “Cánh chim mỏi” : chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ cổ

+ Cánh chim mỏi gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc khi nhà thơ vẫn bị hành trên đường đi đày

+ Hình ảnh chòm mây lơ lửng [cô vân mạn mạn] gợi lên sự lẻ loi đơn độc, có sự đồng điệu giữa nhà thơ với cảnh vật buổi chiều

→ Cảnh thiên nhiên yên bình, nhưng đượm buồn thông qua những hình ảnh đơn lẻ của cánh chim, chòm mây chiều.

* Cái tình trong thơ:

+ Bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những quan sát tinh tế của tác giả

+ Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng nên thấm đượm màu tâm trạng

+ Tâm hồn của người luôn hướng tới sự sống, tìm về với sự sống

+ Đó là nỗ lực vượt thoát khỏi thực tại tù túng, chật hẹp vươn tới những điều tự do, cao đẹp

>>> Đọc thêm: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Trên đây là gợi ý 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 2 trang 42 SGK ngữ văn 11 tập 2 được biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều tối [Hồ Chí Minh] tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chiều tối ngữ văn 11.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Từ ấy của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 44 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2

– Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có nhận thức về một lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân tộc:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

– Trong khổ thơ này tác giả thể hiện cái tôi đã hòa quyện với cái ta chung, điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: buộc lòng, hồn tôi, hồn khổ,… Từ cái tôi chung tác giả đã “buộc lòng” với mọi người, từ “buộc” ở đây không phải là ép buộc mà đó là thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam.

– Tác giả dùng điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia. Đó là để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cam cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này.

– Gần gũi nhau tạo nên một khối đời vững mạnh chống lại thực dân xâm chiếm. Qua đó ta thấy được, nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.

Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Cách trả lời 2:

Những nhận thức mới về lẽ sống:

– Gắn cái tôi chặt chẽ với “cái ta” chung của muôn người: đây là quan niệm sống mới thể hiện sự hòa hợp.

– Động từ “buộc” thể hiện sự gắn bó tự nguyện với mọi người.

– Để tình trang trải với trăm nơi biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh từng con người cụ thể.

– Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ

– Hình ảnh gần gũi nhau thêm mạnh khối đời mang tính ẩn dụ chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết vì mục tiêu chung.

=> Tố Hữu tìm thấy niềm vui, sức mạnh không chỉ bằng nhận thức còn bằng tình cảm mến yêu, sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người

Cách trả lời 3:

Khi được ánh sáng của lí tưởng Đảng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống [khổ 2]:

– Tôi buộc lòng tôi với mọi người: động từ “buộc” mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ ý thức tự nguyện gắn bó, thắt chặt lòng mình với mọi người.

=> Sự hòa nhập giữa “cái tôi” và “cái ta” – quan điểm mới, tiến bộ của Tố Hữu.

– Điệp từ “để” kết hợp với những hình ảnh:

+ “Trăm nơi”: là hoán dụ chỉ mọi người ở khắp nơi.

+ “Hồn khổ”: hoán dụ bộ phận chỉ toàn thể, là hình ảnh lao động khổ cực.

+ “Khối đời”: là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu.

– Điệp từ “với” góp phần khẳng định nhận thức đúng đắn của nhà thơ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

=> Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời, hòa mình trong môi trường của quần chúng lao khổ, ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới – sức mạnh cộng đồng.

Bài 2 trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo 3 cách khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Từ ấy [Tố Hữu] trong chương trình soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Từ ấy ngữ văn 11.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề