Dofollow and nofollow là gì

Một trong nhiều yếu tố mà SEOer không được bỏ qua khi xây dựng một website “chất” là việc xây dựng các dofollow và nofollow link. Các liên kết giúp cải thiện thứ hạng và tăng lưu lượng truy cập đến website của bạn.

Dựa vào tính chất, liên kết được chia làm hai loại: dofollow và nofollow link. Đây đều là hai nhân tố mà SEOer không được xem nhẹ. Vậy:

  • Dofollow link là gì?
  • Nofollow link là gì?
  • Chúng dùng để làm gì?
  • Ảnh hưởng như thế nào với thứ hạng website của bạn?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin bạn cần biết về dofollow và nofollow link để cải thiện thứ hạng website của doanh nghiệp.

Ngoài hàng loạt các tiêu chí SEO cần tối ưu, các SEOer nhất thiết phải để tâm đến liên kết của web. Cũng như con người được đánh giá độ uy tín thông qua các mối quan hệ của họ. Website được đánh giá tương tự thông qua internal linkbacklink, gọi chung là các liên kết.

Google đánh giá các trang web bằng cách thả các con bọ [Googlebots] để chúng đi thu thập thông tin. Các liên kết có trong web hay trỏ về web là được ví von là cầu nối giúp bọ Google di chuyển để làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, không phải “cái cầu” nào cũng cho phép Googlebots đi qua. Chúng ta phân biệt liên kết mà Bot có thể đi qua và không đi qua là dofollow và nofollow.

Trong ngôn ngữ HTML, thẻ rel giúp nhận biết tính chất của các liên kết. Để hiểu kỹ hơn về link dofollow và nofollow, chúng ta cùng tìm hiểu về thẻ rel trong HTML.

Thẻ rel có ý nghĩa gì?

Trong HTML, thẻ rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của link. Tag rel là một sản phẩm của Google. Spider sẽ dựa vào thẻ rel để xác định đường đi của mình.

Chúng ta thường gặp các thẻ rel là:

  • Rel=”nofollow
  • Rel=”dofollow
  • Rel=”canonical“

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta đề cập nhiều hơn về tính chất dofollow và nofollow của các liên kết.

Link dofollow hay còn biết đến là thẻ rel=”dofollow” được xem là siêu liên kết. Nó có chức năng cho phép đi bots của Google đi qua và index.

Với các liên kết dofollow, Google hiểu rằng đây là một liên kết uy tín và an toàn. Nhờ đó, website của bạn sẽ nhận được điểm đánh giá của Google và tăng điểm Pagerank [mặc dù pagerank không còn được ghi nhận, những thực tiễn vẫn có sức ảnh hưởng nhất định].

Link dofollow chỉ có thể giúp pagerank của website tăng với điều kiện trang web được liên kết có chất lượng và nội dung tốt. Ngược lại, website của bạn sẽ bị đánh giá thấp và hạ pagerank khi:

  • Nội dung của web được liên kết không phù hợp với lĩnh vực của bạn.
  • Website liên kết có nội dung xấu, độ uy tín thấp.

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta có thêm khái niệm mới về link nofollow.

Ngược lại hoàn toàn với dofollow link. Nofollow link cũng là một sản phẩm của Google nhưng không cho phép bọ đi qua. Nó đó xem là dấu hiệu để các công cụ tìm kiếm mặc định bỏ qua liên kết đó.

SEO Nef Digital

Để quy định thuộc tính nofollow hay dofollow cho liên kết, bạn chỉ cần đặt thẻ rel vào sau liên kết. Thẻ rel=”nofollow” hoặc rel=”follow” sẽ khai báo cho Bots biết tính chất của liên kết.

Ví dụ bạn muốn quy định tính chất của liên kết là nofollow, hãy thêm thẻ rel=”nofollow” như sau:

SEO Nef Digital

Khi viết trong WordPress, bạn vào chế độ edit HTML [text] để thực hiện được các thao tác trên.

Đặt bao nhiêu liên kết trong blog

Dựa trên 45 tiêu chí của bài viết chuẩn SEO được xây dựng bởi Nef Digital. Bạn nên đặt 2 – 5 liên kết nội bộ trong bài viết của mình. Những liên kết nội bộ nên được để thẻ dofollow để các công cụ tìm kiếm đánh giá chủ đề của website.

Đối với các liên kết ngoài [Outbound link] bạn cũng nên để một vài dẫn chứng để tăng tính mức độ liên quan tới nội dung bài viết của mình. Nếu có thể, hãy để dofollow đối với các website có điểm đánh giá DA cao.

Cho đến nay, vẫn không có tỷ lệ nofollow link và dofollow link là “tốt nhất”. Một số người cho rằng 50/50 là hợp lý nhưng cũng có những ý kiến như 40/60 hay 30/70.

Trên một cuộc khảo sát của Alexa, tỷ lệ của Nofollow và dofollow backlink của những website thành công nhất xấp xỉ 25/75. Điều này cho thấy backlink đổ về có tỷ lệ cao hơn ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của website. Nhờ có lượng dofollow backlink này, mức độ uy tín của web được đánh giá cao hơn cả.

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về dofollow và nofollow link. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Website: //nef.vn
  • Email:

Tóm lược nội dung

Link dofollow hay còn biết đến là thẻ rel=”dofollow” được xem là siêu liên kết. Nó có chức năng cho phép đi bots của Google đi qua và index.
Ngược lại hoàn toàn với dofollow link. Nofollow link cũng là một sản phẩm của Google nhưng không cho phép bọ đi qua. Nó đó xem là dấu hiệu để các công cụ tìm kiếm mặc định bỏ qua liên kết đó.

Khi bạn muốn chứng thực độ uy tín của website với công cụ tìm kiếm và người dùng. Hãy sử dụng link dofollow. Việc sử dụng nofollow link cũng là cách để kéo một lượng traffic về với website.

Phương pháp thủ công là cách bạn tự kiểm tra tính chất của link mà không phụ thuộc vào phần mềm hỗ trợ nào. Hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ.

Bạn nên đặt 2 – 5 liên kết nội bộ trong bài viết của mình. Những liên kết nội bộ nên được để thẻ dofollow để các công cụ tìm kiếm đánh giá chủ đề của website.
Tỷ lệ backlink tối ưu.Trên một cuộc khảo sát của Alexa, tỷ lệ của Nofollow và dofollow backlink của những website thành công nhất xấp xỉ 25/75.

Video liên quan

Chủ Đề