Con trai nhỏng nhẻo hay khóc nhè vì sao

Ở tuổi mẫu giáo, bé “nhõng nhẽo” là dấu hiệu thường thấy để nhận được sự chú ý và được mọi người quan tâm hơn. Và không ít bố mẹ sẽ chọn cách nuông chiều, làm theo ý con muốn để con thôi “mè nheo”. Tuy nhiên, đây có phải là cách xử lý tốt nhất hay chỉ là một biện pháp tức thời? Cùng xem qua bài viết để hiểu thêm nhé!

Mẹ yêu có thể tham khảo thêm các phương pháp dạy con hiệu quả sau:

Và hãy cùng tìm hiểu cách dạy con khi bé nhõng nhẽo mẹ nhé!

1. Vì sao trẻ lại “nhõng nhẽo”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé hay nhõng nhẽo. Có thể trẻ cảm thấy khó chịu trong người, muốn được bố mẹ ôm ấp và cưng nựng. Hoặc con muốn có cảm giác an toàn, che chở từ người thân nên sẽ làm đủ mọi cách để gây chú ý cũng như được quan tâm chăm sóc. Phổ biến hơn là bố mẹ hoặc người thân quá nuông chiều để bé “muốn gì được nấy”mỗi khi “mè nheo” bé đều được đáp ứng nên sẽ thường xuyên nhõng nhẽo để đạt được điều mình muốn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết theo cách hợp lý nhất để khắc phục được tình trạng này của bé nhé.

2. Nên làm gì khi bé  “nhõng nhẽo”

Xác định xem có phải con đang nhõng nhẽo

Bạn có thể xác định bé có đang nhõng nhẽo hay không dựa theo tiếng khóc của bé. Nếu bé khóc vì buồn hay tổn thương sẽ có xu hướng cố nén [tiếng khóc vẫn bật ra], né tránh những quan tâm của mọi người và thu mình vào góc riêng không muốn bị nhìn thấy. Nếu khóc vì mè nheo, nhõng nhẽo, bé sẽ cố khóc thật to và có thể sà vào ngay một ai đó tỏ cử chỉ quan tâm đến mình và khóc nhiều hơn để tìm “đồng minh”.

Nhẹ nhàng nhưng thật kiên quyết

Nguyên tắc xử lý khi bé bắt đầu “nhõng nhẽo” là phải nghiêm khắc, kiên quyết và không chiều theo ý bé. Bạn cũng không nên quát tháo, vì như vậy không chỉ làm cho không khí thêm căng thẳng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý bé. Lâu dài, bé sẽ trở nên sợ sệt hoặc ngược lại, trở nên “lì đòn” và bướng bỉnh hơn. Hãy kiên nhẫn dùng lời nói và hành động của mình, cho bé thấy bạn yêu thương nhưng sẽ không chiều theo mọi mong muốn của bé. Bạn có thể tham khảo hai trường hợp dưới đây.

Trường hợp 1:

Bạn đưa con đi siêu thị và bé đòi mua một món đồ chơi đắt tiền. Nếu không đồng ý, bạn có thể nói với bé rằng nên cố gắng học thật chăm, được nhiều phiếu bé ngoan để có được món quà mình muốn. Sau đó, hãy dứt khoát đi khỏi chỗ đó và không chần chừ lắng nghe thêm những lời mè nheo của con.

Nếu bé cứ nằng nặc đòi món quà đó và khóc to lên, gây chú ý của mọi người, bạn hãy cố gắng bình thản chọn những món mình muốn mua. Làm như vậy bé sẽ nhận ra rằng mình không quan tâm đến “trò mè nheo” của con. Bạn cũng có thể vờ đi chỗ khác [nhưng vẫn để mắt đến bé một cách kín đáo để chắc chắn bé an toàn và không bị lạc]. Dứt khoát một vài lần như thế con sẽ tự khắc nhận ra nước mắt không đủ sức làm bạn đáp ứng mọi yêu cầu của bé.

Trường hợp 2:

Bé bình thường rất ngoan nhưng từ khi đi học thì bắt đầu khóc nhè, nhõng nhẽo hơn. Lý do là những ngày đầu đi học, bé tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình nên còn lạ lẫm, nhớ người thân và có cảm giác bị bỏ rơi,… Lúc tan lớp, con có thể òa khóc khi thấy bố mẹ. Lúc này hãy vỗ về an ủi và chia sẻ những điều mới mẻ, vui vẻ mà bé có được ở trường. Tuy nhiên, cũng không nên quá “mềm lòng” vì có nhiều bé nói “Con không đi học đâu!”. Lúc này bạn có thể vừa khuyên vừa vỗ về, nhưng cũng kiên quyết đưa bé đến lớp hàng ngày.

Tạo cho bé cơ hội vâng lời, và hợp tác với bạn

Hãy cho bé cơ hội hợp tác và vâng lời với bạn mỗi ngày bằng cách hình thành thói quen trò chuyện và giải thích cho bé. Ví dụ: bé đòi đồ chơi, hãy hỏi bé “con thật sự muốn chơi đồ chơi bây giờ?”. Sau khi bé trả lời, hãy giải thích cho bé vì sao bé không thể chơi [đến giờ ăn, ngủ, đi học,…]. Cuối cùng thay vì từ chối thẳng “con không thể chơi” hãy cho bé một lựa chọn tích cực hơn như “con có thể chơi nhưng sau bữa ăn đã nhé!”.

Bên cạnh đó, bạn có thể làm cho bé các thẻ bé ngoan, và yêu cầu bé tích lũy để đề xuất nguyện vọng của mình. Mỗi lần bé làm một việc tốt [giúp mẹ dọn dẹp, tự tắm rửa, ăn cơm ngoan, đạt điểm cao,…] bạn có thể thưởng cho bé một thẻ. Nếu nguyện vọng hợp lý, bạn có thể đáp ứng khi bé được đủ số thẻ bạn yêu cầu. Làm như vậy con sẽ dễ dàng nghe lời hơn và tạo cho con một đức tính tốt là biết cố gắng.

Ngoài ra, bạn và gia đình cần có những thỏa thuận nhất quán trong việc dạy con. Nên cho con biết rằng làm việc gì cũng phải có sự đồng ý của người lớn và phải thực hiện những việc được yêu cầu. Ví dụ như rửa tay trước khi ăn, chỉ xem TV trong thời gian quy định,… Song song với đó, bạn cần sự hỗ trợ từ gia đình để tiến hành những “nội quy” này nghiêm túc nhất có thể.

Tùy từng lý do bé “nhõng nhẽo” mà bạn nên tỏ thái độ và cách cư xử hợp lý. Đôi lúc bố mẹ cần ôm và vỗ về để con cảm thấy mình được chia sẻ, yêu thương. Nhưng cũng có khi phải tỏ ra nghiêm khắc để con tự lập hơn. Hãy yêu thương bé một cách sáng suốt và xử lý đúng khi thấy bé có dấu hiệu “nhõng nhẽo”, bạn nhé!

Nguồn: Gia Đình Nestlé tổng hợp

Ảnh: TinyPic

Mẹ đừng nên quá phiền lòng vì thái độ cáu gắt, khóc lóc của con, đó chỉ là một cột mốc biểu hiện sự phát triển về ý thức và tình cảm của bé. Việc bé đột nhiên nổi cáu, hay gây ầm ĩ, mè nheo với người lớn cũng là một trong những biểu hiện của trạng thái trên. 

Trước tiên, mẹ cần tự thả lỏng tâm lý

Đầu tiên, mẹ nên thả lỏng tâm lý một cách thích hợp, không nên cáu gắt hay la mắng bé. Trẻ con trong giai đoạn này rất hay “thử thách” lòng kiên nhẫn và bao dung của mẹ. Có thể trước đây, bạn tự hào rằng mình là một người mẹ dịu dàng và chưa bao giờ nổi cáu với con, thì rất có thể mẹ sẽ mất bình tĩnh khi bé bước sang độ tuổi này với những thay đổi khác biệt về tâm lý, tình cảm.

Hãy xem mọi chuyện thật đơn giản, rằng mọi đứa trẻ đều cần phải bước qua giai đoạn này để lớn lên, để trường thành. Và biết đâu, trong quá khứ chính bản thân những người lớn như cha mẹ cũng từng có những biểu hiện như vậy. Mẹ đừng quá lo lắng, cũng đừng bực tức với con, mà thay vào đó là sự thấu hiểu và thương yêu con nhiều hơn.

>> Nhất định phải đọc: 7 cách dạy con không cần quát mắng của hot mom - vợ Đăng Khôi

Cho phép trẻ nổi cáu

Đôi khi, việc bé nổi cáu là để thử năng lực của bản thân, trải nghiệm những trạng thái và tác động của các cơn cáu giận mang lại. Hãy để trẻ thoải mái trải nghiệm những trạng thái hoàn toàn mới này, nếu nó không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Trẻ nổi cáu chỉ tới một mức độ nhất định thôi rồi sẽ dừng lại, khi ấy mẹ nên dành thời gian giải thích cho bé hiểu.

Những cái ôm – liều thuốc làm dịu “cơn khó tính” hữu hiệu nhất

Khi mà các nhóc đã chán làm ầm ĩ rồi, tiếng khóc nhỏ dần và liên tục đảo mắt nhìn đồ vật xung quanh… mẹ hãy thể thử đến gần và ôm bé. Nếu bé không kháng cự, tức là nhóc nhà mình đang rất cần chia sẻ và quan tâm từ cha mẹ. Hãy ôm bé vào lòng và vỗ về.

Sau khi mọi chuyện đã hoàn toàn bình thường trở lại, mẹ có thể nói chuyện thật nhẹ nhàng với con, với giọng quan tâm và lo lắng thực sự, ví dụ hỏi bé rằng: “Lúc nãy, tại sao con lại cáu gắt như vậy? Có phải là cảm thấy không ổn ở đâu không?”, “Lần sau có cảm thấy khó chịu, hãy nói cho mẹ nghe này. Một em bé ngoan sẽ không thích khóc nhè và khó chịu đâu.”

Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh biểu hiện thái độ xót con hoặc tỏ thái độ như bé đang bị oan ức, bởi làm như vậy sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, nghĩ rằng, cứ khóc ầm ĩ thì sẽ có người quan tâm và đến dỗ dành.

Theo Nguyễn Hiền [Khám phá]

Các bé từ 11 tháng tuổi trở lên thường có biểu hiện hành vi như thế này: Lúc mẹ vắng nhà, trẻ chơi vui vẻ cùng với ông bà/người chăm sóc, ít khóc và mè nheo [nhõng nhẽo]. Khi mẹ về hoặc chỉ cần thấy mẹ, bé trở nên mè nheo, khóc quấn lấy mẹ, đòi mẹ bồng bế.

Tại sao trẻ biểu hiện hành vi này?

Trẻ không hẳn là nhõng nhẽo trong tình huống này. Thực tế, não trẻ đang chuyển sang một giai đoạn là độc lập và tự điều chỉnh hành vi. Điều này có nghĩa rằng: Trẻ có thể độc lập và chơi mà không cần mẹ. Tuy nhiên, một phần của não bộ vẫn lưu giữ những hình ảnh của mẹ khi hai mẹ con chơi đùa cùng với nhau, khi mẹ cho bé bú, khi mẹ tắm bé. Theo Gs.Bs. Swanson, BV Hampshire, Anh Quốc, sự kì diệu của điều này là do sự tái lập kết nối những tế bào thần kinh ở võ não vào đúng thời điểm bé gặp mẹ. Hình ảnh người mẹ lại trở nên to hơn, lớn hơn trong não bộ bé, bé tràn ngập trong xúc cảm và bé biểu hiện cảm xúc, nhớ mẹ, nhớ cách mẹ bế em như thế nào.

Tuy nhiên, mặt trái của điều này là bé khó học được tính độc lập nếu cha mẹ phản ứng không đúng. Hoặc bé rất dễ bị rơi vào ma trận của cảm xúc, điều mà bé sẽ mè nheo mẹ mãi. Đây mới thực sự là nhõng nhẽo/mè nheo theo đúng nghĩa. Sự nhõng nhẽo này là kéo dài do quy trình phát triển tính độc lập bị trì hoãn.

Điều gì cha mẹ nên làm?

Câu trả lời cho câu hỏi này rất quan trọng vì cách bạn ứng phó với tình huống này tốt cũng sẽ giúp bé thành công trong việc hình thành tính độc lập và sự tự điều chỉnh, mà không làm mất xúc cảm của bé.

Vậy, thực tế, bạn được khuyên như thế nào:

- Xúc cảm lúc gặp mặt bạn là to và lớn nhất, bé rất dễ rơi vào ma trận cảm xúc. Do đó, lúc gặp bé khi đi làm về, tôi hiểu bạn nhớ bé như thế nào, bé cũng muốn gặp bạn để nhõng nhẽo như thế nào, nhưng đây là lúc mạnh nhất của cảm xúc. Bạn chạy đến bên bé, trước khi bé biểu hiện xúc cảm [Điều này quyết định thành công], hôn má bé và hỏi han bé ở nhà như thế nào. Lúc này, bé sẽ bắt đầu nhõng nhẽo, đòi mẹ bồng, khóc- một biểu thị cảm xúc hết sức bình thường.

- Bạn bình tĩnh tiếp tục nói chuyện với bé. Nếu bé đang chơi thì gợi bé vào trò chơi với bạn. Cố kéo dài 6-10 phút, trong thời gian này bạn không nên bế bé như bé khóc yêu cầu. Sau 10 phút, bạn ôm bé , nói chuyện với bé và có thể bế bé đi tắm hoặc làm gì bé thích. Lúc này hãy thể hiện của xúc của bạn lớn như thế nào cho bé.

Tại sao phải 6-10 phút?

Để bé có không gian điều chỉnh cảm xúc của mình, mẹ có thể điều chỉnh hướng cảm xúc của bé để bé học cách điều chỉnh và độc lập.

Note:
Noel Swanson [2003] The good child guide - Putting and end to bad behaviour, Aurum, London

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

Video liên quan

Chủ Đề