Đổi mới và sáng tạo khác nhau như thế nào

Theo định nghĩa gốc, đổi mới sáng tạo [ innovation] là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Từ Innovation [ đổi mới sáng tạo] ở đây là sự kết hợp của 3 từ:

  • Invention [ phát minh]
  • Commercialization [ thương mại hóa]
  • Diffusion [sự khuếch tán, lan truyền]

Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm trong tư duy, mà còn bao gồm cả việc ứng dụng tư duy đó vào thực tế. Đối mới sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường, vì chúng tạo ra những thay đổi khác biệt và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của khách hàng.

Làm sao để đổi mới sáng tạo trong nội bộ doanh nghiệp ?

Trao quyền

Nhiều chủ doanh nghiệp dù luôn miệng hô hào về đổi mới sáng tạo nhưng lại vô tình giết chết tư duy sáng tạo khi không hề trao quyền cho nhân viên. Bởi lẽ, đổi mới sáng tạo là chuyện không của riêng ai. Việc đối mới sáng tạo trong doanh nghiệp cần bắt đầu ngay từ chính những người đang làm việc cho doanh nghiệp đó.

Việc của một người lãnh đạo là khuyến khích, thúc đẩy nhân viên để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Chính vì vậy, nếu bạn vạch sẵn đường đi nước bước cho nhân viên hoặc ép buộc họ phải làm theo những khuôn khổ thông thường của mình, tức là bạn đã tự triệt tiêu tư duy sáng tạo của cấp dưới.

Thay vì vậy, hãy trao quyền cho họ để họ có thể tự do phát triển và hoàn thành công việc theo phương pháp riêng của mình. Đương nhiên, việc trao quyền ở đây không có nghĩa là bạn để cho nhân viên muốn làm gì thì làm. Việc trao quyền phải đi cùng với những ranh giới nhất định sao cho họ vẫn có đủ không gian để sáng tạo mà không gây ảnh hưởng đến chính sách chung của tổ chức. Ví dụ, bạn có thể cho phép nhân viên tự do học hỏi [ cả bên trong lẫn bên ngoài công ty] hoặc sửa đổi sai lầm của mình [ thay vì bắt lỗi và ép buộc họ phải sửa chữa theo ý mình].

Trung thực

Một yếu tố quan trọng nữa khi xây dựng tư duy đổi mới sáng tạo chính là duy trì tính trung thực trong doanh nghiệp. Thực chất, có những khi doanh nghiệp đã tìm ra ý tưởng sáng tạo, nhưng trong quá trình thực thi, ý tưởng đó lại không thành công. Đôi khi, sự thất bại lại bắt nguồn từ tính cả nể trong môi trường công sở.

Mặc dù có người nhận ra rằng dự án đó là không khả thi, nhưng không ai dám lên tiếng vì sợ bị phản đối hoặc e ngại cho những công sức mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện dự án. Cá biệt, có những nhân viên tìm ra những giải pháp khả thi hơn nhưng họ lại không dám đề xuất vì nghĩ sẽ không có ai lắng nghe họ. Và cứ thế, những ý tưởng có giá trị bị bỏ quên và doanh nghiệp lại tiếp tục bỏ công sức cho những dự án mà đã định sẵn sẽ thất bại.

Để tránh tình trạng trên, bản thân người lãnh đạo phải khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng đối với ý kiến của mỗi nhân viên. Đừng chỉ thu thập ý kiến mà không sử dụng chúng. Mỗi ý kiến nên được đưa ra để bàn luận, kể cả khi ý kiến đó có vẻ không hấp dẫn đối với bạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để loại bỏ những dự án bất khả thi, dù cho dự án đó đã thực hiện đến giai đoạn nào. Việc cố gắng níu kéo những quan điểm sai lầm chỉ khiến cho bạn lãng phí nguồn tài nguyên của doanh nghiệp mà thôi. Thay vào đó, hãy bỏ chúng qua một bên để đón chào những ý tưởng mới và tốt hơn.

Cộng đồng

Một bí quyết hữu ích để đổi mới sáng tạo chính là xây dựng một cộng đồng chung. Việc duy trì một cộng đồng sẽ có ích trong việc kích thích nhân viên bày tỏ ý kiến cá nhân và giảm thiểu những khó khân phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Cộng đồng càng rộng lớn, ý tưởng mà bạn thu được càng nhiều và mức độ khả thi của ý tưởng lại càng tăng lên.

Cộng đồng này có thể bao gồm nhân viên, nhà quản lý, nhà cung cấp, nhà phân phối thậm chí là khách hàng. Hãy lấy Toyota làm ví dụ. Không chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp, Toyota đã thực hiện một quảng cáo để xin ý tưởng của khách hàng về cách tận dụng công nghệ của doanh nghiệp.

Với cộng đồng chung, người được xin ý kiến sẽ không cảm thấy đơn độc hay lo sợ khi trình bày và thực thi ý tưởng của mình, bởi đã có nhiều người khác cùng san sẻ gánh nặng cho họ.

Mục tiêu

Đặt mục tiêu lớn cũng là một cách hay để thu hút đổi mới sáng tạo. Bạn không thể đổi mới nếu chỉ quanh quẩn trong vùng an toàn của mình. Mục tiêu càng khó nhằn thì sự sáng tạo của nhân viên lại càng được đẩy lên cao và hiệu suất công việc lại càng được gia tăng.

Các doanh nghiệp nổi tiếng như Facebook và Apple đã sử dụng bí quyết này để thúc đẩy việc đổi mới sáng tạo ở nhân viên. Họ đặt ra những mục tiêu cao hơn bình thường để khuyến khích nhân viên vượt qua các khuôn khổ và suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”.

Lãnh đạo đổi mới

Cuối cùng, để tư duy đổi mới sáng tạo được hoàn thiện và phổ biến đến toàn thể nhân viên, doanh nghiệp cần có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có khả năng truyền cảm hứng và đam mê sáng tạo cho nhân viên, những người có tư duy rộng mở và sẵn sàng trao quyền cho nhân viên, cũng như những người tạo ra các cộng đồng chung và đặt ra những mục tiêu khó khăn.

Với 5 yếu tố đơn giản trên, việc đổi mới sáng tạo đang nằm ngay trong tầm tay bạn. Chỉ cần biết cách tận dụng khéo léo, doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng tạo ra sự khác biệt trong đường lối kinh doanh của mình và phát triển vượt bậc.

Theo truyenthongonline

Video liên quan

Chủ Đề