Đóng bảo hiểm xã hội 5 năm thì được bao nhiêu tiền?

Hiện nay, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

 

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau: 

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% - tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

- Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

* Tóm lại, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa [75%] thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Ngoài ra, đối với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%. 

 

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa; còn lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất.

Cách tính lương hưu khi lạm phát như thế nào?

Theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh tiền lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội [tức là điều chỉnh tiền lương hưu khi lạm phát].

Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương hưu [tăng lương hưu] cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Hiện nay, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31-12-2021.

Khi có luật mới thì mức đóng bảo hiểm thế nào?

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 20 năm thì lương hưu cho mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu với lao động nam thuộc nhóm này dao động từ 33,75% đến 42,75%.

Trường hợp lao động nam đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì hưởng lương hưu với mức 45% và cộng thêm 2% cho mỗi năm đóng sau đó. Muốn hưởng tối đa 75%, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm.

Đối với lao động nữ đóng 15 năm bảo hiểm xã hội thì hưởng lương hưu tối thiểu 45% và sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm.

Như vậy, so với quy định hiện hành, người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tối đa 30 năm đến 35 năm để được hưởng mức lương hưu cao nhất là 75%.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025. 

Việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động được hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và thất nghiệp. Trường hợp người tham gia đóng BHXH đủ 5 năm liên tục còn được hưởng những quyền lợi riêng. Dưới đây là 03 lợi ích mà người tham gia không nên bỏ qua.

Người lao động hưởng nhiều lợi ích khi đóng BHXH đủ 5 năm liên tục.

1. Lợi ích khi được nhận BHXH 1 lần

Người tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ được được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng thêm các chế độ bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [BHTNLĐ-BNN], chế độ thai sản. Khi tham gia BHXH 5 năm liên tục lợi ích của người lao động lớn hơn rất nhiều.

Khi tham gia BHXH 5 năm liên tục người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa và muốn hưởng BHXH một lần thì mức hưởng của họ được tính như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = [1.5* Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước 2014] + [2* Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ 2014]

Trong đó:

  • Mbqtl là mức lương bình quân tháng đóng BHXH

  • 1,5 và 2 lần lượt là hệ số tính cho các năm đóng BHXH trước năm 2014 và từ năm 2014.

Tuy nhiên, nếu người lao động chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục

2. Lợi ích khi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động tham gia BHXH đủ 5 năm liên tục không may bị mất việc dễ dàng được hưởng BHTN hơn và được hưởng lợi ích từ BHTN cao hơn.

Dễ dàng đáp ứng được 2 điều kiện trong các điều kiện hưởng BHTN:

  • Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn/xác định thời hạn.

  • Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

2.1 Có thời gian hưởng mức hưởng BHTN nhiều hơn

Căn cứ theo quy định tại Điều 50, Luật Việc làm 2013 thì thời gian hưởng BHTN được quy định như sau:

  • Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

  • Thời gian hưởng BHTN tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy so với những người tham gia BHXH bắt buộc dưới 36 tháng thì người lao động tham gia BHXH 5 năm liên tục sẽ có ít nhất thêm 2 tháng hưởng BHTN nữa.

Mức hưởng BHTN của người lao động được tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60%

Lưu ý:

  • Hàng tháng mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

  • Hàng tháng mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục đã có lợi thế hơn rất nhiều so với người lao tham gia BHXH trong thời gian ngắn hoặc bị ngắt quãng.

3. Lợi ích hưởng chế độ BHYT 5 năm liên tục

Tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục cũng có nghĩa người lao động [thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc] tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục. Khi này, việc khám chữa bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn, mức hưởng BHYT tăng. Người lao động giảm đi gánh nặng về chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khám BHYT.

Mức hưởng chế độ BHYT 5 năm liên tục được Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014. Theo đó, người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng đủ điều kiện​.

Như vậy, trong bài viết trên đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã chia sẻ đến bạn đọc về một số quyền lợi đối với người lao động khi tham gia đóng BHXH đủ 5 năm liên tục. Mong rằng những thông tin trên có thể cung cấp cho độc giả những kiến thức hữu ích nhất.

Chủ Đề