Dự toán ngân sách 2023

Ngày 29/7/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 47/2022/TT-BTC về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2023-2025.

Cụ thể, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).

Bên cạnh đó, không xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm.

Thông tư 47/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/9/2022, tải về.

Lê Bá Xuyên

Theo đó, về đánh giá thực hiện dự toán thu năm 2022, Tổng cục Thuế cho biết, năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi qua từng quý (tổng sản phẩm trong nước quý I tăng 5,03%; quý II tăng 7,72%, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021), chủ yếu nhờ việc triển khai kịp thời quy định “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các chính sách hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn; các doanh nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi mô hình kinh doanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng thích nghi với tình hình mới;....

Để đánh giá ước thu ngân sách nhà nước năm 2022, Tổng cục Thuế yêu cầu phải đảm bảo khách quan, sát thực tế làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 có tính khả thi, tích cực, phù hợp với diễn biến hồi phục, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, theo đúng chính sách, chế độ và định hướng phát triển chung của cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg. Cục Thuế đánh giá thu 5 tháng cuối năm 2022 trên cơ sở khả năng phát sinh kinh tế trên địa bàn theo đúng chính sách, chế độ, đồng thời cần đánh giá đầy đủ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến thu ngân sách nhà nước do thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất.

Đối với việc xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng cục Thuế cho biết, năm 2023, Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế nêu trên, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg đối với công tác xây dựng dự toán ngân sách địa phương “Chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu ngân sách với yêu cầu tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn”, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế thực hiện xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 phải được xây dựng tích cực, khả thi với tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao nhất, theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, đảm bảo thu đúng, thu đủ, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu.

Đồng thời, phải phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế, chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương; việc thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Song song với đó là khắc phục tồn tại mà cơ quan Kiểm toán nhà nước nhận định, kiến nghị trong khâu xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước tại Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.