Em hiểu lời thề là gì em hãy nếu một tình hưởng có thể sử dụng lời thề

Một buổi chiều tối sau giờ tan tầm, tôi đi xe buýt về nhà như thường lệ. Chuyến xe hôm đó khá là đông người, nên cũng khá ồn ào, nhưng có một giọng nói có thể nghe rõ được khiến tôi chú ý…

Tôi đưa mắt nhìn về phía phát ra giọng nói đó, thấy một chàng trai trẻ mặt đỏ ửng trông rất kích động, hình như đang nói gì đó với người phụ trách nơi đơn vị của mình, anh nói: “Quản lý, tôi có thể thề với Trời, rằng tôi không hề làm điều đó, tôi có thể lấy mạng sống mình ra đảm bảo…”.

Nghe thấy những lời này, tôi không khỏi cảm thấy có chút sởn gai ốc. Chẳng biết rốt cuộc là chuyện nghiêm trọng gì phải lấy tính mạng của mình ra đảm bảo, phát lời thề độc như vậy để chứng minh. Chắc hẳn chàng trai trẻ phải thấy mình bị oan ức lắm, còn nếu thật sự có một chút trách nhiệm mà phát lời thề độc chỉ để đổi lấy sự tin tưởng của người khác thì quả thật đáng lo ngại.

Trong văn hóa truyền thống, lời thề là một loại giao ước, một loại cam kết phát tự nội tâm, được xem là điều thiêng liêng không thể lay chuyển, không thể thay đổi và càng không thể phản bội. Nó như một bằng chứng thép về nhân cách đạo đức của con người, tỏ rõ trình độ quyết tâm kiên định với một sự lựa chọn nào đó.

Thời xưa, khi phát lời thề người ta sẽ nói: “Trên có Hoàng Thiên, dưới có Hậu thổ làm chứng”, vô cùng thận trọng và nghiêm túc, hơn nữa nó thực sự xuất phát từ tâm can. Người sống ở đời, thành tín là ưu tiên hàng đầu và là cái gốc để người ta đứng vững giữa xã hội. Người xưa nói: “Người không thành tín thì không thể đứng vững giữa cuộc đời”. Khi một người không giữ chữ tín, ông Trời cũng sẽ trừng phạt anh ta.

Trong lịch sử, không thiếu các ví dụ về người xưa xem lời thề nặng tựa Thái Sơn, thậm chí dùng cả sinh mệnh để tuân thủ.

Thời Tam quốc có ba huynh đệ Lưu, Quan, Trương kết nghĩa ở vườn đào, một người thì bán giày cỏ, một người thì bán táo, một người theo nghề đồ tể, mổ trâu giết dê, họ cùng nhau ở nơi vườn đào, uống máu ăn thề, kết làm huynh đệ, thề rằng: “Dẫu cả ba không thể sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng cùng ngày”.

Ảnh minh họa: Sohu.

Sau khi lời thề phát ra, cả ba đã làm tròn lời giao ước của mình, cùng sống chết chung hoạn nạn, diễn dịch nên những câu chuyện đặc sắc về nội hàm chữ Nghĩa thấu tận trời xanh, đến nay đã trở thành giai thoại. Cuối cùng, thiên thượng cũng nhất nhất đoái hiện lời thệ ước của họ. Quan Vũ vừa qua đời, Trương Phi và Lưu Bị cũng lần lượt ra đi, chỉ bởi họ đã có lời nói trước, nên thiên thượng để để họ được toại nguyện.

Con người thời nay với việc phát lời thề khá là tùy tiện, không có sự chân thành, chỉ lo sướng miệng nhất thời. Sau khi lời thề phát xong liền quẳng sang một bên, bản thân càng không hề nghĩ đến chuyện hoàn thành. Trong con mắt người thời nay, lời thề dường như đã thành thứ nhạt nhẽo vô vị, không có chút sức ràng buộc nào. Căn nguyên là bởi con người không còn các tiêu chuẩn đạo đức nữa, niềm tin và kính sợ với trời đất, Thần Phật đã thành như câu chuyện thần thoại mông lung, xa vời.

Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta hãy thử nhìn các quan chức ngã ngựa, thấy rằng trước khi được bầu vào một chức vụ nào đó họ thường không ngừng cam kết, hứa hẹn với người dân rằng sẽ “xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh”, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, kiên quyết chống tham nhũng quan liêu, phản đối các hành vi đưa nhận hối lộ, còn phải trừng phạt nghiêm khắc những ai vi phạm.

Tuy nhiên, sau khi chuyển mình một cái, ở vào một vị trí cao nhất định rồi, thì không ngừng tham ô, vơ vét lượng lớn tài sản vào túi riêng của mình, bất động sản mua hết cái này đến cái khác, lại còn bao nuôi nhân tình, làm đủ chuyện bại hoại… Đằng sau đạo đức giả đó là bộ mặt xấu xa với tội ác chất chồng. Xét cho cùng, mắt Thần như ánh điện, thiên lý không dung.

Nói về tình hình Trung Quốc hiện nay, tác giả Thanh Lăng đã viết trên Epoch Times rằng: “Sau chiến dịch đả hổ diệt ruồi, có người thì thân ở ngục tù, có người thì tự tử, có người thì chết bất đắc kỳ tử. Nhìn bề mặt thì giống như đấu đá chính trị, nhưng dù nguyên nhân cái chết của họ thật sự là gì, thì chẳng phải thâm sâu đều là nhân quả, chỉ vì họ đã làm trái lời thề của mình nên phải nhận lấy kết cục tương ứng”.

Chính vì đạo đức bại hoại, lòng người suy đồi đã vấy bẩn lời thề thiêng liêng. Ngày nay, mọi người đã không còn tin tưởng nhiều vào lời hứa, và lời thề đã thành như ngôn ngữ sáo rỗng. Ví dụ, khi hai người nắm tay nhau bước vào điện đường của hôn nhân, cả hai đã cùng thề trước Trời Đất, quỷ thần rằng cả hai một đời này sẽ không bao giờ chia lìa, sống hạnh phúc yêu thương nhau đến già. Tuy nhiên, rất nhiều người sau một đoạn thời gian đã chạy theo cám dỗ bên ngoài, bắt đầu tìm kiếm niềm vui mới, khiến tình cảm vợ chồng tan vỡ, cuối cùng mỗi người mỗi ngả, vợ chồng trở mặt thành thù, tạo nên biết bao bi kịch hôn nhân gia đình. Biết bao đứa trẻ mất đi tình thương của bố hoặc mẹ, thậm chí trở thành cô nhi bị ruồng bỏ, nỗi mất mát về tinh thần, ảnh hưởng về tâm lý của các em thật khó mà bù đắp được.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Vũ trụ mênh mông, thiên thể rộng lớn, sinh mệnh vô lượng vô số tồn tại trong nó. Mặc dù mỗi loại có hình thức và tiêu chuẩn sinh tồn khác nhau, nhưng đều bị chế ước bởi các đặc tính của vũ trụ, không ai có thể chống lại được, nếu không sẽ phải đối mặt với sự diệt vong hoặc bị đánh hạ tầng thứ. Thiên thượng dõi theo hết thảy sinh mệnh, bất kể lớn hay nhỏ, mọi thứ đều rõ ràng và không có sự sai lệch.

Mỗi từng lời nói và hành động của con người, dù bạn có ẩn sâu đến đâu, cũng không thể thoát khỏi con mắt của ông Trời. Hết thảy những gì mọi người nói và làm đều được lưu lại trong lịch sử của không gian vũ trụ. Một khi người ta đã phát lời thề, dẫu là bị ép, cố tình hay vô ý, thiên thượng đều ghi lưu lại, và sẽ nhất nhất được thực hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Chỉ bởi con người quá mê đắm trong thú vui hưởng thụ vật chất, không còn tin vào nhân quả thiện ác nữa, nhưng đạo Trời xưa nay đều công bằng không sai chạy dẫu chỉ một ly.

Vũ Dương
Theo Epoch Times

Video: Không cần thanh minh với người khác, hãy là chính mình một cách tốt nhất

videoinfo__video3.dkn.news||eaccd3000__

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Ad will display in 09 seconds

TTH.VN - Không phải bất cứ ai tốt nghiệp trường Y ở Việt Nam đều được đọc và hiểu căn kẽ Lời thề Hippocrates.
 

Không biết tự khi nào, loài người đặt ra cái lệ thề thốt và yêu cầu gắt gao về chuyện giữ đúng lời thề. Trong khá nhiều lĩnh vực và các mối quan hệ xã hội có yêu cầu về THỀ, một lĩnh vực và quan hệ cá nhân kiểu Một-Một dễ được nhiều người biết đến và thực hành là TÌNH YÊU.

Nhiều cặp đôi khi bắt đầu yêu nhau đều “thề non hẹn biển”, mà phần lớn là chàng trai phải thề trước mặt cô gái theo yêu cầu của Nàng. Hậu quả là nhiều chàng quất ngựa truy phong sau khi tặng nàng một cái bầu, bởi lẽ nàng đã quá nhẹ dạ cả tin vào lời thề cháy bỏng và hừng hực lửa của chàng.

Nhưng cũng có những cặp đôi tuyệt đối giữ vẹn lời thề mà hai câu chuyện nổi tiếng về cặp tình nhân Romeo và Juliet, Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài đã chứng minh.

Lại cũng có cặp đôi chẳng thề thốt gì [truyện cổ tích không nói đến], cứ thế lấy nhau nhưng vẫn để lại cho đời hình ảnh tuyệt đẹp và bài học quý về tình yêu đôi lứa, như trường hợp Công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử của nước Văn Lang.

Tóm lại, trong Tình yêu, thề hay không cũng như nhau. Ai, cô gái nào may mắn có được chàng trai/nửa kia thật thà yêu thương mình thì cứ thế sống với nhau đến răng long đầu bạc, còn không thì “tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”.

Trong tình bạn, mối quan hệ có thể mở rộng từ hai đến nhiều người, nhưng nhìn chung vẫn là mẫu quan hệ Một-Một, và cũng có những trường hợp điển hình về giữ trọn lời thề như trường hợp 3 anh em “Đào viên kết nghĩa” Lưu-Quan-Trương ở thời nhà Hán bên Trung Hoa trong bộ tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tạo nên một mẫu tình bạn thủy chung kiểu Á Đông “không sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm nhưng nguyện chết cùng năm, cùng tháng, cùng ngày”.

Hay 3 chàng ngự lâm pháo thủ với D’Artagnan trong tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Duma cha, mà nay còn để lại câu nói nổi tiếng “Một người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” được chuyển từ quan hệ bạn bè hết lòng vì nhau sang mối quan hệ xã hội rộng lớn hơn trong lý thuyết về chủ nghĩa xã hội.

Như vậy trong quan hệ cá nhân Một-Một, lời thề xét ra vừa cực kỳ quan trọng vừa chẳng quan trọng gì. 

Trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, tức quan hệ Một-Mọi, chuyện Thề thốt vừa có vẻ thiêng liêng hơn vừa cũng chẳng thiêng liêng gì. Như chuyện “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên sa sút phấm chất đạo đức lối sống” của Đảng ta hiện nay, họ đâu có tuân thủ lời thề khi được kết nạp vào Đảng. Với những người này, lời thề chỉ là thủ tục bắt buộc, làm xong thì thôi.


Hippocrates - chạm khắc của Peter Paul Rubens, 1638. [Nguồn: Wikipedia]

Với thầy thuốc thì sao?

Không phải bất cứ ai tốt nghiệp trường Y ở Việt Nam đều được đọc và hiểu căn kẽ Lời thề Hippocrates.

Thế hệ chiến sĩ quân y chúng tôi chuyển sang học trường Đại học Y [dân y], nhiều người [trong đó có tôi] chỉ nghe nói mà chưa từng biết cụ thể lời thề này, chúng tôi chỉ biết khi tự tìm tòi học hỏi thêm để mở mang kiến thức cho mình. Nhưng chúng tôi có hai lời thề khác cũng thiêng liêng không kém và rất gần gũi với truyền thống dân tộc, đầu tiên là Lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó là lời tuyên thệ khi được kết nạp vào Đảng.

Hầu hết những người tôi quen biết đến nay vẫn không có dấu hiệu vi phạm [nói cách khác là giữ trọn] lời thề này. Riêng lời thề của người sinh viên y khoa thì tự trong lương tâm, chúng tôi đã tuân thủ, mặc dù như đã nói, nhiều người không biết cụ thể lời thề ấy.

Theo tài liệu của báo Sức khỏe & Đời sống [Bộ Y tế], thì Lời thề Hippocrates có 8 lời thề, trong đó có 7 lời thề hành động còn lời thề cuối cùng là lời thề của mọi lời thề, câu chữ có khác biệt đôi chút theo từng bản dịch, nhưng nhìn chung chúng như kim chỉ nam cho hành động của bất kỳ người thầy thuốc nào trên thế giới.

Tuy vậy, thời đại khác nhau, lời thề ngày xưa xét ra có nhiều điều không còn phù hợp, chẳng hạn Quốc hội Hà Lan cách đây vài năm đã thông qua luật về “quyền được chết”, cho phép thầy thuốc được làm theo ý nguyện được chết của người bệnh, hoặc nhiều nước chấp nhận chuyện phá thai, tức phá bỏ một trong những lời thề Hippocrates nhưng nhiều nước khác không chấp nhận chuyện này, tức giữ đúng lời thề xưa “Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai”.

Còn 6 lời thề khác thì sao?

Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này. Lời thề này, hầu như tất cả sinh viên y khoa đều tự nhiên thực hiện một phần “Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy,…”, dĩ nhiên phải là người Thầy đúng nghĩa cả về tài năng và đạo đức. Các phần sau e khó làm.

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi và không bao giờ làm hại ai. [Bản dịch khác: Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.]

Nhận xét riêng: bản dịch này khá kỳ cục, phần trước thì đúng là của thầy thuốc nhưng phần sau lại có vẻ như lời thề của luật sư-PXP]. Lời thề này mà được giữ trọn thì đã không có chuyện một vài bác sĩ phụ sản, nữ hộ sinh, phẫu thuật viên bị kỷ luật do lơ là, thậm chí thờ ơ khi sản phụ hoặc nạn nhân lâm cơn nguy kịch. Hoặc sẽ không bao giờ có chuyện “nhân bản xét nghiệm”, kê đơn thuốc đọc mãi không ra, kê toa khủng lấy huê hồng từ công ty dược… xảy ra trong ngành Y nước ta.

Còn thế giới? Hãy nhớ lại chuyện các bác sĩ quân đội phát xít Đức Quốc xã và sau này, quân đội Hoa Kỳ dùng tù nhân làm vật thí nghiệm, mấy bà y tá ở Pháp và Ấn Độ nhẫn tâm tiêm thuốc giết bệnh nhân để nhận tiền thì sẽ hiểu họ có hay không thực hiện lời thề thiêng liêng ấy. Nhưng cũng chính ở các nước đó có nhiều người thầy thuốc tận tâm tận lực cứu chữa người bệnh, giúp đỡ người tàn tật, là những hình mẫu tuyệt vời về đạo đức ngành Y.

Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.[bản dịch khác: Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết]. Nếu thực hành tốt thì tuyệt vời bởi hai chữ “thanh khiết” hoặc “vô tư”. Nhưng thực tế có không ít thầy thuốc trên thế giới quên lời thề này, chẳng riêng Việt Nam. Ngược lại, cũng có rất nhiều lương y còn sống hay đã mất là tấm gương sáng ngời về đạo đức y khoa mà phạm vi bài báo không thể nói hết.

Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.[Theo ý hiểu của tôi, bản dịch này phần đầu rất tối nghĩa, chẳng lẽ ông ta-Hippocrates chấp nhận cho các y sĩ, chuyên gia về bệnh sỏi bàng quang phẫu thuật cho cả những người không mang bệnh này? Thế thì còn gì Y đức!-PXP].

Có một bản dịch khác, rõ nghĩa và không thể hiểu sai: Tôi sẽ không thực hiện phẫu thuật mở bàng quang mà dành việc đó cho những người chuyên. Điều này thì đúng rồi, cả đạo đức nghề nghiệp lẫn pháp luật đều không cho phép một anh bác sĩ nội khoa lại đi mổ bàng quang người bệnh để lấy sỏi. Nhưng hình như Cụ Hippocrates quá cụ thể chăng? Làm theo lời thề này một cách máy móc thì một ông bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ không dám đỡ đẻ cho một sản phụ trên một chuyến bay đột nhiên vỡ ối. Y đức khi ấy ở đâu?

Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ. Lời thề này cần được tuyệt đối tuân thủ và kiểm tra kỹ để xử phạt vì từng có hiện tượng những thầy thuốc vô đạo đức lạm dụng nghề nghiệp để quan hệ tình dục cưỡng bức với nữ bệnh nhân, ở nước ta và cả nước ngoài. Yêu râu xanh đâu mà chẳng có.

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ. 12 điều Y đức của ngành Y tế nước ta cũng quy định rõ điều này: “Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.” [phần thứ hai của Điều 3]. Nhưng theo GS Nguyễn Văn Tuấn, quy định về Y đức như vậy có phần không thỏa đáng, chẳng hạn trong trường hợp bệnh nhân phạm tội hình sự hay tội xâm phạm lợi ích quốc gia mà cơ quan điều tra yêu cầu thì sao?

GS Tuấn cho biết Qui ước y đức của Mĩ viết một cách gọn gàng mà đầy đủ: “Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép”.

Tóm lại, trong 7 lời thề Hippocrates thì có chừng 5 điều phù hợp mọi thời đại [mà vẫn có nhiều người vi phạm hoặc không hề quan tâm], còn lại không phù hợp, do đó đã có nhiều nhà nghiên cứu có ý định sửa lại. Điều nào phù hợp thì kính xin quý thầy [các GS ở trường Y khoa] nên tiếp tục truyền thụ và căn dặn sinh viên y khoa học thuộc nằm lòng để thực hành cho trọn vẹn.

Tương tự, đề nghị lãnh đạo Ngành Y tế Việt Nam và các chuyện gia nghiên cứu sửa đổi lại Quy định 12 điều Y đức của ngành y tế Việt Nam [ban hành năm 1998] cho phù hợp, khiến cho bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, giúp hình ảnh người thầy thuốc Việt Nam đẹp hơn lên trong trái tim người bệnh và người nhà của họ trong mọi hoàn cảnh.

Phạm Xuân Phụng

Video liên quan

Chủ Đề