Trẻ sơ sinh bao lâu rụng rốn

Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng có nhiều trường hợp xảy ra. Nếu rốn khô là lõm nhẹ là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sau khi rốn rụng, rốn lúc này khô nhưng có hiện tượng lồi nhẹ có kích thước bằng đầu ngón tay. Đối với những phụ huynh lần đầu được “đảm nhiệm thiên chức” làm ba mẹ, hay những phụ huynh chưa chứng kiến người thân chăm sóc trẻ nhỏ, có hàng ngàn câu hỏi liên quan đến con yêu cần được giải đáp. Nắm được tâm lý này, đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đắp thắc mắc về việc rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh chưa thụt vô được?

Khi rốn trẻ xuất hiện phồng nhẹ và thay đổi kích thước khi hoạt động như khóc, ho, cười, vặn mình… chính là dấu hiệu của triệu chứng thoát vị rốn – một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Rốn chưa thụt vào được xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng trong ổ bụng tạo thành một khối lồi ra khỏi vị trí bình thường tại rốn. Khối lồi có thể chứa dịch hoặc một phần nội tạng như ruột và đôi khi là một tổ chức khác trong ổ bụng.

Trẻ sơ sinh khi còn là bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ bằng dây rốn. Trong thời gian người mẹ mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi và được cắt khi bé ra đời. Trong vòng 1 – 2 tuần sau chào đời, cuống rốn sẽ teo dần và rụng đi. Lúc này, vết thương lành và tạo thành rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua trong cơ thể sẽ tự dần dần đóng lại một cách tự nhiên khi bé lớn hơn. Nếu các cơ không tự đóng với nhau hoàn toàn ở đường giữa bụng sẽ khiến rốn trẻ sơ sinh chưa thể thụt vô được.

Hiện tượng rốn chưa thụt vào được thường gặp ở các bé sinh non hoặc thấp cân khi sinh. Có tới khoảng 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1.5 kg có triệu chứng lồi rốn. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái sơ sinh.

Trẻ sơ sinh khi còn là bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ bằng dây rốn

Hầu hết triệu chứng lồi rốn hay thoát vị rốn tự cải thiện từ 4 tháng đến 1 tuổi tùy vào sức khỏe mỗi trẻ. Một số khác mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Khoảng 90 % thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại và không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, khi trẻ 4 tuổi nhưng không có dấu hiệu rốn thụt vô thì cần can thiệp phẫu thuật.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?

Dấu hiệu thoát vị rốn khiến rốn ở trẻ sơ sinh chưa thụt vô được

Các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh khiến rốn chưa thụt vô được dễ nhận biết như sau:

  • Ở vị trí rốn trẻ sơ sinh sẽ có một khối u mềm và nhô lên.
  • Mỗi khi bé ho, khóc hoặc vặn mình có thể thấy nhô cao hơn.
  • Chỗ nhô cao biến mất khi bé thư giãn hay nằm ngửa.
  • Bé thường không bị đau hay gặp khó chịu.

Tuy nhiên, nếu rốn trẻ chưa thụt vào và có các triệu chứng dưới đây, ba mẹ hoặc người chăm sóc hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường khác:

  • Bé khóc ngất và tỏ ra rất đau đớn.
  • Bụng bé trông to hơn, tròn hơn và đầy hơn bình thường.
  • Vùng da tại rốn bị sưng nề, cứng và đỏ.
  • Trẻ sốt cao và nôn.
  • Trẻ khó đi ngoài hoặc có thể hoàn toàn không đi ngoài được.
  • Trẻ đi ngoài được nhưng có máu trong phân.

Lưu ý lúc này ba mẹ không được dùng tay xoa hoặc nhấn mạnh vào rốn với mục đích tác động cho rốn thụt vào hoặc cho rốn mền ra. Điều này có thể gây rất đau đớn cho trẻ nhưng không giúp cải thiện tình trạng mà còn khiến triệu chứng tệ hơn.

Rốn trẻ chưa thụt vô được

Phương pháp điều trị khi rốn chưa thụt vô được

Hầu hết rốn chưa thụt vô được sẽ tự cải thiện đến khi trẻ 12 tháng. Khi bé lớn dần lên, cơ thành bụng khoẻ hơn và có thể tự đóng lại. Tuy nhiên, một số trẻ sau 1 tuổi hoặc cao nhất là đến 4 tuổi, khi rốn chưa thụt vô được, cần có biện pháp phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật rốn ở trẻ em được sử dụng đối với các trường hợp sau:

  • Trẻ bị thoát vị lớn và bị đau.
  • Thoát vị rốn không biến mất cho đến khi 4 tuổi.
  • Có triệu chứng bị mắc kẹt hoặc chặn đường ruột của trẻ.

Lưu ý, một số gia đình tự chữa bằng cách dùng băng dính hoặc đồng xu đặt lên vùng rốn bị lồi để làm nó nhỏ lại. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả, thậm chí có thể khiến cho tình trạng càng xấu hơn. Do đó, cha mẹ nên tỉnh táo, đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay thay vì sử dụng các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng.

Bên cạnh đó, ba mẹ không nên để trẻ phải khóc nhiều hoặc khóc to, vặn mình… Nên hạn chế không để trẻ hoạt động quá mức, làm tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng làm khối phồng lớn dần lên. Nên tăng cường cho trẻ thức ăn có nhiều chất xơ, rau củ nhằm hạn chế tình trạng táo bón.

Nếu thấy khối rốn to đột biến, cứng chắc hơn, sờ bị đau, khi cho trẻ nằm ngửa nhưng khối rốn không mất, kèm theo các triệu chứng đau bụng và nôn… lúc này trẻ có thể trẻ bị thoát vị nghẹt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Đây là câu hỏi nhiều cha mẹ quan tâm. Thông thường, cuống rốn của trẻ sơ sinh thường khô dần và rụng khi bé được 7-10 ngày tuổi, tuy nhiên một số bé sau khoảng 10 ngày cuống rốn vẫn chưa rụng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên đây là một hiện tượng thông thường mà cha mẹ không cần quá lo lắng.

“Trẻ sơ sinh 10 ngày chưa rụng rốn thể hiện điều gì?” là câu hỏi nhiều cha mẹ quan tâm

2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh chưa rụng rốn

Nếu rốn của bé không bị rỉ dịch, chảy mủ hay sưng đỏ, cha mẹ không cần quá lo lắng khi cuống rốn của bé lâu rụng. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần vệ sinh rốn cho bé hằng ngày bằng cồn 700 và không băng kín rốn của bé. Sau một thời gian, cuống rốn của bé sẽ tự khô và rụng một cách tự nhiên.

Lưu ý, khi đóng bỉm cho bé, nên đóng bỉm dưới rốn để tránh chạm vào cuống rốn của bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần ghi nhớ:

– Không tự ý rắc bất kỳ thứ gì lên cuống rốn [thuốc đỏ, kháng sinh, thuốc nam, thuốc lá, bông, v.v…]

– Không băng rốn quá chặt hay che kín cuống rốn.

– Luôn vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.

– Chỉ dùng bông gạc vô trùng để vệ sinh vùng rốn cho bé.

– Tuyệt đối không tự ngắt cuống rốn hay sờ nắn cuống rốn của trẻ.

– Trong quá trình mang thai, mẹ cần tiêm chủng vắc xin ngừa uốn ván để hạn chế nguy cơ bé bị uốn ván rốn.

Hình ảnh về quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

3. Cách xử trí khi rốn của trẻ bị nhiễm trùng

Bé bị nhiễm trùng rốn có thể có một trong các dấu hiệu như sau:

– Rốn của bé bị chảy máu, khó cầm máu.

– Rốn bị chảy mủ, rỉ nước vàng.

– Rốn của bé có mùi hôi, rỉ dịch.

– Rốn của trẻ và vùng da xung quanh rốn bị sưng đỏ

– Bé bị sốt, quấy khóc hoặc mệt mỏi, không chịu bú sữa

Nếu cha mẹ phát hiện rốn của bé có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên… cần lập tức đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín bởi rất có thể rốn của bé đã bị nhiễm trùng, vô cùng nguy hiểm.

Cần đưa bé đi khám nếu có biểu hiện bất thường kèm với chưa rụng rốn [ảnh minh họa]

Việc chọn cơ sở y tế cũng rất quan trọng, ba mẹ nên chọn bệnh viện có các y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, các trang thiết bị chữa bệnh hiện đại… để bé được kiểm tra, thăm khám nhanh chóng và chính xác cũng như quá trình điều trị càng thêm hiệu quả, thuận tiện.

Lưu ý, trong quá trình điều trị và chăm sóc bé, cha mẹ tuyệt đối không rắc thêm bất cứ chất gì lên cuống rốn của bé mà không có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng khi chăm sóc cho bé, đồng thời không để rốn của bé bị nhiễm bẩn. Hãy tuân thủ đúng các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để giúp quá trình điều trị cho bé yêu thuận lợi.

Video liên quan

Chủ Đề