Em hiểu một giấc mơ mà người anh đề cấp đến là gì

Đề thi thử và đáp án THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc chuẩn năm 2021 [đề số 2]

Đề thi thử và đáp án THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc chuẩn năm 2021 [đề số 2] dành cho các em thử sức với các câu hỏi có trong đề thi THPTQG.

Camnang24h.net sưu tầm dựa theo chuẩn cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT từng ra. Cùng tham khảo và đối chiếu với đáp án phía dưới bạn nhé.

Xem thêm:

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2021 MÔN VĂN

Đọc đoạn thơ sau:

[1] “Giấc mơ của anh hề

Thấy mình thành triệu phú […]

Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn

Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

Thằng bé mồ côi lạnh giá

Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ

Trên đá lạnh, người tù

Gặp bầy chim cánh trắng

Kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

[2] Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất

Cái không thể nào tới được

Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới

Những giấc mơ êm đềm

Những giấc mơ nổi loạn

Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

[3] Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”

[Trích “Giấc mơ của anh hề” – Lưu Quang Vũ]

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?

Câu 2. Nêu tác dụng của phép đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn [1] ?

Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:

“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất” ?

Câu 4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng:

“Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…” ?

Lí giải vì sao ?

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi con người.

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người mẹ qua nhân vật bà cụ Tứ “Vợ nhặt” – Kim Lân]

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2021 MÔN VĂN

  1. ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 ĐIỂM]

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận

Câu 2. Tác dụng của phép đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn [1]:

– Làm rõ sự tương phản giữa ước mơ và hiện thực

– Cho thấy giấc mơ chính là khát vọng của mọi người về một hiện thực tươi đẹp, hạnh phúc trong tương lai; đối lập với hiện thực đau khổ ở hiện tại.

Câu 3. Hai câu thơ:

“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất” có thể hiểu là:

– Những giấc mơ tươi đẹp vào ban đêm chính là “liều thuốc an thần”, giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, tạm thời quên đi những khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống thực ban ngày.

– Những điều đến với ta trong giấc mơ chính là cái khát vọng thầm kín nhưng chân thực nhất: đó là những điều ám ảnh ta nhất, khiến ta khát khao muốn đạt được nhất.

Câu 4.

Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải phù hợp thì đều đạt điểm. Gợi ý:

– Đồng tình

– Lý giải:

+ Bờ luôn là cái nhỏ bé, trong khi biển luôn là cái rộng lớn, bao la. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong khi đó giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú.

+ Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng như vậy, nếu không có những giấc mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp; cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.

  1. ĐÁP ÁN PHẦN LÀM VĂN [7,0 ĐIỂM]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi những con người.

Thí sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề cần nghị luận, tuy nhiên phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Có thể tham khảo hướng sau:

– Giấc mơ ở đây có thể hiểu là khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp, để làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. “Giấc mơ vẫy gọi con người” muốn nói về ý nghĩa của giấc mơ trong việc thúc đẩy con người tiến về phía trước.

– Giấc mơ vẽ nên một viễn cảnh tươi đẹp, từ đó tạo ra động lực, niềm cảm hứng để giúp chúng ta tiến về phía trước.

– Giấc mơ giúp chúng ta có đủ sức mạnh để đối mặt và vượt qua những khó khăn

– Giấc mơ giúp chúng ta bớt bận tâm bởi những việc vô bổ; tránh xa những cám dỗ xấu xa để tập trung vào những việc có ích

– Giấc mơ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn về cuộc sống

v.v…

Xem thêm tài liệu văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ để

Câu 2 [5,0 điểm]

Mở bài:

– Nêu những nét khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”

– Nêu ra được vấn đề: vẻ đẹp tâm hồn người mẹ qua nhân vật bà cụ Tứ

Thân bài: 

  1. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ
  2. Giới thiệu: Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, lam lũ
  3. Vẻ đẹp tâm hồn:

– Bà cụ Tứ là một người rất mực thương con: 

+ Khi biết Tràng lấy vợ, bà vừa ai oán cho hoàn cảnh, vừa xót thương cho số kiếp con mình

+ Khi nghĩ đến cái hiện thực đói khát mà các con mình phải đối mặt, bà đã không cầm được nước mắt

+ Ở bữa cơm đón dâu, bà đã cố gắng, chắt chiu để có được nồi cháo cám, cố gắng để niềm vui của các con không bị gián đoạn

+ Khi nghe tiếng trống thúc thuế vang lên, một lần nữa bà lại khóc khi nghĩ đến cuộc sống của những đứa con mình.

– Bà là một người mẹ nhân hậu, bao dung:

+ Bà chấp nhận việc người phụ nữ theo không con mình, mà lại là theo không ngay giữa nạn đói

+ Không những thế, bà còn bày tỏ lòng yêu thương, cảm thông và biết ơn đối với người đàn bà xa lạ

– Bà cụ Tứ còn là một người mẹ giàu tinh thần lạc quan:

+ Khi hiểu ra việc Tràng lấy vợ, bà đã động viên, an ủi các con tin tưởng vào tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời

+ Sáng hôm sau, bà tỏ ra vui vẻ, hoạt bát khác hẳn ngày thường. Bà thu dọn nhà cửa, với niềm tin rằng cuộc đời rồi sẽ tốt đẹp hơn

+ Trong bữa cơm đón dâu, bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau

+ Kể cả khi phải ăn sang cháo cám, thái độ của bà vẫn rất vui vẻ.

=> Tất cả những vẻ đẹp tâm hồn ấy đều xuất phát từ một cội nguồn duy nhất: đó là lòng thương con vô bờ bến của người mẹ già nghèo khổ.

  1. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo

– Nghệ thuật trần thuật sinh động

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

Kết luận: Khái quát lại vấn đề, nêu cảm nhận của em về nhân vật.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. ĐỌC HIẾU: [6,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu I đến Câu 4: Trên thế giới này, mỗi một con người đều là độc nhất vô nhị. Giá trị của các em ở thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em. Các em đừng có thấy người khác năm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ, bị người khác ảnh hưởng. giác mơ, từ đó mà mơ cùng một loại giác mơ giống như người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình. Cân phải lựa chọn trở thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng mà vươn lên bản thân mình. Các em cân phải không ngừng mà tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình. Cuộc đời chúng ta cùng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này. Một thế hệ có vận mệnh của một thê hệ. Ti hế hệ này của các em đã từng có một tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải đối mặt với những biến cố và cải cách to lớn của xã hội... [Trích Diễn văn của Giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp khóa 2013, Trường Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quôc, nguôn: /rifhucvn.net ngày 30/4/2017] Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, để “#rở thành chính bản thân mình”, tuôi trẻ cần phải làm gì? Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: “Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình”? Vì sao? Câu 4. “Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ". Vậy, theo anh/chị, “vận mệnh ” của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là gì? [Viết khoảng từ 5 đến 7 dòng]. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Làm người “Ngôi thì co đứng thì thẳng làm người thật khó” [Lời người Dáy] để trở thành mỘt người biết sinh con đẻ cái như thế chưa khó để trở thành người biết ăn ngon mặc đẹp như thế cũng chưa khó để trở thành một người giàu có như thế vẫn chưa khó để trở thành một người sống lâu trăm tuổi như thế cũng vẫn chưa khó vậy làm người khó nhất là gì? nghĩ đi nghĩ lại nghĩ gân nghĩ xa nghĩ cao nghĩ thấp nghĩ hẹp nghĩ rộng có người đẹp ngoài mà xấu trong có người xấu ngoài mà đẹp trong có người già mà vẫn trẻ có người trẻ mà đã già có người sống mà đã chết có người chết mà vẫn sống làm người khó nhất là: sống! [Lò Ngân Sủn - Người trên đá, Nxb Văn hóa - dân tộc, 2000, tr.6] Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ: “có người sống mà đã chết/ có người chết mà vẫn sống ”? Câu 7. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật. Câu 8. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “Jàm người khó nhất là: sống!”? Vì sao? [Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng]. II. LÀM VĂN: [14,0 điểm] Câu 1. [6,0 điểm] : “Rắt nhiều người tìm kiếm sự an toàn và chắc chăn trong tư duy số đông. Họ nghĩ răng sô đông người đang làm việc gì đó, việc đó chặc chăn phải đúng ". : [John Maxwell, Tôi f duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội, 2012] Việt bài văn nghị luận [khoảng 600 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm “/ đuy sô đông” ở trên.

Câu 2. [8,0 điểm] Nhận xét về chỉ tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Một chỉ tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chỉ tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sông và con người `”. [Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76] Qua việc cảm nhận chỉ tiết “/ếng sáo” trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài] và chỉ tiết “bá cháo hành” trong truyện ngắn CJí Phèo [Nam Cao], anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Reactions: NTD Admin

Nhằm giúp các bạn có được tư liệu tốt nhất để ôn luyện, hôm nay mình sẽ giải đề này. Lần giải này phân làm 3 lần: Đọc hiểu, NLXH và NLVH nhé. I. Đọc hiểu: Câu 1: Thao tác phân tích Câu 2: Tuổi trẻ cần phải: - Có ước mơ, có hoài bão, có lí tưởng để theo đuổi - Không ngừng vươn lên bản thân mình, không ngừng tìm lại bản thân mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình,... Câu 3: Theo mình nghĩ thì đồng tình hoặc không đồng tình đều được. Quan trọng là ở cách biện luận. Ở đây thì mình đồng tình quan niệm: "Mỗi người đều có ước mơ của riêng mình" Bởi vì ước mơ sẽ giúp bạn vượt qua những ngày tồi tệ nhất. Khi gặp khó khăn, ước mơ là lý do để bạn tiến lên. Mỗi buổi sáng khi thức dậy, ước mơ cho bạn động lực để tiếp tục cố gắng. Ước mơ làm cuộc sống của bạn có ý nghĩa. Không có ước mơ, chúng ta không là gì cả. Ước mơ là điều thiêng liêng nhất, và sống trên đời thì mỗi người nhất định đều sẽ có ước mơ của riêng mình. Câu 4: Theo mình thì vận mệnh của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là xây dựng đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi học sinh, sinh viên Việt Nam phải ra sức học tập, trau dồi kĩ năng để cùng nhau gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thoát khỏi sự nhòm ngó của các nước đế quốc & sánh vai với các cường quốc năm châu. Câu 5: Phương thức biểu đạt nghị luận Câu 6: - "có người chết mà vẫn sống": sống cống hiến, có ý nghĩa cho đời, lưu lại tiếng thơm cho mai sau - "có người sống mà đã chết": sống cuộc đời mờ nhạt, sống vô nghĩa, nhàm chán, vô ích => Khuyên sống đẹp, sống có ích, có ý nghĩa với cá nhân, với cuộc đời Câu 7: Biện pháp tu từ cú pháp: điệp, đối, liệt kê, câu hỏi tu từ,... - Câu hỏi tu từ: Vậy làm người khó nhất là gì? - Đối: gần - xa, cao - thấp, rộng - hẹp, già - trẻ, đẹp - xấu Hiệu quả thẩm mĩ: Thể hiện suy tư, trăn trở của nhà thơ để đúc kết thành chiều sâu triết lí: làm người khó nhất là SỐNG Câu 8: Đồng tình hoặc không tùy mọi người. Nhưng với mình thì đúng.

Bởi lẽ khi sinh ra, chúng ta không có quyền chọn hoàn cảnh lớn lên, không có quyền chọn cha mẹ. Nhưng chúng ta có quyền lựa chọn tương lai. Đó là con đường gai, đầy hiểm nguy nhưng đích đến là vinh quang, là hạnh phúc. Hoặc đó là con đường bằng phẳng, không thú dữ nhưng đích đến là vực sâu, là đáy xã hội. Chúng ta sẽ lựa chọn đi con đường nào đây? Chọn con đường đầy gai thì phải ngậm đắng, nuốt cay để đương đầu với phong ba bão táp. Những lúc ngã gục thì chẳng có ai ở bên nắm tay vực dậy, phải chấp nhận nhìn những cảnh tượng không muốn nhìn, làm việc với những người mình không thích mà lúc nào cũng phải cười đùa như thể không có gì xảy ra. Sống ... để làm người thì phải sống... và để sống thì phải học làm người trưởng thành. Do vậy, mình tin rằng làm người khó nhất là SỐNG.

Reactions: NTD Admin and phuongdaitt1

B. Làm văn Phần I. NLXH: I. Mở bài: Dẫn dắt vào hiện tượng: "Rắt nhiều người tìm kiếm sự an toàn và chắc chăn trong tư duy số đông. Họ nghĩ răng sô đông người đang làm việc gì đó, việc đó chặc chăn phải đúng" II. Thân bài: 1. Giải thích: - Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận các tầng lớp người trong xã hội về một vấn đề, hiện tượng nào đó - Ý cả câu: Nhiều người không dám bộc lộ chính kiến mà luôn nghĩ và làm theo số đông cho an toàn, chắc chắn vì họ cho rằng số đông lúc nào cũng đúng, cũng tốt 2. Bàn luận: - Trong thực tế, khi số đông tham gia bàn bạc, giải quyết một vấn đề nào đó thường đưa ra những quyết định, giải pháp sáng suốt, hợp lí. Điều đó tạo cho nhiều người suy nghĩ số đông luôn đúng. - Tuy vậy, "tư duy số đông" không phải lúc nào cũng đúng. Mặt khác, nó dễ tạo ra lối mòn, hạn chế những tìm tòi riêng, suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. - Tư duy số đông là sản phẩm trí tuệ của tập thể nên ít gắn kết trách nhiệm của một cá nhân. Để đảm bảo an toàn và chắc chắn, những người thiếu bản lĩnh và sự tự tin dựa vào tư duy số đông như thể là một cách hành xử khôn ngoan. Đấy là quan niệm sai lệch, cần phải chấn chỉnh. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Trước một vấn đề, cần bình tĩnh xem xét, nhìn nhận, và mạnh dạn đề xuất chính kiến riêng. Tránh tâm lí a dua theo đám đông, cần có bản lĩnh để thoát khỏi áp lực đám đông nếu nhận thấy giải pháp mà đám đông đưa ra chưa thỏa đáng - "Tư duy đám đông" không hẳn luôn đúng nhưng con người cũng cần lắng nghe, xem xét, phân tích, định hướng cho mình cách làm đúng, nghĩ đúng

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: Không nên dựa dẫm vào tư duy số đông.

Reactions: Issy Key

Video liên quan

Chủ Đề