Em thấy triển vọng của nghề trồng hoa như thế nào

Giải VNEN công nghệ 9 bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa

Giải bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa - Sách VNEN công nghệ lớp 9 trang 5. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Giải Công nghệ 9 sách VNEN bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa

Giải chi tiết, cụ thể Công nghệ 9 VNEN bài mở đầu: Giới thiệu nghề trồng hoa. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này

Câu trả lời:

A. Hoạt động khởi động

1. Với hiểu biết của mình [qua thực tế, sách, báo, tivi…] em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Kể tên những loại hoa đang được trồng phổ biến hiện nay?

b. Hoa có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người?

c. Trồng hoa được coi là một nghề hay không? Nếu có thì xu hướng phát triển của nghề trồng hoa sẽ như thế nào? Dựa theo những căn cứ nào em đưa ra được những nhận định đó?

Trả lời:

a. Những loại hoa đang được trồng phổ biến hiện nay là:hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lay ơn, hoa ly, hoa cẩm tú cầu, hoa hướng dương, hoa huệ…

b. Ý nghĩa của hoa đối với đời sống con người là: Hoa từ lâu được xem là thông điệp của tâm hồn. Hoa giúp cho con người thư thả đầu óc, giúp con người trao gửi yêu thương lẫn nhau. Ngoài ra, hoa còn để trang trí nhà cửa, nơi làm việc, làm đẹp và còn cung cấp tinh dầu…

c. Trồng hoa vẫn được xem là một nghề. Theo em, xu hướng phát triển của nghề trồng hoa đang ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô và chủng loại.

Để đưa ra nhận định đó, em căn cứ vào:

  • Khí hậu và đất đai nước ta phù hợp trồng với nhiều loại hoa khác nhau
  • Nhu cầu về hoa ngày càng nhiều, nhất là trong cuộc sống, lễ hội, đám cưới, ma chay, hội họp…
  • Giá thành trồng hoa cao hơn so với các loại cây trồng nông nghiệp khác.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Ý nghĩa của nghề trồng hoa

Trả lời câu hỏi:

  • Nêu các giá trị mà nghề trồng hoa mang lại đối với đời sống con người?
  • Hãy đặt tên cho mỗi ản phẩm hoa thể hiện trong hình 1?

Trả lời:

Các giá trị mà nghề trồng hoa mang lại đối với đời sống con người là:

  • Về kinh tế: Mang lại thu nhập cao cho người nông dân [thu nhập cao gấp 6 – 8 lần trồng lúa, 2-3 lần tròng rau].
  • Về tinh thần: Mang lại những cảm xúc thẩm mĩ cao quý mà không thứ quà tặng nào sánh được.

Đặt tên cho mỗi sản phẩm hoa thể hiện trong hình 1 là:

  • Hình a: Giỏ hoa
  • Hình b: Chậu hoa
  • Hình c: Trang trại hoa
  • Hình d: Khóm hoa

2. Đặc điểm, yêu cầu và triển vọng của nghề trồng hoa

Trả lời các câu hỏi sau:

  • Những điều em thích và không thích đối với nghề trồng hoa là gì?
  • Nếu muốn làm nghề trồng hoa, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng và thái độ gì?
  • Em thấy triển vọng của nghề trồng hoa như thế nào? Theo em, Việt Nam có thể trở thành một đất nước phát triển nghề trồng hoa được không? Vì sao?

Trả lời:

Những điều em thích và không thích đối với nghề trồng hoa là:

Điều em thích

Điều em không thích

  • Được trồng những loài hoa mình thích
  • Làm việc thoải mái, không phải chịu áp lực cao.
  • Được thể hiện tính thẩm mĩ, khéo tay của mình.
  • Không cần bằng cấp, trình độ
  • Phải làm việc ngoài trời
  • Công việc cần phải tỉ mỉ, kiên trì, tò mò, chịu khó.

Nếu muốn làm nghề trồng hoa, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng và thái độ;

  • Về kiến thức: Có hiểu biết, kĩ năng cơ bản về việc trồng hoa
  • Về kĩ năng: Có khả năng sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu và xu thế sử dụng các loại hoa của người tiêu dùng.
  • Về thái độ: Tỉ mỉ, kiên trì, cần cù, chịu khó quan sát và học hỏi.

Em thấy, triển vọng của nghề trồng hoa rất lớn vìnhu cầu sử dụng hoa của con người ngày càng tăng lên, đặc biệt là các nước phát triển.

Theo em, Việt Nam vẫn có thể trở thành một đất nước phát triển nghề trồng hoa vì nước ta có diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn nhân lực đông, khí hậu đa dạng có thể trồng được nhiều loại hoa khác nhau.

3. Giới thiệu các mô hình trồng hoa

Trả lời câu hỏi:

  • Quan sát các hình ảnh trên và bằng hiểu biết của mình, hãy cho biết có những mô hình trồng hoa nào?
  • Hãy điền các loại mô hình trồng hoa, đặc điểm của từng mô hình và các hình ảnh phù hợp trong hình 2 trong bảng dưới đây:

Mô hình trồng hoa

Đặc điểm

Kí hiệu hình

  • Kể tên một số loại hoa khác phù hợp với từng mô hình trồng hoa?
  • Hãy so sánh ưu điểm và hạn chế của các mô hình trồng hoa?

Trả lời:

Những mô hình trồng hoa là:

  • Trồng hoa thủy canh trong bình
  • Trồng hoa trong chậu
  • Trồng hoa trang trại
  • Trồng hoa trong nhà kính

Hoàn thành bảng:

Mô hình trồng hoa

Đặc điểm

Kí hiệu hình

Trồng hoa thủy canh trong bình

Được nuôi trồng bằng dung dịch thủy canh, cung cấp đủ lượng nước sạch, hoa phát triển nhanh, tươi xanh hơn, hạn chế sâu bệnh, tuổi thọ hoa cũng cao hơn.

Hình a

Hình h

Trồng hoa trong chậu

Hoa được trồng trong các chậu cảnh bằng đất trồng cây, mỗi chậu thường trồng được một cây hoặc một khóm nhỏ

Hình g

Trồng hoa trang trại

Hoa trồng diện tích rộng lớn, chia thành luống.

Mỗi luống trồng một loại hoa.

Trong trang trại có thể có nhiều loại hoa khác nhau

Hình b

Hình e

Hình d

Trồng hoa nhà kính

Hoa được trồng trong nhà kính rộng lớn, đòi hỏi các kĩ thuật công nghệ cao.

Các loại hoa mang lại hiệu quả cao.

Hình c

Hình i

Một số loại hoa khác phù hợp với từng loại mô hình là:

  • Trồng thủy canh gồm: hoa tuy lip, hoa hồng môn, hoa triệu chuông, hoa dạ yến thảo, hoa cúc rủ…
  • Trồng hoa trong chậu: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa dạ yến thảo, hoa bông tuyết, hoa dừa cạn…
  • Trồng hoa trang trại: hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cát tường, hoa hướng dương,…
  • Trồng hoa nhà kính: hoa lan điệp, hoa hồng, hoa ly ly, hoa violet…

So sánh ưu điểm và hạn chế của các mô hình trồng hoa là:

Ưu điểm

Hạn chế

Trồng hoa thủy canh

Không sử dụng đất, tiết kiệm không gian, ít công chăm sóc, ít sâu bệnh, phát triển tốt…

Hạn chế chủng loại, chi phí đầu tư cao, đòi hỏi có kiến thức chuyên môn…

Trồng hoa trong chậu

Dễ trồng, dẽ chăm sóc, dễ phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, không chiếm diện tích lớn…

Cây tăng trưởng chậm hơn, cần chăm sóc và tưới nước thường xuyên, tốn thời gian và công sức thay chậu…

Trồng hoa trang trại

Trồng quy mô lớn, trồng được nhiều loại hoa khác nhau

Vốn đầu tư lớn, cần nắm bắt được kiến thức chuyên môn,…

Trồng hoa nhà kính

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Hoa đạt chất lượng cao, tạo thu nhập cao.

Đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi chăm sóc cao.

C. Hoạt động luyện tập

Bằng những thông tin đã được học, nhóm hãy xây dựng “cẩm nang” về ngề trồng hoa. Trong đó cần có các thông tin sau: giới thiệu nghề, địa chỉ đào tạo, điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp, năng lực cần có về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Trả lời:

CẨM NANG VỀ NGHỀ TRỒNG HOA

  • Nghề trồng hoa là một trong những nghề đang được phát triển hiện nay. Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, hoa tươi rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày, lễ hội, đám cưới, hội nghị,… Do đó, chính vì vậy, ngày nay, nghề trồng hoa đang ngày tạo nhiều cơ hội cho người lao động.
  • Địa chỉ đào tạo nghề trồng hoa: Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội
  • Điều kiện làm việc: Chủ yếu làm việc ngoài trời, không phải làm ca, kíp, rất thích hợp với những người có khiếu thẩm mĩ, khéo tay và các yêu thích các loại hoa.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Nhu cầu sử dụng hoa của con người ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở các nước phát triển. Nhiều giống hoa đặc trưng cho các vùng miền và các giống hoa mới lai tạo thích ứng với điều kiện trồng trọt, vận chuyển và có tuổi thọ bảo quản cao ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc áp dụng kĩ thuật trồng hoa tiên tiến làm cho công nghệ sản xuất hoa tươi ngày càng phát triển => Nghề trồng hoa là nghề có triển vọng ngày càng phát triển và thu hút được nhiều lao động.
  • Kĩ năng nghề trồng hoa:
    • Về kiến thức: Có hiểu biết, kĩ năng cơ bản về việc trồng hoa
    • Về kĩ năng: Có khả năng sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và có lòng yêu nghề, nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu và xu thế sử dụng các loại hoa của người tiêu dùng.
    • Về thái độ: Tỉ mỉ, kiên trì, cần cù, chịu khó quan sát và học hỏi.

D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

1. Tham quan một mô hình trồng hoa tại địa phương và ghi lại những thông tin em thu thập được về mô hình trồng hoa đó. Ví dụ: tên mô hình, địa chỉ , các loại hoa, diện tích trồng, số người lao động, thu nhập trung bình của chủ vườn hoa, thu nhập trung bình của người lao động.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Tên mô hình: Mô hình trồng hoa công nghệ cao của gia đình anh Hoàng Văn Đại, Hoàng Văn Nhật
  • Địa chỉ: thôn 2, xã Bình Nghĩa [Bình Lục], Hà Nam.
  • Các loại hoa trồng: hoa cúc kim cương, hoa cẩm chướng
  • Diện tích trồng: 2400m2
  • Số người lao động: khoảng 20 – 30 người
  • Thu nhập trung bình của chủ vườn hoa: 15 – 20 triệu đồng/ sào/ vụ
  • Thu nhập trung bình của người lao động: 4 – 5 triệu/ tháng bao ăn ở.

Nguồn gốc của Hồng xứ ta?

Giống Hồng xưa ở nước ta có lẽ nhập từ Trung Quốc, vì chỉ có những giống Hồng dại, Tường Vi, Tầm Xuân là những giống Hồng có thân cao, mọc khoẻ, và tỏ ra thích hợp với phong thổ nước ta, Bắc Trung Nam đều trồng được cả.

Sau này, nói rõ là khoảng hơn trăm năm nay, ta mới nhập được nhiều giống Hồng bụi từ các nước phương Tây. Ngày qua ngày, các Nghệ nhân hoa kiểng của ta mới khéo tay sáng ý lai tạo ra được những giống hồng đẹp mà ta có hiện nay.

Hồng có nhiều giống, có giống chịu được khí hậu mát lạnh, có giống thích hợp với khí hậu nóng ẩm. Hễ thấy giống nào chịu với khí hậu ở đâu thì ông bà mình xưa cứ thế mà nhân giống đó ra trồng mãi.

Nhưng nói chung, nước mình chỉ có Đà Lạt và các vùng cao nguyên lân cận, nhất là từ Bảo Lộc đổ lên được xem là nơi đắc địa nhất của cây Hồng.

Nếu đặt chân lên những vùng đất này, quanh năm suốt tháng đi đâu ta cũng thấy hoa Hồng khoe sắc thắm; không những trong vườn mà ngay tại bờ rào, đều có bóng dáng của hoa hồng xuất hiện …

Video liên quan

Chủ Đề