F2p Rise of Kingdoms là gì

Thế là đã gần 14 năm kể từ khi giới dân-chơi [gamer] toàn cầu biết đến thứ gọi là mô hình chơi-miễn-phí [free-to-play hay F2P].

Ra mắt vào khoảng đầu những năm 2000 chủ yếu ở thể loại nhập-vai-trực-tuyến MMORPG, F2P trở thành một cứu cánh cho giới dân-chơi bình dân không đủ lực để với tới những game đỉnh chơi-trả-phí [pay-to-play hay P2P] như World of Warcraft ở châu Âu hay Lineage 2 ở châu Á. Thời đó giới dân-chơi chưa có nhiều lựa chọn như bây giờ, hoặc tự kỷ với game offline tại nhà, hoặc đóng phí tháng chơi MMORPG đỉnh, hoặc là chữa cháy bằng server lậu [private server]. Đối với dân-chơi Việt Nam mà nói, server lậu đã mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới của cái thú chơi multiplayer. Nếu trước đó, khái niệm multiplayer chỉ gói gọn trong phạm vi một phòng máy thì nay multiplayer có nghĩa là bất cứ đâu có kết nối internet, dân-chơi cả nước đã có thể giao lưu với nhau tuy là cũng có lag tí chút. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, vấn đề của server lậu cũng khá là nhức răng: do không có ràng buộc/giao kèo gì với người chơi, nên tuổi đời của một server phụ thuộc phần lớn vào độ máu lửa của quản-trị-viên [administrator] của server đó, nghĩa là còn hứng thì còn làm, hết hứng thì nghỉ khoẻ. Một khi server tạm ngừng hoạt động, tất cả công sức của người chơi đều đổ sông đổ biển. Không vui vẻ gì, nhưng giới dân-chơi bình dân cũng chấp nhận rủi ro này, vì nếu không chấp nhận thì cũng biết đi đâu mà chơi bây giờ.

Nhận thấy nhu cầu của giới dân-chơi bình dân và tiềm năng của một thị trường mới, các hãng phát triển MMORPG bắt đầu dịch chuyển sang mô hình F2P; đầu tiên là Hàn Quốc và sau đó là các hãng khác ở châu Âu. F2P được khai sinh ở thể loại MMORPG Client, rồi dần dần lan sang các platform khác như mobile và web-game.

Cùng với sự tiện lợi mặc nhiên là có thể chơi hoàn toàn miễn phí, nhưng đồng thời F2P cũng bị búa rìu dư luận khá nhiều ở tính cân bằng trong trò chơi. Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất của giới dân-chơi dành cho mô hình F2P: pay-to-win, nghĩa là một dân-chơi có trả phí có thể dễ dàng bóp chết một dân-chơi không trả phí khác, một cách dễ dàng. Điều này hoàn toàn đúng, vì đây là bản chất của mô hình F2P. Nhưng tui tự hỏi, đến tận cùng thì pay-to-win là tốt hay xấu cho người chơi?

Để trả lời câu hỏi tui tự hỏi này, tui xét một trường hợp cụ thể trên trận đấu của hai dân-chơi tưởng tượng A1 và A2 trong một trò F2P. Tui giả sử:

Hai dân-chơi A1 và A2 bắt đầu chơi cùng lúc

Dân-chơi A1 có trả phí và dùng vũ khí W1 có sức mạnh 1000, vũ khí này được mua bằng số tiền đóng phí của dân-chơi A1.

Dân-chơi A2 không trả phí và dùng vũ khí W2 có sức mạnh 500, vũ khí này được mua bằng số tiền cày được trong game của dân-chơi A2.

Rõ ràng trong trường hợp này, dân-chơi A1 thắng vì anh này có trả phí hay còn gọi là pay-to-win. Sự khác biệt là ở chỗ, dân-chơi A1 đầu tư hơn dân chơi A2 một số tiền.

Tui lại xét một trường hợp khác, một trận đấu giữa hai anh này trong một trò P2P. Tui giả sử:

Hai dân-chơi A1 và A2 bắt đầu chơi cùng lúc

Dân-chơi A1 chơi mỗi ngày 10 giờ và dùng vũ khí W1 có sức mạnh 1000, vũ khí này được mua bằng số tiền cày mỗi ngày 10 giờ của dân-chơi A1.

Dân-chơi A2 chơi mỗi ngày 5 giờ và dùng vũ khí W2 có sức mạnh 500, vũ khí này được mua bằng số tiền cày mỗi ngày 10 giờ của dân-chơi A2.

Cũng tương tự, dân-chơi A1 thắng vì anh này chơi nhiều hơn hay còn gọi là trâu-chó hơn. Sự khác biệt là ở chỗ, dân-chơi A1 đầu tư nhiều hơn dân chơi A2 một khoảng thời gian.

Vậy sự khác biệt giữa hai mô hình F2P và P2P là gì? Tui tạm kết luận, sự khác nhau giữa hai mô hình này là ở chỗ hình thức đầu tư để dành chiến thắng.

Ở mô hình P2P, do tất cả các dân-chơi đều như nhau ở khoảng trả tiền, vậy sự khác biệt là ở thời gian chơi. Ở mô hình F2P, nếu tất cả các dân-chơi đều giống nhau về thời gian, vậy sự khác biệt chính là tiền [ở đây tui không xét trường hợp khác nhau về thời gian với mô hình F2P].

Trở lại câu hỏi ở trên, pay-to-win là tốt hay xấu cho người chơi? Tui nghĩ, nó tùy thuộc vào bản thân người chơi và các điều kiện của họ và cũng như họ muốn gì ở một trò chơi. Nếu bạn là một dân-chơi bình dân, có nhiều thời gian và không muốn trả phí; bạn vẫn có thể chơi một trò F2P và đạt được một thứ hạng khả quan, nhưng đừng mong chờ mình sẽ đứng top server. Và ngược lại, nếu bạn là một dân-chơi có điều kiện về tiền bạc nhưng lại eo hẹp về thời gian, vậy nên chớ có dại dột mà đâm đầu một trò P2P với mong muốn sẽ max level trong 3 ngày.

UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 19h30 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

Video liên quan

Chủ Đề