Gia cổ động thao trường và trò chơi quân sự

Thư viện Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 6.000 đầu sách các loại. Sách trong thư viện được luân chuyển hàng năm, đến nay, đã luân chuyển được 1.500 đầu sách tới 35 đầu mối trực thuộc, cung cấp nguồn tài liệu phong phú phục vụ nhu cầu đọc của cán bộ, chiến sĩ và góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn lực lượng.

Gia cổ động thao trường và trò chơi quân sự
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong giờ đọc sách, báo.

Thiếu tá Lê Xuân Thu, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên thư viện Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Thư viện Bộ CHQS tỉnh là một thiết chế văn hóa trực thuộc Thư viện Quân khu IV, thực hiện nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội. Thông qua sách báo, thư viện đã tích cực tham gia tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quân đội góp phần xây dựng vững mạnh về chính trị, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng và Nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Ngoài ra, Thư viện Bộ CHQS tỉnh còn phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Đồng thời, thư viện còn góp phần bảo tồn di sản văn hóa và thực hiện xã hội hóa về văn hóa, đem tri thức đến cho mọi người dân trên địa bàn đóng quân và tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Với vai trò, ý nghĩa trên, trong những năm qua, Thư viện Bộ CHQS tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo và từng bước hiện đại hóa, thu hút được đông đảo bạn đọc là cán bộ, chiến sĩ tham gia đọc sách. Trung bình mỗi tuần, thư viện thu hút trên 200 lượt cán bộ, chiến sĩ; mỗi năm thu hút khoảng 8.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia đọc sách để tìm hiểu các thông tin, bổ sung, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, kiến thức về các lĩnh vực... Qua đó, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, phục vụ công tác.

Cùng với Thư viện Bộ CHQS tỉnh, hoạt động đọc sách của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 40 (Trung đoàn 762, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa) đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Do cấp tiểu đoàn không có thư viện riêng, hoạt động đọc sách của cán bộ, chiến sĩ hiện được tổ chức tại phòng Hồ Chí Minh của tiểu đoàn với hơn 550 đầu sách các loại và được bổ sung liên tục thông qua hoạt động thu cấp đổi của Thư viện Bộ CHQS tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.

Thiếu tá Nguyễn Anh Phương, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn 40, cho biết: Với đặc thù là đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới, vai trò của “Hộp báo thao trường” (tủ sách) đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, công tác giáo dục chính trị tại đơn vị là một nội dung cơ bản trong bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội.

Trong quá trình triển khai, để mô hình “Hộp báo thao trường” hoạt động có hiệu quả, thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, chỉ huy các đơn vị đã có những cách làm mới, sáng tạo. Theo đó, nội dung hộp báo thường xuyên được đổi mới, ngoài các số báo được cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa, tinh thần trong quân đội Nhân dân Việt Nam, cán bộ, chỉ huy đơn vị còn thường xuyên tìm tòi, khai thác những bài viết hay, những thông tin hữu ích để in thành tài liệu làm phong phú thêm nội dung hộp báo.

Đồng thời, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp còn thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của cấp trên để có thông báo kết quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội trên không gian mạng; cập nhật các bài viết hay, mang tính giáo dục lịch sử, giáo dục chính trị cao và định hướng đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Nhiều đơn vị còn bố trí thêm loa phát nhạc có gắn USB đi kèm với hộp báo. Trong những giờ nghỉ tại đơn vị, giờ giải lao trên thao trường, căn cứ vào điều kiện cụ thể có thể cho phát các bài hát quy định của quân đội để chiến sĩ hát theo, tạo không khí sôi nổi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho chiến sĩ.

Từ việc vận hành hiệu quả Thư viện Bộ CHQS tỉnh đến những mô hình hay, cách làm sáng tạo như “Hộp báo thao trường” ở Tiểu đoàn 40, văn hóa đọc trong cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa đang từng bước được nâng lên, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, chiến sĩ trong tình hình mới.

Bài và ảnh: Nguyễn Mai

Hội viên Hội Phụ nữ trao quà tặng chiến sĩ mới.

Sau khi uống nước, trò chuyện vui vẻ, cán bộ, chiến sỹ và chị em hội viên phụ nữ cùng quây quần giao lưu văn hóa văn nghệ. Thao trường vang lên lời ca, tiếng hát hòa cùng những tràng pháo tay giòn giã khiến cái nóng như vơi đi, lòng người dịu lại và tạo tinh thần hứng khởi cho giờ huấn luyện tiếp theo.

 Trao đổi với chúng tôi, Đại úy Phạm Thị Tuyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Thấu hiểu được nỗi vất vả của bộ đội, nhất là với chiến sỹ mới khi huấn luyện cường độ cao dưới thời tiết khắc nghiệt, Hội phụ nữ Bộ CHQS tỉnh đã chia sẻ, khích lệ, động viên tinh thần các chiến sỹ, mong các em khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nội dung huấn luyện”

Chiến sĩ mới phấn khởi bên những cốc nước, phần quà của Hội Phụ nữ trao tặng.

Trong nhiều năm qua, mô hình “Bát nước thao trường” đã được cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh tổ chức thường xuyên, có hiệu quả. Phút giải lao giữa giờ huấn luyện, những bát nước mát được các chị em phụ nữ mang tới thao trường để tiếp thêm động lực cho các cán bộ, chiến sỹ. Qua những câu chuyện kể, những lời tâm sự hồn nhiên, giản dị của các chiến sỹ lứa tuổi mười chín đôi mươi, hội viên Hội Phụ nữ thêm phần thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của chiến sỹ trẻ, qua đó động viên tinh thần các em vững vàng vượt qua mọi thử thách trong thời gian huấn luyện. 

Binh nhì Đỗ Xuân Tùng, chiến sỹ Đại đội 2 tâm sự: “Đây là khoảng thời gian nước rút trong 3 tháng huấn luyện chiến sỹ mới. Dưới thời tiết nắng nóng, cường độ huấn luyện cao, những bát nước mát của các cô, các chị Hội Phụ nữ đã tiếp thêm động lực cho chúng tôi vươn lên trong huấn luyện, rèn luyện”.

Thông qua mô hình “Bát nước thao trường”, Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã đồng hành cùng chiến s trong những mùa huấn luyện. Không chỉ trực tiếp sẻ chia, động viên bộ đội “vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện tập”, mô hình còn có ý nghĩa quan trọng, giúp tạo không khí gần gũi, đoàn kết vui tươi để cán bộ, chiến sỹ, thêm yêu đơn vị, yên tâm học tập, huấn luyện, đoàn kết và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG

Ngày đăng: 29/09/2015

QK2 – Chúng tôi đến Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 khi đơn vị vừa kết thúc hai tuần huấn luyện đầu tiên. Đứng cách khá xa khu vực thao trường của đại đội 4, Tiểu đoàn 7, nhưng chúng tôi đã nghe rõ tiếng cười nói vui vẻ cùng những tràng pháo tay giòn giã của chiến sỹ mới đang sôi nổi với các trò chơi trong giờ giải lao. Thiếu tá Lê Minh Tần, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 98 vui vẻ giới thiệu với chúng tôi: “Anh em cán bộ, chiến sỹ đang tổ chức trò chơi quay trúng thưởng trên chiếc “Giá đa năng” đấy đồng chí ạ. Đây là một trong những công trình thanh niên tiêu biểu của đơn vị hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020”.

Gia cổ động thao trường và trò chơi quân sự

Chiến sỹ mới Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 trên thao trường.

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, sáng kiến này là của Thượng úy Nguyễn Lương Sơn, Chính trị viên đại đội 4, Tiểu đoàn 7. Chiếc giá có cấu tạo bằng thép, kích thước 1,2 x 1,8 m, cao 2,2 m, hai chân được thiết kế chắc chắn. Trên đỉnh giá được bố trí lắp đặt hai cán cờ Tổ quốc và cờ Đoàn; hai bên sườn gắn hai cổ động thao trường “Vượt nắng, thắng mưa, say sưa luyện rèn”, “Rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Toàn bộ diện tích mặt trước của giá được bố trí theo các nội dung gồm: Bảng chấm điểm thi đua, văn bản, chỉ thị mới, một số thành tích và hình ảnh hoạt động nổi bật của đơn vị những năm gần đây; vị trí gắn hoa bắn giỏi; bên dưới sát chân giá có hai vị trí treo Hộp báo thao trường. Mặt còn lại của sản phẩm được lắp đặt trò chơi “Vòng xoay thao trường”. Sản phẩm này có thể gấp gọn tiện cho việc di chuyển trong quá trình hành quân. Quả thực, khi được chính Thượng úy Nguyễn Lương Sơn, Chính trị viên đại đội 4 giới thiệu cặn kẽ hơn về “đứa con tinh thần” của mình, chúng tôi nhận thấy nó thực sự hữu ích với đời sống chiến sỹ. Vào giờ giải lao trên thao trường, bộ đội có thể “cập nhật” tin tức từ hộp báo thao trường, theo dõi kết quả thi đua của đơn vị, học tập truyền thống, tham khảo các điều luật thông qua các tài liệu, hình ảnh được bố trí đầy đủ trên giá…Nếu muốn thay đổi không khí, cán bộ, chiến sỹ lại cùng hòa vào trò chơi “Vòng xoay thao trường” với những “vòng quay trúng thưởng” mà món quà chỉ là những tràng pháo tay giòn giã. Chiến sỹ mới Lê Duy Khánh, đại đội 4, Tiểu đoàn 7 chia sẻ: “Nhờ có mô hình này mà các giờ học trên thao trường của chúng tôi cũng bớt đi phần nào sự căng thẳng, mệt nhọc, thông qua các trò chơi, khoảng cách giữa cán bộ, chiến sỹ cũng trở nên thân thiện và gần gũi hơn”. Binh nhì Trần Văn Quyền, chiến sỹ đại đội 4, Tiểu đoàn 7, quê ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc cũng tâm sự: “Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý, nhưng một, hai ngày đầu mới về đơn vị, tôi thấy bỡ ngỡ và xa lạ vô cùng, Đặc biệt là rất nhớ nhà. Tuy nhiên, quá trình sinh hoạt, học tập, các đồng chí cán bộ từ tiểu đội đến đại đội ai cũng thể hiện sự gần gũi, thân thiện, hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi rất ân cần nên tôi thực sự rất yên tâm”. Trung tá Hoàng Văn Giáp, Phó Chính ủy Trung đoàn 98 cho biết, hưởng ứng Cuộc vận động: “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, từ đầu năm 2015 đến nay, đơn vị đã có nhiều sáng kiến hay, mô hình khéo, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào này, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đơn vị trong cống hiến sức tài năng, sức trẻ xây dựng đơn vị”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau hai tuần nhập ngũ, 100% tân binh của đơn vị đã hòa nhập tốt với môi trường quân đội, tích cực tham gia vào các hoạt động do đơn vị tổ chức. Đợt 2 năm nay, Trung đoàn 98 đảm nhiệm huấn luyện 368 chiến sỹ mới đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang và thành phố Hà Nội, trong đó có không ít thanh niên đã được học lớp nhận thức về Đảng; có 2 đồng chí là đảng viên; số chiến sỹ mới có trình độ văn hóa THPT trở lên chiếm trên 80%; trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm trên 30%. Do có nhận thức tốt nên nhiều chiến sỹ mới tiếp thu bài nhanh, ý thức chấp hành kỷ luật tốt…

Bài, ảnh: NGUYỄN HỒNG SÁNG