Giá trị du lịch của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại. Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, có những đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

25

Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 12/5/2012. Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô theo Luật Thủ đô, 82 tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Những điều này đã cho thấy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại. Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo nhiều điều kiện để trở thành một di tích, địa chỉ thu hút, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Giá trị du lịch của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, đến nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng, nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học. Cũng tại đây, vào mỗi dịp Tết nguyên đán hay trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử thường đến xin chữ đầu xuân của các ông đồ và cầu may trong thi cử, học hành.

Giá trị du lịch của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, có những đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước. Từ năm 1962, di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia và đến nay là Di tích Quốc gia đặc biệt, 82 tấm bia được Unessco vinh danh là di sản tư liệu thế giới. Di tích luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm, tổ chức quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Năm 1988, Thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và giao nhiệm vụ quản lý di tích trực tiếp và toàn diện. Hiện nay, các hạng mục kiến trúc chính trong di tích đã được tu bổ, phục dựng để phục vụ nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị, khai thác du lịch của thủ đô cũng như của cả nước.

Để Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thật sự là trung tâm, nơi hưởng thụ các giá trị văn hóa, cần phải đa dạng hoạt động cũng như thúc đẩy số hóa mạnh mẽ.

Đây là chia sẻ của ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám - với phóng viên Báo Công Thương.

Thời gian qua, xu hướng số hóa các di tích, di sản diễn ra khá mạnh mẽ, ông đánh giá như thế nào về thực tế này?

Giá trị du lịch của văn miếu quốc tử giám năm 2024
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Số hóa các di tích, di sản là nhu cầu, đòi hỏi khách quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong thời kỳ cách mạng công nghệ phát triển hiện nay. Đồng thời, đây là hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và hệ tri thức Việt số hóa.

Tuy nhiên, công tác này đối diện rất nhiều những thách thức. Trước hết, vấn đề nhận thức, tâm lý e ngại với công nghệ vẫn còn tồn tại, chưa thực sự muốn thay đổi, hoặc thay đổi chỉ trên phương diện hình thức của nhiều đơn vị quản lý di tích. Thứ hai, vấn đề nguồn lực, phải có sự đầu tư về tài chính, con người mà không phải đơn vị nào cũng tự chủ được, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội.

Với những hạn chế hiện tại, để thúc đẩy số hóa trong hệ thống di sản, di tích, điều quan trọng chính là quyết tâm của người đứng đầu, đó là xác lập ý chí chuyển đổi số mạnh mẽ, giải thích cho người lao động về lâu dài của lợi ích chuyển đổi số. Tiếp đó là lựa chọn đơn vị cung cấp công nghệ có hiệu quả trên thực tế, đặc biệt là mong muốn đóng góp cho sự phát triển văn hóa, chứ không chỉ thiên về lợi ích. Mặt khác, các giải pháp hỗ trợ số hóa cần được triển khai sớm, đồng bộ; thúc đẩy thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa trên cả nước, nhằm bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi, cũng như tạo cơ sở cho hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị di sản.

Là di tích quốc gia đặc biệt, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có đột phá nào về chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng, hiệu quả từ sự chuyển đổi này, thưa ông?

Nhận thức rõ xu thế chuyển đổi số, thời gian qua, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có nhiều nỗ lực đổi mới sáng tạo, quyết tâm đổi mới công tác quản lý theo hướng hiện đại. Trong đó, đã và đang tập trung triển khai công tác số hóa 3D giá trị của di tích, cả giá trị vật thể và phi vật thể. Đặc biệt, tháng 5 vừa qua, khu di tích đã phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ như hệ thống vé điện tử.

Giá trị du lịch của văn miếu quốc tử giám năm 2024

Du khách quẹt thẻ điện tử tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hệ thống vé điện tử là một đột phá về số hóa của Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm thay đổi phương thức phục vụ, giúp du khách mua vé online dễ dàng, khi đến tham quan chỉ cần quét mã QR để đi qua cổng soát vé. Với hệ thống vé điện tử, du khách cũng có thể đặt trước vé, mua vé phục vụ các đoàn khách du lịch đông người và lưu trữ vé dưới nhiều hình thức linh hoạt, tránh được trường hợp mất vé, tạo ra môi trường nề nếp văn minh, lịch sự khi tham quan di tích của công chúng. Ngoài ra, công tác quản lý vé được công khai, khoa học, tiết kiệm được kinh phí cho việc in vé, góp phần bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, khu di tích còn triển khai cung cấp thông tin QR code các hạng mục di tích, hệ thống thuyết minh tự động 12 ngôn ngữ. Có thể nói, việc thực hiện chuyển đổi số tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang lại hiệu quả rất tích cực trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di tích, được du khách, doanh nghiệp đánh giá cao. Trong đó, công tác quản lý chuyển biến theo hướng minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm nhân lực trong điều hành công việc; tạo nên những sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, du khách.

Trên cơ sở kết quả đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy số hóa 3D các hạng mục kiến trúc, hiện vật, giá trị của di tích; phát triển các sản phẩm văn hóa trên nền tảng công nghệ phục vụ khách tham quan; xây dựng chương trình trải nghiệm ban đêm sử dụng công nghệ. Ngoài ra, di tích sẽ tiếp tục hoàn thiện những bất cập nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống vé điện tử. Như phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) và Tập đoàn VIETSENS đưa vào sử dụng việc bán vé tự động và bán vé từ xa (online) trên website; áp dụng “Thẻ du lịch thông minh” tích hợp liên thông với Ứng dụng du lịch Việt Nam an toàn gồm nhiều dịch vụ như qua cổng và sử dụng nhiều dịch vụ khác tại di tích.

Với những chuyển biến trong hoạt động, ông có thể chia sẻ thêm về đóng góp của Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối với sự phát triển văn hóa, kinh tế của Hà Nội?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích đặc biệt quan trọng - trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học của Thủ đô, cũng như của cả nước. Hàng năm, di tích đón nhiều đoàn khách ngoại giao, nguyên thủ các quốc gia khi đến thăm Việt Nam; thực hiện công tác giáo dục di sản với các hoạt động khuyến học cho các trường đại học, cao đẳng, phổ thông không những của Hà Nội mà còn nhiều địa phương khác.

Di tích cũng là điểm đến thu hút hàng triệu lượt khách tham quan hàng năm, đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho sự phát triển du lịch của Hà Nội. Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đến di tích đã tăng khoảng 50% so với lúc mới mở cửa, mặc dù khách quốc tế chưa nhiều nhưng khách trong nước đang tăng mạnh. Dự kiến đến quý IV năm 2022, lượng khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ bằng 70% giai đoạn trước dịch Covid-19.

Để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của di tích, hết năm nay và năm 2023 chúng tôi sẽ cố gắng cơ bản hoàn thành các mục tiêu về số hóa, đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thật sự là trung tâm văn hóa, để du khách đến không chỉ thực hiện nghi thức về tâm linh mà chính là hưởng thụ được các giá trị về văn hóa chúng tôi sẽ xây dựng sản phẩm, tổ chức các hoạt động đa dạng, thường xuyên. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, dự kiến, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ có 5 hoạt động văn hóa lớn, hấp dẫn kỳ vọng đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách.

Bên cạnh sự nỗ lực của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng tôi cũng cần được hỗ trợ tháo gỡ một số khó khăn. Do trung tâm là đơn vị tự chủ kinh phí, vì thế, rất mong muốn được giải quyết những vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ, được sử dụng hiệu quả, đúng quy định tài sản của nhà nước giao trong công tác phát huy giá trị của di tích; có cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích theo đúng quy định.

Văn Miếu

Văn Miếu - Quốc tử Giám có giá trị biểu trưng đối với Nho giáo, tương tự như chùa đối với Phật giáo, nhà thờ đối với Thiên Chúa giáo. Nho giáo xâm nhập vào nước ta khoảng đầu Công nguyên, hưng thịnh nhất dưới triều Lê và trở thành quốc giáo. Đến khi thực dân phương Tây xâm lược, Nho giáo suy vi.

Văn Miếu hoạt động khoảng bao nhiêu năm?

Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, đến nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng, nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học.

Tại sao lại xây dựng Văn Miếu

Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo.

Chức năng của Văn Miếu

Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.