Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam 2022 xếp hạng

[INFOGRAPHIC] Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng cao nhất thế giới

VTV.vn - Hãng định giá thương hiệu của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 29% so với năm 2019, lên tới 319 tỷ USD.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2020 của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng vọt 29% lên 319 tỷ USD - mức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Trong năm 2019, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỷ USD [tăng 12 tỷ USD tương đương 5,4% so với con số 235 tỷ USD năm 2018] và xếp hạng thứ 42.

Theo Brand Finance, 2020 là phép thử đối với các quốc gia trên thế giới với đại dịch COVID-19 gây tác động tới triển vọng GDP, lạm phát và gây bất ổn kinh tế trên toàn cầu. Hãng này ước tính 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới mất 13.100 tỷ USD trong năm nay, giảm từ 98.000 tỷ USD năm 2019 xuống còn 84.900 tỷ USD.

Doanh nghiệp Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại, đầu tư rất quan trọng

VTV.vn - Đại diện các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đã rất lạc quan về triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian tới.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Giá trị thương hiệu, mức tăng trưởng

[PLO]- Năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá lên 388 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm 2020.

Chiều nay, 20-4, Cục Xúc Tiến thương mại [Bộ Công Thương] tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 và Diễn đàn Thương hiệu quốc gia [THQG] Việt Nam 2022. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam cho biết, theo báo cáo từ Brand Finance, năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: AN HIỀN

"Đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm, đây là một bước bệ phóng rất lớn để tăng hạng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới" - Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, với sự hỗ trợ của Chương trình THQG, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp [DN] Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của DN.

Bộ Công Thương dẫn chứng rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỉ lệ DN có sản phẩm đạt THQG tăng qua từng năm từ 28% năm 2018 lên 34% năm 2021.

Đặc biệt, trong Top 10 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam, tỉ lệ DN có sản phẩm đạt THQG tăng mạnh từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2021.

Bên cạnh gia tăng về số lượng, tỉ trọng gia tăng về giá trị của các DN THQG Việt Nam trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo đánh giá của Brand Finance cũng tăng đáng kể, từ 21,9% năm 2018 lên gần 68% năm 2021.

Khách mời tham quan, tìm hiểu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được trưng bày tại Diễn đàn. Ảnh: AN HIỀN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Quang Hiệu cũng chia sẻ, thời gian qua, cộng đồng doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đã vượt qua nhiều khó khăn để xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Việt đến bạn bè quốc tế. Các cơ sở phân phối, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài của kiều bào tuy quy mô còn hạn chế nhưng đã phủ sóng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số trung tâm thương mại, chợ Việt Nam có quy mô lớn và còn nhiều dư địa để hợp tác với trong nước.

“Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển; phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương và cơ quan trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ nhằm tận dụng đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, bà Lindsey M.Bier Marshall, Giáo sư Khoa kinh doanh, Đại học Nam California, Hoa Kỳ cũng chia sẻ về mối quan hệ mật thiết giữa THQG và thương hiệu sản phẩm/thương hiệu DN trong sự phát triển và nâng tầm thương hiệu DN. Theo đó, khi một DN có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của DN đó cũng sẽ được nâng cao. Và khi một quốc gia có nhiều DN với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và THQG Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong khuôn khổ diễn đàn THQG Việt Nam 2022 cũng có phiên tọa đàm giữa các DN với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Qua đó làm rõ hơn những ý tưởng để cộng đồng DN vận dụng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt việc quảng bá thương hiệu thông qua hệ thống kiều bào và mạng lưới các Trung tâm thương mại do người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ.

AN HIỀN

Con số 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng ...

Ngày 01/5/2022, đại diện hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp là Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ và Khu công nghiệp Thăng Long [TLIP] sẽ trao Biên ...

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới

[ĐCSVN] – Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới [tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD].

Hội thảo Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt”.

Ngày 22/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương phối hợp cùng với MVV Group và các đối tác trong nước và quốc tế tổ chức Hội thảo Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021 với chủ đề: “Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt”.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, Trưởng ban Ban thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đánh giá: “Hội thảo sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp được tiếp cận với các chuyên gia hàng đầu về marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu; giúp các doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy Thương hiệu quốc gia; xây dựng và đổi mới chương trình marketing và truyền thông thương hiệu doanh nghiệp một cách hiệu quả. Từ đó, góp phần hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp trong công tác phát triển thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu, cũng như tăng cường khả năng nhận biết hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch MVV Group cũng cho rằng: “Các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc được công nhận là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi, giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và sức mạnh nội tại của doanh nghiệp”.

Ông Sơn nhận định, cách thức quảng bá vị thế Thương hiệu quốc gia qua 6 cột trụ truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, gồm có: vị thế dẫn dắt, tầm nhìn doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [CSR], truyền thông nội bộ và quan hệ báo chí.

Tín hiệu đáng mừng, theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới [tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD]. Nhờ đó, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng [theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021]. Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Tổ chức Brand Finance còn cho hay, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thâm nhập thị trường, thiết lập hệ thống thông tin và cập nhật kiến thức về thương hiệu, hướng tới những tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong bối cảnh mới.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm tăng cường nhận biết trong đại chúng và cộng đồng doanh nghiệp về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, đồng thời giúp trang bị thêm kiến thức cho cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tin, ảnh: K.D

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề