Giải bài tập sinh lớp 7 bài 26

Giải bài tập sinh lớp 7 bài 26

A. Lý thuyết

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

  • Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng
  • Di chuyển:
    • Bò: bằng 3 đôi chân 
    • Nhảy: bằng 1 đôi chân sau hay càng
    • Bay: bằng cánh

II. Cấu tạo trong

  • Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt thông với dạ dày, nhiều ống bài tiết đổ vào ruột
  • Hệ hô hấp: hô hấp bằng hệ thống ống khí
  • Hệ tuần hoàn hở, cấu tạo đơn giản, có tim
  • Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển

III. Dinh dưỡng

  • Gặm chồi và ăn lá cây
  • Thức ăn được tiêu hóa chủ yếu nhờ enzim từ ruột tịt tiết ra

IV. Sinh sản và phát triển

  • Cơ thể phân tính
  • Đẻ trứng trong đất
  • Châu chấu non trải qua biến thái không hoàn toàn trong quá trình sinh trưởng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 88 - sgk Sinh học 7

Nêu ba đặc điếm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 88 - sgk Sinh học 7

Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào? 

=> Xem hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 26: Châu chấu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 86: Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau:

– Mô tả mỗi phần của cơ thể châu chấu.

– So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối, bọ hung… khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn hay không? Tại sao?

Lời giải:

– Cơ thể gồm 3 phần:

+ Đầu: mắt kép, râu, miệng

+ Ngực: 3 đôi chân 2 đôi cánh

+ Bụng: có các lỗ thở

– So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn. Vì châu chấu có 3 hình thức di chuyển

+ Bò bằng 3 đôi chân

+ Nhảy bằng 2 càng

+ Bay bằng 2 đôi cánh

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 87: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

– Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?

– Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Lời giải:

– Hệ tiêu hóa có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày. Hệ bài tiết có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài. Hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận thức ăn qua quá trình đồng hóa tạo năng lượng còn hệ bài tiết phân hủy sản phẩm để cung cấp cho hoạt động sống.

→ Nhờ có tiêu hóa mới có năng lượng để hệ bài tiết hoạt động.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 88: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

– Châu chấu có phàm ăn hay không và ăn loại thức ăn gì?

– Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành?

Lời giải:

– Có ăn phàm: gặm chồi và ăn lá cây.

– Châu chấu phải lột xác nhiều lần vì nó có lớp vỏ kitin cứng, kém đài hòi → không thể lớn lên theo cơ thể được → lột xác nhiều lần.

Bài 1 (trang 88 sgk Sinh học 7): Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?

Lời giải:

3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

– Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

– Đầu có 1 đôi râu.

– Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Bài 2 (trang 88 sgk Sinh học 7): Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

Lời giải:

– Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

– Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Bài 3 (trang 88 sgk Sinh học 7): Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào ?

Lời giải:

Mối quan hệ dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu là : Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều (đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lần). Nhờ đó, chúng sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng.

Mục I, II, III, IV, ghi nhớ trang 60,61 Vở bài tập Sinh học 7

Giải mục I, II, III, IV, cấu tạo ngoài, di chuyển, cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản phát triển và ghi nhớ trang 60,61 VBT Sinh học 7: Quan sát hình 26.1 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:

Xem lời giải

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 26: Châu chấu

7 1.975

Tải về Bài viết đã được lưu

Giải bài tập Sinh học 7 bài 26: Châu chấu

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 26: Châu chấu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 22: Tôm sông

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 24

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 25

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 86: Quan sát hình 26.1 và đọc các thông tin trên, trả lời các câu hỏi sau:

- Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu.

- So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối, bọ hung...khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không, tại sao?

Trả lời:

- Mỗi phần cơ thể của châu chấu:

+ Phần đầu có râu, mắt kép, cơ quan miệng với 1 đôi râu

+ Phần ngực có chân, cánh với 3 đôi chân, 2 đôi cánh

+ Phần bụng có các lỗ thở luôn phập phồng.

- Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt với 3 cách: bò, bay và nhảy.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 87: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: - Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? - Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận thức ăn rồi đồng hóa tạo ra năng lượng còn hệ bài tiết giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải các chất độc hại do hệ tiêu hóa tạo ra.

- Do hệ tuần hoàn cung cấp dinh dưỡng và ôxi cho các tế bào, tuy nhiên ở châu chấu, ôxi do hệ hô hấp vận chuyển nên hệ tuần hoàn đơn giản đi.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 26 trang 88: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Châu chấu có phàm ăn không và ăn loại thức ăn gì?

- Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

Trả lời:

- Châu chấu khá phàm ăn, chúng có cơ quan miệng khỏe nên thức ăn là từ chồi non đến lá già.

- Do vỏ cơ thể kém đàn hồi nên châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành

Câu 1 trang 88 Sinh học 7: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

Trả lời:

- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

- Hô hấp bằng hệ thống ống khí với lỗ khí ở bụng nên bụng luôn phập phồng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Câu 2 trang 88 Sinh học 7: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Trả lời:

- Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ khí ở bụng, phân nhánh chằng chịt đến các tế bào.

- Tôm hô hấp bằng các lá mang.

Câu 3 trang 88 Sinh học 7: Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

Trả lời:

Châu chấu có khả năng ăn rất tốt (phàm ăn) cung cấp năng lượng cho quá trình sinh sản, châu chấu sinh sản rất nhanh (đẻ nhiều, số lứa mỗi năm lớn).

Tham khảo thêm

  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 26: Châu chấu
  • Giáo án môn Sinh học 7 bài 27: Châu chấu theo CV 5512
  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 26
  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
  • Giải VBT Sinh 7 bài 26
  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 22: Tôm sông
  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện