Giải thích vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản

Câu1: Vì vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. - Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển,... rất thuận lợi cho việc sản xuất muối. - Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. - Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. - Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. - Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản,... Câu2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn. Câu3. Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế [chiếm 36,6% năm 2007]. Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng: gồm cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước chưa cao…. Các trung tâm công nghiệp có quy mô vẫn còn vừa và nhỏ…. Câu4. Tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên: - Giai đoạn 1995 -2002, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng tăng lên nhanh, gấp 2,8 lần [từ 4,7 nghìn tỉ đồng lên 13,1 nghìn tỉ đồng]. - Trong các tỉnh giá trị sản xuất nông nghiệp đều tăng nhanh: + Đăk Lăk có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng [7 nghìn tỉ đồng năm 2002] và tăng khá nhanh, gấp 2,8 lần [từ 2,5 lên 7 nghìn tỉ đồng]. + Đứng thứ hai về giá sản xuất nông nghiệp của vùng là Lâm Đồng [3 nghìn tỉ đồng năm 2002], tăng gấp 2,7 lần [từ 1,1 lên 3 nghìn tỉ đồng]. + Gia Lai đứng có giá trị sản xuất nông nghiệp đứng thứ 3 của vùng [2,5 nghìn tỉ đồng năm 2002], nhưng có sự tăng trưởng nhanh nhất, gấp 3,2 lần [từ 0,8 lên 2,5 nghìn tỉ đồng]. + Kon Tum có giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần với 0,6 nghìn tỉ đồng năm 2002. Câu5. Nhận xét: - Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu công nghiệp cả nước [năm 2002 chỉ chiếm 0,9% so với cả nước]. - Trong giai đoạn 1995 -2002 công nghiệp của Tây Nguyên có tốc độ phát triển khá nhanh, năm 2002 tăng 91,7% so với năm năm 1995. Câu6. Xác định vị trí của các nhà máy thủy điện dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định. * Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: - Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy điện của vùng. - Cung cấp nguồn điện cho toàn vùng Tây Nguyên, một phần cho các vùng xung quanh qua đường dây tải điện 500 KW nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. - Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt [đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm]. - Phát triển du lịch. - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. - Tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân. -> Thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển. Câu7. So với cả nước [Năm 2001], cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên. - Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do: + Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. + Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

Vì vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển,... rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.

- Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường sa. Đây là điều kiện thuận lợi đ phát triển nghề khai thác hải sản.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.

- Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản,...

Những câu hỏi liên quan

Giải thích vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản?

Quan sát hình 26.1 [SGK trang 96], hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản?

Cho bảng số liệu sau

Sản lưng thuỷ sản Bắc Trung Bộ và Duyên hi Nam Trung Bộ, năm 2011. [Đơn vị: nghìn tấn]

a] So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

b] Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Sa Huỳnh, Phan Thiết.

B. Quy Nhơn, Mỹ Khê.

C. Cà Ná, Sa Huỳnh.

D. Phan Thiết, Văn lí.

Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

Sa Huỳnh, Phan Thiết. 

Quy Nhơn, Mỹ Khê.

C. Cà Ná, Sa Huỳnh.

D. Phan Thiết, Văn Lý

Căn cứ vào bảng số liệu 27.1 [SGK trang 100]

- So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?

- Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

Những câu hỏi liên quan

Quan sát hình 26.1 [SGK trang 96], hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản?

Cho bảng số liệu sau

Sản lưng thuỷ sản Bắc Trung Bộ và Duyên hi Nam Trung Bộ, năm 2011. [Đơn vị: nghìn tấn]

a] So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

b] Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

Căn cứ vào bảng số liệu 27.1 [SGK trang 100]

- So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?

- Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?

Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Video liên quan

Chủ Đề