Nhà sách đinh lễ ở đâu

Địa chỉ văn phòng: 52 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/01/2010

© 2021 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Ti Ki - Tiki.vn

[HNNN] - Nếu như thú vui của cánh thanh niên Hà Nội xưa là đi chơi Bờ Hồ, ghé Bách hóa Tổng hợp, ăn kem Tràng Tiền và đến “phố sách” Đinh Lễ thì bây giờ [may mắn thay] vẫn vậy. Đi chơi Bờ Hồ là phải vào Tràng Tiền Palaza, ăn kem Tràng Tiền và nhất định phải ghé thăm “phố sách”. Đã qua rất nhiều thế hệ, nhưng mỗi khi nhắc đến sách, “phố sách” vẫn được mặc định dành cho quãng đường vài trăm mét tại Đinh Lễ, cho dù Hà Nội đã có không ít con phố sách khác mới mọc lên.

Phố sách Nguyễn Xí - Đinh Lễ. Ảnh: Lê Tuấn Đạt

“Phố sách” xưa

Phố Đinh Lễ kéo dài từ phố Ngô Quyền đến phố Đinh Tiên Hoàng. Theo Từ điển đường phố Hà Nội [NXB Hà Nội - 2010], phố nguyên là một con ngòi chảy bên cạnh tòa lầu Ngũ Long đời Lê - Trịnh. Tới năm 1846, Tổng đốc Hà Ninh [Hà Nội - Ninh Bình] Nguyễn Đăng Giai mới quyên tiền dân xây một ngôi chùa tráng lệ trên nền lầu Ngũ Long cũ, gọi là chùa Báo Ân. Đầu thế kỷ XIX nơi này thuộc địa phận thôn Hậu Lâu [tức là thôn phía sau lầu Ngũ Long], tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Phố Đinh Lễ được người Pháp xây dựng xong năm 1893, trên cơ sở lấp đầm ngăn cách đại lộ Henri Rivière [phố Ngô Quyền] với Hồ Gươm. Ban đầu phố có tên là Anh-tăng-đăng [rue Intendance], đến năm 1919 được đổi tên thành phố Phu-rét [rue Fourès]. Năm 1945 phố được đổi tên thành phố Tô Hiến Thành. Năm 1949 phố đổi tên thành phố Đinh Lễ cho đến ngày nay.

Vào thập niên 90, người Hà Nội chủ yếu biết tới phố Đinh Lễ với cái tên lóng “phố Đô Đê” với ngụ ý đây là “chợ” mua bán đô la Mỹ và đồng D Mark [viết tắt của Deutsch Mark - đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Liên bang Đức] - hai loại ngoại tệ có giá trị và phổ biến tại Hà Nội lúc bấy giờ. Cũng trong thời bao cấp, hai cửa hàng sách quốc doanh lớn nhất của Hà Nội là Hiệu sách Quốc văn và Hiệu sách Ngoại văn được đặt tại phố Tràng Tiền, nhờ đó đã biến khu vực phố Đinh Lễ, phố Nguyễn Xí và phố Tràng Tiền thành một tam giác bán sách sầm uất nhất của Hà Nội.

Cái tên “phố sách” bắt nguồn bằng một quầy sách nhỏ của bà Phạm Thị Mão - chủ cửa hiệu sách Mão ở số 5 Đinh Lễ hiện giờ. Mới đầu bà Mão bán ở vỉa hè phố Đinh Lễ. Sau này hàng loạt sạp, quầy sách “lưu động” nối tiếp nhà sách Mão mọc lên tại góc đường Đinh Lễ - Nguyễn Xí. Rồi, tới năm 2003, khi Hà Nội quyết định dẹp phố sách đêm vỉa hè để đảm bảo giao thông, các chủ hàng chuyển sang thuê dãy nhà nằm dọc phố Đinh Lễ hiện giờ [đa phần là các gian hàng thiết bị y tế cũ]. Bây giờ, “phố sách” đã có thêm nhiều cái tên khác nhau như nhà sách Lâm, nhà sách Huy Hoàng, nhà sách Ngân Nga, nhà sách Hoa, nhà sách Tân Việt...

Những người yêu sách Hà Nội thường truyền tai nhau rằng, đến với phố sách Đinh Lễ chắc chắn sẽ tìm thấy thứ mình cần. Nói như vậy để thấy sự phong phú về đầu sách nơi đây với những giá sách lớn, cao ngất và đầy ắp luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng người đọc, từ những cô cậu học sinh đến các cụ cao niên, cánh nhân viên văn phòng hay giới trí thức, học giả... Về giá cả, những quyển sách mới tại đây đa phần được giảm 10 - 20% giá bìa, những quyển sách cũ đã qua sử dụng có thể giảm nhiều hơn, khoảng 40 - 50%. Cũng chính vì mức chiết khấu hấp dẫn cùng với sự phong phú về đầu sách mà phố Đinh Lễ vẫn luôn tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán người mua và chẳng khi nào vắng khách.

Và một căn gác “đặc biệt”

Những nhà sách nơi đây đã tồn tại hàng chục năm qua để nuôi dưỡng niềm đam mê với sách của bao thế hệ người đọc.

Nhắc đến “phố sách”, quả thật không thể không nhắc đến hiệu sách của bà Mão nằm trong con ngõ hẹp và sâu hút số 5 phố Đinh Lễ. Không có biển hiệu hoành tráng, chỉ vỏn vẹn dòng chữ “Nhà sách Mão” và mũi tên chỉ lên tầng hai, nhưng với dân mọt sách Hà thành thì đây đúng là “thiên đường sách”. Thậm chí, khi những nhà sách lớn, thậm chí khi “siêu thị sách” mọc lên ở khắp các con phố, kể cả hàng chục hiệu sách được mở ra ngay dưới mặt đường của phố Đinh Lễ, thì “Nhà sách Mão” trên gác 2 cũ kỹ ấy vẫn hút khách một cách lạ thường. Cách biệt hẳn với không gian ồn ào bên ngoài bằng một cầu thang gỗ, bước lên gác 2, những người yêu sách của Hà Nội sẽ bắt gặp căn phòng cũ kỹ, phai màu theo thời gian chứa những kệ sách khổng lồ chiếm hết lối đi. Tại đây, bạn có thể tìm mua bất cứ loại sách nào mình muốn, từ Phật pháp, triết học, tâm linh, phong thủy, văn học đông - tây cho đến tản văn hay thậm chí cả truyện tranh cho trẻ em... Bằng sự mến khách và không xô bồ, cái nhà sách cũ kỹ ấy cứ thế tồn tại hàng chục năm qua và chứng kiến sự trưởng thành, sự tiếp nối niềm đam mê với sách của bao thế hệ người đọc.

Bà Mão giờ đã đi xa, ông Luy chồng bà đảm đương gánh vác hiệu sách được vài năm nay cũng yếu dần. Gần đây khách hàng tìm đến hiệu sách thi thoảng mới gặp ông, bởi ông cáo bệnh, cáo mệt giao cửa hàng lại cho người con gái trông coi. Mất người bạn tâm giao, ông buồn, đóng cửa trong nhà làm thơ... cho khuây khỏa nỗi nhớ bà. Hai căn gác xép chứa đầy sách giờ có thêm những dòng thơ của ông, những dòng của khách hàng đến đây và cảm mến tình cảm của ông bà và cả câu nói của nhà bác học Lê Quý Đôn mà khi còn sống bà rất thích, giờ được ông đóng khung trang trọng trên một cánh cửa: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng/ Chẳng bằng kinh sử một vài pho”...

Trên căn gác hai của tập thể số 5 Đinh Lễ giờ có thêm 2 hiệu sách nữa là Nguyệt Linh và Chuyện. Nghe kể lại, bà chủ hiệu sách Nguyệt Linh khi mới “khởi nghiệp” cũng là nhờ bà Mão cho vay cả vốn lẫn sách. Công việc buôn sách bên trong khu tập thể nhỏ này không ngờ đã đem lại những kết quả vượt xa sức mong đợi. Cửa hàng Nguyệt Linh giờ cũng rất đông khách vào ra. Cách cửa hàng sách Nguyệt Linh vài căn nhà là Không gian cộng đồng “Chuyện” - một hình thức kết hợp giữa việc đọc sách với các hoạt động cộng đồng nghiên cứu, trao đổi tri thức theo một cách hoàn toàn “trẻ”. Đó là các hoạt động: Tọa đàm, đọc sách cùng nhau, chiếu phim gia đình, workshop, tour trải nghiệm văn hóa... với hy vọng có thể góp phần truyền cảm hứng đọc, hình thành và lan tỏa thói quen đọc sách của người trẻ.

Phố Đinh Lễ tuy ngắn nhưng rộng rãi. Vì thế từ khi phố trở thành một trong nhiều điểm nhấn thú vị của không gian đi bộ xung quanh khu vực Bờ Hồ, phố Đinh Lễ giờ có cả những quán cà phê theo phong cách vintage [hoài cổ], quán giải khát di động, hàng ăn vặt, hàng cho thuê ô tô trẻ em... vào những ngày cuối tuần. Đến đây, bạn vừa có thể chọn mua sách, vừa nhâm nhi một ly cà phê hoặc những món ăn đường phố giản dị, đặc trưng của Hà Nội. Và, đan xen giữa nhịp điệu rộn rã của cuộc sống hiện đại, những người yêu sách vẫn có thể tìm được văn hóa đọc của người Hà Nội khi ghé bất cứ tiệm sách nào trên con phố này, đặc biệt là nét hoài cổ, sâu lắng khi nghe giai điệu du dương quyện cùng mùi thơm đặc trưng của... sách trên gác 2, tập thể số 5 Đinh Lễ. Để thấy rằng, văn hóa đọc của người Hà Nội không vì những công nghệ hiện đại mà phai nhạt đi.

“Phố sách” Hà Nội vẫn tồn tại và được giới trẻ thường xuyên ghé thăm là bằng chứng cho văn hóa đọc đáng quý của người Hà Nội luôn được lưu giữ, như một mạch ngầm tuôn chảy mạnh mẽ ở đất ngàn năm văn hiến.       

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Nhiều người lo lắng rằng trong thời đại smartphone bùng nổ như hiện nay thì văn hóa đọc sách giấy đang ngày càng mờ nhạt. Thế nhưng sự thật là các phố sách Hà Nội vẫn tồn tại và được giới trẻ thường xuyên ghé thăm chính là bằng chứng cho việc văn hóa đọc vẫn luôn là mạch ngầm tuôn chảy mạnh mẽ. Vậy Hà Nội có những phố sách nào đang được ưa chuộng, cùng Dulichtoday tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Phố sách Đinh Lễ Hà Nội

Đã qua rất nhiều thế hệ rồi nhưng mỗi khi nhắc đến sách, thì con phố Đinh Lễ vẫn luôn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu mỗi người dân Hà Nội.

phố sách ở Hà Nội lâu đời nhất, Đinh Lễ mới đầu vốn chỉ là vài ba quán sách nhỏ, sau đó theo thời gian các hiệu sách liên tục mọc lên, vừa hiện đại vừa xưa cũ đã biến nơi phố nhỏ ngay tại trung tâm thành phố này thành nơi chỉ dành riêng cho sách.

Những người yêu sách Hà Nội thường truyền tai nhau rằng: đến với phố sách Đinh Lễ chắc chắn bạn sẽ tìm thấy thứ mình cần. Thế mới thấy được sự phong phú về đầu sách nơi đây, bước vào mỗi cửa hàng sách bạn sẽ đều choáng ngợp trước khối lượng sách đồ sộ phong phú từ đông, kim, tây, tàu… Những giá sách lớn, cao ngất và đầy ắp này luôn phục vụ đầy đủ nhu cầu từ những cậu học sinh nhỏ, đến những cụ cao niên, hay các ông bố bà mẹ trung niên…

Phố sách Đinh Lễ Hà Nội

Các cửa hàng ở phố sách Đinh Lễ Hà Nội thường mở cửa từ 9h sáng đến 10h tối, tuy nhiên vì ngay sát Hồ Gươm, cũng nằm trong tuyến phố đi bộ nên các ngày lễ tết, cuối tuần cũng sẽ có những cửa hàng của phố Đinh Lễ đóng cửa muộn hơn một chút để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

Những quyển sách mới tại đây đa phần được giảm 10-20% giá bìa, những quyển sách cũ đã qua sử dụng có thể giảm nhiều hơn, khoảng 40-50%. Cũng chính vì mức chiết khấu này, cùng với sự phong phú về đầu sách mà Đinh Lễ vẫn luôn tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán người mua và chẳng khi nào vắng khách.

Ngày nay, dù các hiệu sách to đẹp, khang trang mọc lên ở mọi nẻo đường thì phố sách Đinh Lễ vẫn luôn là điểm hẹn của những người yêu sách, của những người muốn săn tìm các cuốn sách quý, là nơi tìm về chốn bình yên, được đắm chìm trong thế giới sách của mỗi người.

2. Phố sách Hà Nội 19/12

Giữa những phố sách lâu đời như Đinh Lễ thì bạn đọc Thủ đô mới đây đã được đón thêm một không gian phố sách mới, yên bình hơn, tinh tế hơn và đậm chất văn hóa hơn. Đó chính là phố sách Hà Nội 19/12.

Phố sách Hà Nội nằm trên con phố 19/12 thuộc quận Hoàn Kiếm, một đầu thông với phố Lý Thường Kiệt, một đầu thông với phố Hai Bà Trưng.

Được mở cửa chính thức từ tháng 5/2017 đến nay, phố sách được thành phố xây dựng với mục đích không chỉ tạo ra một khu phố chuyên bán sách mà còn mang đến một không gian văn hóa, nơi tổ chức các sự kiện như giới thiệu tác phẩm mới, giao lưu gặp gỡ, tọa đàm với các tác giả… cho bạn đọc thủ đô.

Phố sách Hà Nội 19/12

Bạn đọc đến với phố sách có thể lựa chọn gửi xe tại một số địa chỉ sau:

  •  Trước số nhà 47, số nhà 61 phố Lý Thường Kiệt [trông giữ xe máy]
  •  Lề đường phố Lý Thường Kiệt, trước khách sạn Melia [trông giữ ô tô]
  •  Số 54 phố Hai Bà Trưng, trước Bộ Công Thương [chỉ trông giữ ô tô, xe máy bổ sung dịp lễ tết]

Phố sách Hà Nội là nơi tập trung của 16 gian hàng sách là các nhà xuất bản, các công ty sách tên tuổi như: Tiền Phong, Thái Hà, Nhã Nam… với những thiết kế thoáng đãng và khoa học đã đem đến rất nhiều thiện cảm cho độc giả.

Dù các đầu sách tại đây rất đa dạng, hướng tới phục vụ mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề cũng như luôn nhanh chóng cập nhật sách mới, thì mức giảm giá ở phố sách này khá thấp, chỉ từ 10-15% giá bìa và có rất nhiều những đầu sách không có chiết khấu. Chỉ đến các dịp lễ hội sách, sự kiện sách mới có mức chiết khấu cao hơn là khoảng 30%.

Dù mức giá giảm không nhiều như các phố sách khác, nhưng phố sách Hà Nội 19/12 vẫn thu hút rất nhiều các bạn trẻ ghé thăm thường xuyên như vậy bởi vì những điểm thu hút sau mà không nơi nào có:

Checkin phố sách 19/12 [Fb: Lưu Nhung]

Địa điểm chụp ảnh lý tưởng: Các gian hàng ở phố sách được thiết kế theo phong cách cổ xưa, với tông chủ đạo màu nâu, kết hợp cùng con đường lát đá rộng rãi mang đến cho độc giả những cảm xúc gần gũi, nhẹ nhàng và dễ chịu. Dọc theo cả tuyến phố có rất nhiều những dãy ghế được bố trí cho người đọc dừng chân nghỉ ngơi sau thời gian dài dạo bước tìm kiếm những quyển sách hay. Những quán cafe thiết kế mở, những decor trang trí đẹp đẽ của mỗi chỗ dừng chân, những thiết kế tinh tế của quảng trường trung tâm sẽ là nơi check-in hoàn hảo cho các bạn trẻ. Vừa tìm kiếm được những tài sản tri thức phù hợp với mình, vừa được thỏa thích sống ảo với cảnh đẹp có 1-0-2 thì thật chẳng nơi nào có ngoài phố sách Hà Nội 19/12 cả.

Dễ dàng tìm kiếm đầu sách cần mua: tại mỗi đầu của phố sách đều được bố trí bảng tra cứu thông tin điện tử rất hữu dụng cho độc giả. Nếu bạn có chủ đích đến tìm mua một cuốn sách nào đó, bảng điện tử cảm ứng này là cực kỳ cần thiết cho bạn. Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tìm được sách bạn đang tìm thuộc nhà xuất bản nào, tên tác giả, tên thể loại… và bạn sẽ tìm ngay được gian sách bán mà không cần mất công đến từng gian hàng để hỏi về loại sách mình đang tìm nữa.

Ngoài ra, ở phố sách 19/12 còn trang bị các áy bán hàng tự động ngay trong phố sách với đủ loại nước uống phổ biến sẽ vô cùng tiện lợi cho bạn giải khát sau một hành trình dài đó.

Chính những điểm nổi bật mà không có phố sách nào có này mà phố sách 19/12 đã trở thành nơi ưa thích của nhiều bạn trẻ, bởi không gian nơi đây cực kỳ yên tĩnh, sạch sẽ, chậm rãi ngập tràn hơi thở tri thức.

3. Phố sách cũ Hà Nội ở đường Láng

Phố sách cũ Đường Láng Hà Nội

Nhắc đến phố sách cũ Hà Nội thì không thể nào không nhắc đến Đường Láng – khu tập hợp những cửa hàng sách cũ với lượng sách vô cùng đồ sộ mà giá cả lại phải chăng. Phố sách cũ Đường Láng là cách gọi chung cho những cửa hàng sách trên mặt đường Láng mở cửa từ 9h sáng đến 10h tối mỗi ngày. Dù trước đây chủ yếu là bán sách cũ, nhưng hiện nay các cửa hàng tại đây cũng có sách, truyện, tạp chí, sách chuyên môn mới… phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Sách ở các cửa hàng đường Láng hầu như quanh năm đều được giảm giá, với sách mới mức giảm có thể giao động từ 20 – 30% giá bìa tùy từng loại sách, thậm chí với khách quen thì có những loại sách được giảm đến 40-50% giá bìa. Với sách cũ sẽ tùy thuộc vào mức độ mới của sách và mức độ hiếm của sách để định giá.

Tuy nhiên hầu hết các cửa hàng tại đây có quy định chung với mức giá của từng loại sách nên sẽ rất ít các trường hợp mặc cả được. Ví dụ như với sách truyện, tiểu thuyết, ngôn tình… thì sẽ luôn áp dụng mức giảm giá khoảng 30-40% giá bìa. Với sách kinh tế, giáo trình, sách chuyên môn… sẽ giảm 20-30% giá bìa sách…

Thời kỳ tấp nập nhất của phố sách cũ ở Hà Nội này là khi mà mạng internet chưa phát triển, mỗi khi nhắc đến sách cũ, người Hà Nội đều nhớ đến sách ở Đường Láng. Khi đó nhiều người có nhu cầu đọc sách nhưng khả năng tài chính không cho phép thường đến đây để tìm mua sách cũ với giá rẻ hơn, hay một lượng lớn học sinh sinh viên tìm đến để mua sách tham khảo, giáo trình cũ phục vụ việc học.

Ngày nay thời kỳ hoàng kim của phố sách cũ Đường Láng đã qua, dù không còn tấp nập như xưa nữa nhưng đây vẫn là điểm đến của nhiều người muốn tìm kiếm những quyển sách cũ giá trị, những quyển sách chỉ được xuất bản một vài lần mà không được tái bản. Sách cũ lưu trữ thời gian, tri thức và cả những hoài niệm qua từng trang giấy, bởi vậy mà không ít người có nhu cầu sưu tầm để tìm về những thời gian cổ xưa ấy. Và khu sách cũ Đường Láng, tuy không quá nhộn nhịp nhưng vẫn luôn là nơi những người ưu thích sách cũ tìm về.

4. Phố sách trên đường Phạm Văn Đồng

Cũng giống như phố sách cũ Đường Láng thì ngày nay phố sách Phạm Văn Đồng đã bớt tấp nập kẻ mua người bán hơn trước nhiều. Khi xưa, với số lượng lớn những đầu sách nhiều thể loại được bày bán tràn lan cùng mức chiết khấu lên đến 40-60% giá bìa, nơi đây đã từng được xem là thiên đường sách của học sinh sinh viên.

Khi đó các hàng quán bày sách trên vỉa hè hai bên đường kéo dài từ cổng trường Đại học Ngoại ngữ đến đường Trần Quốc Hoàn cùng các đầu sách cực kỳ phong phú, từ sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo đến các sách dạy giao tiếp, sách kinh tế, sách thiếu nhi… Với mức giá rẻ cùng chủng loại sách phong phú như vậy thì việc khu sách Phạm Văn Đồng thu hút rất đông người là điều tất yếu.

Thế nhưng sách rẻ và nhiều la liệt như vậy bắt đầu khiến người đọc đặt ra câu hỏi về chất lượng sách. Và quả thật phần lớn các đầu sách giá rẻ ở Phạm Văn Đồng đều là sách lậu, sách giả, sách tự ý in lại… Thực tế cho thấy giá thành hấp dẫn là yếu tố khá quan trọng với nhiều người, dù rằng biết đây là sách lậu, sách giả với lỗi in, lỗi chính tả tràn lan thì họ vẫn lựa chọn mua.

Phố sách đường Phạm Văn Đồng Hà Nội

Ngày nay khi các luật xuất bản, luật quản lý in ấn, xử phạt sách lậu sách giả… chặt chẽ và khắt khe hơn, cũng như ý thức về việc cần sử dụng sách thật của người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ ngày càng cao. Thì các hàng sách vỉa hè Phạm Văn Đồng biến mất như điều tất yếu, chỉ còn những cửa hàng làm ăn chân chính mới trụ vững. Phố sách Hà Nội tại Phạm Văn Đồng ngày nay đã đổi mới để theo kịp thị trường, các cửa hàng đều khang trang, sạch sẽ với đầu sách chất lượng phong phú, cập nhật nhanh chóng đã lấy lại được nhiều niềm tin của người đọc. Sách ở đây có chiết khấu trong khoảng 20-30% giá bìa, tại các dịp như ngày lễ, ra mắt sách mới… thì sẽ có chiết khấu cao hơn. 

Trên đây là 4 phố sách ở Hà Nội dành cho những người yêu sách, Du lịch Today chúc bạn sẽ tìm được những quyển sách phù hợp với mình khi đến những nơi đây.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề